Friend_Forever_9X
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
<----- Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum: Friend_Forever_9X !----->

 

 Kỹ Thuật Quân Sự

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 10:10 pm

Máy Bay 1

Kỹ Thuật Tàng Hình

Trong những bộ truyện nầy phải nói "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân viết cách đây hơn bốn trăm năm là một bộ truyện hùng tráng đầy kịch tính đã từng làm say mê những hằng triệu độc giả qua nhiều thế hệ. Sự hấp dẫn của bộ truyện cũng phải kể đến công lao của ông dịch giả có một lối hành văn ngồ ngộ vừa xưa vừa nay rất ư là "truyện Tàu". Tác giả đã khéo tạo ra chú khỉ Tôn Ngộ Không với bảy mươi hai phép thần thông biến hoá sinh ra từ một cục đá được thụ khí âm dương ngàn năm tại Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động. Họ Tôn đã từng đại náo Thiên Cung, Long Cung, Diêm Cung thách thức Ngọc Hoàng lại ăn trộm đào tiên để được sống ngàn năm. Tôn Ngộ Không có thể đằng vân bay thám thính từ nơi nầy sang nơi khác, nhìn xa hằng trăm dặm. Một trong những phép thần thông làm kích thích sự tưởng tượng của các độc giả nhí là họ Tôn tàng hình hay biến thành con ruồi con muỗi hoặc một Tôn Ngộ Không tí hon chui vào cơ thể của kẻ địch để nghe ngóng "quậy quọ". Họ Tôn còn có thể giựt ra một chùm lông thổi phù một cái biến thành hằng chục chú khỉ cũng áo quần tươm tất cũng thiết bảng đàng hoàng giả làm Tôn Ngộ Không lô nhô lúc nhúc dàn trận đánh biển người. Kẻ địch đâm ra bối rối thất thần dáo dác như bị đưa vào mê hồn trận đánh đấm loạn xị không biết chân giả là ai. Hồi nhỏ tôi thích cái đoạn nầy lắm. Chúng ta không cần phải đợi đến tiểu thuyết của Jules Verne (1828-1905) để so sánh khoa học giả tưởng và khoa học hiện thực. Những phép thần thông biến hoá của Tề Thiên Đại Thánh đã từng làm cho "lão Tôn" xem trời bằng vung tưởng như chỉ là những câu chuyện thần kỳ trong ký ức ấu thơ thì bây giờ đã và đang trở thành những thực tế khoa học có tầm áp dụng trong công nghệ dân sự lẫn quốc phòng. Những con ruồi con muỗi hay một Tôn Ngộ Không tí hon theo thuật ngữ khoa học ngày nay là những bộ cảm nhận (sensors) mà những nhà khoa học ngày càng làm thu nhỏ lại (miniaturization) thành những trang cụ (devices) có tên là MEMS (micro-electromechanical systems: hệ thống cơ điện vi mô) có kích thước trong phạm vi micromet (µm = 10-3 milimet = một phần ngàn milimet; đường kính sợi tóc có kích thước một phần mười milimet). Người ta gắn MEMS vào những con robot nhỏ làm cho nó biết đi biết bay biết cảm nhận và truyền thông tin trong những công tác do thám hay phá rối rồi tự huỷ diệt sau khi hoàn thành sứ mệnh. Trong bài nầy, tôi không đề cập đến MEMS vì tính chất phức tạp và bao quát của nó nhưng có dịp sẽ trở lại trong một bài viết tương lai. Trong thời Xuân Thu 2500 năm trước, nhà chiến lược Tôn Tử từng nói "Việc binh là việc giả dối" (Binh giả, ngụy đạo dã). Những chùm lông mà lão Tôn thổi ra hằng chục Tôn Ngộ Không giả làm choá mắt kẻ địch là vật nghi trang (decoy) thường được sử dụng trên chiến trường. Ở những cuộc giao tranh trên biển hay trên không người ta thường bắn ra những đám bụi kim loại (chaff) bay lơ lửng giữa không trung làm vật nghi trang khiến cho hoả tiễn địch tưởng lầm mục tiêu mà đâm sầm vào. "Tàng hình" (stealth) cũng có tác dụng "giả dối" như vật nghi trang. Nhà ảo thuật điển trai David Copperfield đã từng làm khán giả vừa thán phục vừa ngơ ngác khi ông ta làm tàng hình nguyên một toa xe lửa hay cả bức tượng nữ thần Tự Do của thành phố New York hay ông ta tự tàng hình từ bức tường bên nầy rồi xuất hiện sang bức tường bên kia của Vạn Lý Trường Thành. Cái mờ mờ ảo ảo bí mật nhà nghề của các ông xiếc ảo thuật thường cho người xem một ấn tượng kỳ bí khó hiểu. Kỹ thuật tàng hình "chân chính" được áp dụng trong quân sự cũng được bảo mật tuyệt đối và ít khi được công bố trên báo chí. Tuy nhiên, khác với việc tàng hình của David Copperfield khái niệm gọi là "tàng hình" được áp dụng trong máy bay "tàng hình" là một hiện tượng mà ta có thể thoải mái "bật mí" dưới ánh sáng của vật lý học. Người ta thường bảo "Rõ như ban ngày" thể hiện sự cảm nhận rõ ràng của thị giác nhờ vào sự phản hồi (reflection) của ánh sáng từ vật thể đó vào mắt ta. Khi không còn sự phản hồi của ánh sáng như lúc về đêm thì sự cảm nhận của thị giác sẽ không còn hiệu quả đưa đến kết quả là ta sẽ không nhìn thấy vật thể đó hay ta sẽ "trông gà hoá cuốc". Nói ngược lại, nếu ta đi đêm trong bóng tối mà không muốn bị người khác phát hiện thì ta dùng kỹ xảo "đạo chích" mặc áo đen. Nếu ta lẫn vào bụi cây thì phải bôi mặt và ăn mặc rằn ri. Như vậy, trước mắt người xung quanh ta đã tàng hình nhưng ta vẫn hiện hữu không biến mất như nhiều người thường lầm tưởng. Radar là một "thiên lý nhãn" dùng để "nhìn" sự di động của vật thể từ xa. Kể từ lúc radar được khám phá ở thập niên 30, radar đóng một vai trò quan trọng trong ngành hàng không và hàng hải, trong dân sự lẫn quốc phòng. Radar là một phần của phổ sóng điện từ có tần số của sóng radio trải dài đến sóng vi ba (microwave) và sóng milimet. Để định vị trí của một vật thể ở khoảng cách hằng trăm hoặc hằng ngàn cây số, ta phát sóng radar về hướng của vật đó. Ta "nhìn" được là nhờ sự phản hồi của radar từ vật thể đó mà ta bắt được nhờ máy thu (receiver) radar. Để làm vật thể "tàng hình", ta sẽ phủ lên vật thể nầy một lớp "sơn" có khả năng hấp thụ (absorption) radar ngăn chận sự phản hồi thì máy thu sẽ không nhận được hoặc nhận rất ít những làn sóng radar. Trên màn hình của chiếc máy thu ta sẽ không còn nhìn thấy vật thể hoặc chỉ thấy vật thể bị thu nhỏ rất khó phân biệt. Vật thể đã bị "tàng hình". Trên cái nguyên lý đơn giản nầy, "tàng hình" chẳng qua một hình thức ngụy trang (camouflage) bằng cách lợi dụng sự hấp thụ sóng radar cho đối phương một ảo giác. Có lẽ, điểm chung giữa tàng hình của David Copperfield và tàng hình quân sự là cùng tạo một ảo giác làm cho đối phương mờ mịt hoang mang. Sự ra đời của những chiếc hỏa tiễn "lùng và diệt" có trang bị radar khiến cho các nhà khoa học quốc phòng chuyên tâm vào công tác nghiên cứu chống radar của phe địch. Khi ta có một tuyệt chiêu thì đối phương sẽ có một tuyệt chiêu cao hơn (countermeasure) để chống lại, ta lại sẽ có một tuyệt chiêu cao hơn nữa (counter-countermeasure) nếu muốn sống còn. Một trong những tuyệt chiêu chống hỏa tiễn có trang bị radar là thiết kế và chế tạo những vật liệu có khả năng hấp thụ radar để ngăn chận sự phản hồi. Lịch sử nghiên cứu của vật liệu có khả năng hấp thụ radar cũng có những quá trình dài tương đương với quá trình phát triển radar. Từ phương trình sóng điện từ Maxwell người ta có thể tính được độ phản hồi và hấp thụ radar của một vật liệu. Nếu là kim loại, radar sẽ không bị hấp thụ và bị phản hồi 100 %. Sự hấp thụ radar nhiều hay ít tuỳ vào điện tính và từ tính của vật liệu đó. Từ những tính toán nầy người ta thấy bột than (carbon powder), than chì (graphite) hay sợi carbon (carbon fibres) với một độ dẫn điện ở mức trung bình có thể trộn với sơn, polymer/plastic hoặc cao su để tạo vật liệu hấp thụ radar. Sơn có thể dùng để phủ lên những chiến đấu cơ. Những tấm cao su có thể dùng để che những nơi trọng yếu của tàu chiến. Ferrite là một loại bột oxyd sắt mang từ tính có thể hút radar trong vùng vi ba như carbon nhưng hữu hiệu hơn. Tiếc thay, ferrite có tỷ trọng nặng tương đương với sắt và dễ bị rỉ sét nên không thể sử dụng cho máy bay và ở trong môi trường ẩm và nóng. Với độ dầy vào khoảng vài mm những vật liệu nầy có thể hấp thụ radar trên 90 % và phản hồi 10 % ở một tần số radar nhất định. Trên màn hình radar, vật thể bị thu nhỏ lại. Nếu độ hấp thụ là 99 % thì vật thể to như chiếc máy bay sẽ "tàng hình" thành một vật có kích thước như con chim nhỏ trên màn hình. Nếu độ hấp thụ đạt đến con số lý tưởng 100 % (0 % phản hồi) thì vật thể hoàn toàn biến mất trên màn hình. Như vậy, nếu ta biết tần số radar của địch thì ta có thể tạo ra một vật liệu hút ở tần số đó. Thông thường tần số radar quân sự là cơ mật quốc phòng, tìm ra tần số của đối phương có lẽ thuộc về phạm vi hoạt động của James Bond 007! Để khắc phục khó khăn nầy, nhiệm vụ của các nhà khoa học là phải làm sao tạo ra một vật liệu vừa nhẹ vừa mỏng vừa có thể hút radar trên một băng tần dải rộng (broadband) và lại có thể sử dụng lâu dài mà không bị lão hoá. Đây là một vấn đề nghiên cứu đầy thử thách trong ngành vật liệu hiện tại.

Kỹ Thuật Quân Sự F117-01
Kỹ Thuật Quân Sự F117-04
Kỹ Thuật Quân Sự F117-03

______________Máy bay chiến đấu F-117_________________

Gần 8 năm trước, người viết và các đồng nghiệp phát hiện ra polymer (plastic) dẫn điện (electrically conducting polymers) cũng có tác dụng hấp thụ radar [1-2]. Khác với carbon với một độ dẫn điện nhất định, độ dẫn điện của polymer dẫn điện có thể được điều chỉnh tại chỗ lúc cao lúc thấp cho một khả năng chế tạo vật liệu hấp thụ radar "thông minh". Lúc ở thời bình, ta biến nó thành một vật liệu "ngu si" phản hồi radar; ở thời chiến nó trở thành "thông minh" hấp thụ radar. Trên phương diện tác chiến tàng hình, phi vụ nầy được đánh giá là thành công mỹ mãn, mặc dù các phi công ưu tú của không lực Mỹ trong lúc tranh tối tranh sáng đã oanh tạc nhầm mục tiêu! Máy bay "tàng hình" B-2 và Nighthawk F-117A là những thành quả rực rỡ của những công trình nghiên cứu "mờ mờ ảo ảo" mà theo Tôn Tử thì đây là phương tiện "giả dối" dùng để trấn áp đối phương. Thừa thắng xông lên, không lực Mỹ liên tiếp triển khai B-2 và F-117A trên các chiến trường tại vùng Vịnh (1991) tại Yugoslavia (1999) và gần đây tại Iraq. Khác với máy bay bình thường được chế tạo từ nhôm, phần lớn cấu trúc của oanh tạc cơ chiến lược B-2 và chiến đấu cơ chiến lược F-117A được chế tạo từ hợp chất composite gồm polymer (plastic) và sợi carbon (carbon fibres). Nghe đâu chất muối kiềm Schiff (Schiff base salts) - một khám phá của Đại Học Canergie-Mellon (Mỹ) - cũng được hoà tan vào composite [3]. Muối kiềm Schiff có thể hấp thụ radar trên một băng tần dải rộng. Tuy nhiên, thiết kế của máy bay tàng hình không phải chỉ dừng ở việc chọn lựa vật liệu cấu trúc. Sự phản hồi của radar có thể làm giảm thiểu bằng cách thiết kế hình dạng của chiếc máy bay để phân tán (scattering) sóng radar của phe địch. Radar phản hồi rất mạnh trên những vật thể có góc vuông hay góc nhọn, nhưng nếu vật thể có hình dạng tròn hay góc tù thì radar sẽ bị phân tán khắp nơi. Thiết kế nầy là những hình dạng ta thấy ở B-2 và F-117A. Đó là những thiết kế tối ưu (optimization) để cân bằng hai hiệu ứng đối chọi là "tàng hình" và khí động lực học (aerodynamics) nâng cao tốc độ của một phản lực cơ. Bởi vì nếu "tàng hình" được nhưng chỉ bay "rề rề" thì cao xạ địch cũng có thể "vớt" như chơi.... Sự phối hợp của vật liệu hấp thụ radar và hình dạng có khả năng phân tán radar đã thu nhỏ oanh tạc cơ B-2 và chiến đấu cơ F-117A vào cỡ một con chim trên màn hình radar. Radar bị phản hồi từ máy bay ít hơn 1 %. Độ lớn hiện trên màn hình radar được gọi là "tiết diện radar" (radar cross section). Nếu không có lớp phủ hút radar, tiết diện radar của một vật thể tỉ lệ thuận với kích thước vật thể đó. Một thí dụ là pháo đài bay B-52 không có lớp phủ hút và thiết kế phân tán radar nên tiết diện radar là 100 m2 rất lớn so với tiết diện radar của B-2 là 0.1 m2. Tương tự, Mig-21 và F-117A cùng kích thước nhưng tiết diện radar của Mig-21 là 4 m2 và của F-117A là 0.025 m2 [4] .

Kỹ Thuật Quân Sự B2_09
Kỹ Thuật Quân Sự B2_03
_____________________Oanh tạc cơ B-2________________________

Các loại tàu chiến như hộ tống hạm, khu trục hạm cũng được phủ những lớp sơn hút radar và bề mặt tàu cũng được thiết kế với những góc cạnh để làm phân tán radar. Cái hoạt cảnh "đi đêm mặc áo đen, chui vào bụi mặc áo rằn" nghe như một việc làm mờ ám, đi ngang về tắt nhưng lại là những việc suy nghĩ vô cùng nghiêm túc của các chiến lược gia về "tàng hình học" lưu tâm đặc biệt cho tàu chiến và chiến đấu cơ tương lai. Hiệu ứng "con cắc kè hoa" (chameleon effect) của một lớp sơn polymer dẫn điện được nhóm của giáo sư John Reynolds (Đại Học Florida, Mỹ) nghiên cứu gần 10 năm qua [6]. Lớp phủ nầy có đặc tính đổi màu tuỳ theo điện thế được áp đặt vào vật liệu đó (electrochromism). Một chiếc tàu màu xám có thể biến thành màu xanh của biển. Một chiếc máy bay có thể biến thành màu thiên thanh da trời. Chúng ta có thể dự phóng trong vòng vài thập niên tới là một lớp sơn của polymer dẫn điện sẽ được phủ lên tàu chiến hoặc chiến đấu cơ mang hai cơ năng tàng hình: hấp thụ radar tầm xa của địch và khi đến gần địch đổi màu cho phù hợp với màu của môi trường xung quanh làm nhoà thị giác của đối phương. Tơ sợi cũng có thể "nhuộm" với các loại polymer dẫn điện để dệt một thành loại vải "thông minh" cho quân phục với tác dụng tàng hình giống như sơn. Khả năng nầy nghe như là một câu chuyện giả tưởng mông lung nhưng ở thời điểm hiện tại những khúc mắc khoa học để thực hiện được các hiệu quả nầy đang lần lần được giải mã [7]. Theo sự suy luận của người viết, sự xuất hiện của ống nano carbon (carbon nanotubes) có thể là một vật liệu thú vị cho kỹ thuật tàng hình nhất là khi kết hợp với polymer dẫn điện tạo ra composite. Hiện nay, vì giá thị trường của ống nano carbon rất cao ($100 - 500 USD/gram) nên vẫn chưa phải là một vật liệu thông dụng trong lĩnh vực nầy. Kỹ thuật tàng hình cho đến ngày hôm nay vẫn chưa phải toàn bích, vì ta càng cố gắng tránh ánh mắt của địch thì địch càng dùng nhiều cách để soi mói ta. Chiếc Nighthawk F-117A bị bắn rơi trên chiến trường Yugoslavia (1999) chứng tỏ những sản phẩm công nghệ cao quốc phòng mà chính phủ Mỹ đã phải đầu tư hằng trăm tỷ Mỹ kim không phải là những sản phẩm vô địch. Hiện nay, B-2 và F-117A có thể bay lả lướt trong làn sóng radar vi ba (tần số Giga Herzt, độ dài sóng cm) mà không bị phát hiện. Nhưng ngoài phạm vi của sóng vi ba chẳng hạn như radar của sóng radio HF (tần số 5 - 28 Mega Herzt, độ dài sóng 11 - 60 m) hoặc sóng milimet (tần số 40 - 300 Giga Herzt) là những dải sóng có thể truy lùng được hai loại máy bay nầy [8]. Ngoài ra, nhiệt phát ra từ các buồng máy hoặc từ đầu, rìa cánh và đuôi máy bay do sự ma xát với không khí sẽ tạo ra bức xạ hồng ngoại (infrared). Bức xạ nầy được phát hiện dễ dàng bởi những thiết bị cảm ứng hồng ngoại (infrared sensor). Công ty Lockheed Martin chế ra loại sơn chứa sulphide kẽm (ZnS) nhằm giảm thiểu độ phát xạ hồng ngoại bằng cách di chuyển bức xạ nầy đến độ dài sóng có thể được hấp thụ bởi không khí xung quanh [9]. Ngoài sulphide kẽm những lớp phủ giảm bức xạ hồng ngoại bằng những vật liệu khác vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu để nâng cao hiệu quả nầy đến mức tối đa."Đỉnh cao của trí tuệ loài người" lúc nào cũng được nâng cao dường như vô hạn bởi những thúc đẩy và thử thách liên tục trong nghiên cứu khoa học. Những thử thách nầy là những khoắc khoải triền miên nhưng lại là cái "thú đau thương" của những nhà khoa học. Làm khoa học như đeo đuổi một giai nhân vì khoa học cũng đẹp như giai nhân và cũng giống giai nhân ở chỗ khi càng đeo đuổi thì người đẹp càng đỏm dáng làm cao.... Khoa học càng đẹp khi khoa học phục vụ cho một mục tiêu hoà bình. Điều làm nhà khoa học bớt trăn trở với lương tâm của mình trong cuộc đấu trí chết người giữa "địch và ta" là ứng dụng hoà bình của những sản phẩm quốc phòng trong đó sự ứng dụng của radar là một thí dụ điển hình. Loại vải "thông minh" làm cho người mặc "tàng hình" trong những cuộc hành quân tác chiến có thể tiếp tục được nghiên cứu để chế thành loại vải cung cấp điện cá nhân từ năng lượng mặt trời (photovoltaic effect) hay làm mát người trong những ngày hè nóng bức, làm ấm người trong những đêm đông giá buốt (micro-climate control). Hãynghĩ đến một ngày ta có thể dùng chiếc áo đang mặc trên người lợi dụng ánh sáng mặt trời tạo ra một điện thế để đổi màu áo cho vui, hay nạp điện cho chiếc điện thoại di động, hoặc chuyển sang cơ năng điều hòa nhiệt độ cơ thể nếu ta cảm thấy nóng nực hay rét buốt. Niềm mơ ước tuổi thơ muốn biến thành người hùng với bao phép thần thông như chú khỉ của Ngô Thừa Ân rồi đây cũng sẽ là hiện thực. Tôi nghĩ ngày ấy chắc không xa.


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:07 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 10:40 pm

Lịch Sử Phát Triển Máy Bay

Nhưng trong hàng nghìn năm đối với con người ước mơ đó chỉ dừng lại ở ước mơ xa: có một vài người có các thí nghiệm bay nhưng tất nhiên đều thất bại và không gây được tiếng vang nào, và con người đã an phận là không thể bay được như chim... Mãi cho đến thời kỳ Phục hưng: trong các ghi chép của Leonardo da Vinci ở thế kỷ 15 người ta tìm thấy các bản vẽ về thiết bị bay có nguyên tắc giống như máy bay trực thăng ngày nay với cơ cấu quay cánh quạt bằng dây chun xoắn lại và có cả bản vẽ người nhảy dù. Từ thời gian đó một số người táo bạo không chỉ ước mơ mà đã tin tưởng là có thể bay được: một loạt các nhà tiên phong hàng không đã có các thực nghiệm để bay vào không trung. Nhưng tất cả họ cho đến thế kỷ 19 đều thực hiện việc bay bằng cơ chế "vỗ cánh" mô phỏng động tác bay của chim và tất cả đều thực hiện việc bay bằng "sức mạnh cơ bắp" (dùng tay vẫy cánh hoặc dùng chân đạp cơ cấu truyền lực như khi đạp xe đạp), khi đó con người chưa có động cơ để thực hiện bay... Chỉ với sức mạnh cơ bắp con người lại gần như tin rằng không thể bay được.

Kỹ Thuật Quân Sự Albaros

Thế kỷ 19 Vào thế kỷ 19 với cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ ở châu Âu và Mỹ con người đã có các nền tảng để bay vào không khí: đó là lý thuyết về thuỷ khí động học với các nhà khoa học đi đầu như Daniel Bernoulli, George Cayley, Nikolai Yegorovich Zhukovski (Николай Егорович Жуковский)...trong đó liên quan trực tiếp để bay được là các lý thuyết và tính toán về lực nâng khí động học hay còn gọi là lực nâng Zhukovski đã được Zhukovski trình bày rất rõ ràng khi sáng lập ngành khoa học thuỷ khí động học. Và sự phát minh ra động cơ nhiệt có thể sản sinh ra công suất lớn gấp hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn... lần sức người mở ra triển vọng thắng trọng lực để bay thực sự vào không Khí. Từ đầu đến cuối thế kỷ 19 một loạt các nhà tiên phong hàng không đã tiến hành các thí nghiệm bay thành công với lực nâng khí động học bằng tàu lượn như Otto Liliental người Đức đã bay được bằng thiết bị với các cơ cấu bay và lái giống như diều Delta (Deltaplane) mà ngày nay là một ngành thể thao rất phát triển; Huân tước George Cayley người Anh đã dùng thiết bị có động cơ bay được nhưng vẫn không thể tự cất cánh mà vẫn phải dùng ngựa kéo. Một người Pháp là Jean-Marie Le Bris với máy bay L'Albatros artificial có động cơ với trợ lực sức ngựa kéo đã cất cánh và bay lên được độ cao 100 m và xa 200 m... Tất cả các nguyên nhân chính ngăn cản phát triển của hàng không trong thời kỳ này là chưa có một động cơ tốt vừa nhỏ nhẹ vừa phát huy được công suất lớn vì thời kỳ đó con người vẫn chỉ dùng động cơ hơi nước rất nặng nề, có chỉ số công suất riêng (mã lực/kg) thấp và chưa có nghiên cứu chuyên ngành về khí động học nên các nhà tiền phong của Hàng không chỉ làm theo kinh nghiệm mò mẫm, hiệu suất lực nâng không cao đòi hỏi diện tích cánh phải rất lớn, nặng nề và chưa có hình dạng thích hợp để bảo đảm vừa có lực nâng tốt vừa có độ vững chắc của kết cấu cánh. Thế kỷ 20, Trước thế chiến thứ nhất Đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của ô tô với động cơ đốt trong chạy xăng mạnh, lại gọn nhẹ thì việc bay được đã trở thành hiện thực trước mắt. Năm 1903 đánh dấu cho lịch sử Hàng không bằng chuyến bay của anh em nhà Wright người Mỹ, máy bay của họ có động cơ khả dĩ duy trì bay trong một khoảng cách vài trăm mét, tuy rằng chưa thể tự cất cánh mà vẫn phải bằng thiết bị phóng bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng thành công của họ cho thấy máy bay là hoàn toàn hiện thực và đã gây tiếng vang lớn trong dư luận, tạo động lực cho việc nghiên cứu phát triển ngành Hàng không.

Kỹ Thuật Quân Sự Wright

Ngày 13 tháng 9 năm 1906 Alberto Santos-Dumont tại Paris đã thực hiện chuyến bay trình diễn của máy bay 14 Bis, máy bay này đã tự cất cánh, tự bay và tự hạ cánh không cần thiết bị phóng, chiều gió hoặc các phương tiện phụ trợ từ bên ngoài, nhiều người coi đây thật sự là chuyến bay đầu tiên của máy bay theo đúng nghĩa. Sau đó các cá nhân tiên phong đua nhau sản xuất máy bay, tăng kích thước, tăng công suất, hoàn thiện kết cấu: thời kỳ này máy bay chưa có thân vỏ chỉ có khung xương bằng gỗ, cánh là khung gỗ căng vải, cánh quạt đẩy đặt sau cánh và người lái, thổi gió về phía sau. Ngày 13 tháng 11 năm 1907 nhà sáng chế người Pháp Paul Cornu tự chế máy bay trực thăng bay lên được độ cao nửa mét và giữ được trong không khí 20 giây. Trong khi máy bay thông thường từ đây phát triển rất nhanh mạnh thì máy bay trực thăng tiến bộ chậm chạp hơn rất nhiều vì sự phức tạp kỹ thuật của nó. Chỉ đến sau thế chiến II các khó khăn này mới được giải quyết và trực thăng mới có cơ hội phát triển mạnh. Thế chiến thứ nhất Liên tiếp trong các năm trước thế chiến thứ nhất việc chế tạo máy bay được đẩy mạnh bởi các con người nhiệt huyết và các công ty. Người ta tổ chức các giải thưởng rất lớn cho nhiều cuộc thi hàng năm bay xuyên biển La Manche giữa Paris và London, các cuộc thi này đã góp phần rất lớn cho việc hoàn thiện công nghệ máy bay. Việc ngiên cứu máy bay bây giờ đã không còn là việc của những người nhiệt huyết tiên phong nữa mà đã là cạnh tranh của các quốc gia và các hãng lớn. Cũng như mọi ngành tiên phong khác máy bay được ứng dụng đầu tiên cho mục đích quân sự và ở thế chiến thứ nhất lần đầu tiên máy bay tham chiến như một lực lượng quân sự mới và sau này trở thành lực lượng không quân của các quốc gia. Và chiến tranh là động lực rất mạnh để hoàn thiện máy bay. Máy bay của thời kỳ này tất cả đã có thân vỏ hình dạng thích hợp để tăng hiệu suất khí động học, vỏ căng bằng vải hoặc ốp bằng gỗ, vẫn chưa có cabin kín cho phi công. Cũng như trước kia lực đẩy vẫn bằng cánh quạt, nhưng để hợp lý cấu trúc máy bay và tăng hiệu suất khí động học và cơ học, các cánh quạt đều là loại kéo tải thay vì đẩy tải như một số các mẫu cũ ở đầu thế kỷ. Do vận tốc còn thấp nên để tăng lực nâng cần diện tích cánh lớn, máy bay có 2 tầng cánh nâng (Biplane). Về vũ trang: súng máy lắp trên cánh hoặc trước mặt phi công hoặc nếu máy bay có hai chỗ ngồi thì người ngồi sau bắn súng máy, hết đạn thì phi công rút súng lục ra bắn nhau. Máy bay có thể không chiến bằng súng hoặc tấn công quân bộ bằng súng hoặc bằng cách thả lựu đạn, ngoài ra còn để tiến công khinh khí cầu của đối phương, tiến hành trinh sát và liên lạc đưa thư. Mẫu máy bay nổi tiếng nhất thời kỳ này là máy bay Sopwith Camel của Arnh với các thông số chính như sau: kích thước dài × sải cánh × cao: 5,7 × 8,5 × 2,5 m; Khối lượng rỗng/có tải: 430/672 kg; Vận tốc Max/thiết kế: 180/92 km/h; trần bay 6.400 m; động cơ: 9 xi lanh 150 mã lực.

Kỹ Thuật Quân Sự Camel

Những năm 1920 đến cuối Thế chiến thứ hai. Thời kỳ giữa hai đại chiến là thời kỳ nở rộ của kỹ thuật máy bay. Yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật máy bay là động cơ được quan tâm đặc biệt, không còn là động cơ tự chế hoặc cải tiến từ động cơ thông thường, mà động cơ máy bay đã được các hãng lớn chuyên sản xuất động cơ máy bay nên đã có công suất rất lớn, có sức lai cánh quạt đường kính lớn, lực đẩy mạnh cho phép nâng sức nặng, kích thước và tốc độ máy bay. Thời kỳ này vẫn là động cơ đốt trong chạy bằng xăng, thường là nhiều xi lanh bố trí hình sao. Các cơ cấu điều khiển của máy bay đã hoàn chỉnh: máy bay đã có thể thực hiện được các hình nhào lộn pilotage phức tạp. Việc tăng kích thước và các thông số của máy bay đòi hỏi kết cấu vững chắc nhưng vẫn phải nhẹ nên thân vỏ gỗ chỉ còn tồn tại trên những máy bay nhẹ loại nhỏ biplane (hai tầng cánh) mà thôi, còn hầu hết máy bay đã có thân hợp kim nhôm vừa nhẹ vừa có độ bền vững kết cấu tốt. Vì tốc độ đã cao (đến 500–700 km/h) nên không cần diện tích cánh lớn nên máy bay chỉ còn một tầng cánh nâng monoplane điều này làm tăng tính cơ động linh hoạt của máy bay lên rất nhiều. Tất cả máy bay đều đã có cabin kín bằng thuỷ tinh hữu cơ. Ngoài những thiết bị bay, máy bay được trang bị thêm rất nhiều các thiết bị phụ trợ khác như radio liên lạc, các hệ vũ khí: súng máy, pháo, bom, đạn các loại. Đặc biệt thời kỳ này người ta đã sử dụng dù như phương tiện cứu sinh cho phi công và để tạo ra một binh chủng mới là quân nhảy dù. Sự phát triển của máy bay thời kỳ trước và trong đại chiến gắn liền với sự phát triển không quân của các nước. Trước đại chiến không quân các nước đã phát triển chuyên môn hoá ra các nhánh trong không quân là: Lực lượng máy bay ném bom (cường kích) chuyên mang bom, ngư lôi để đánh phá các mục tiêu lớn trên mặt đất và trên biển của đối phương theo phương thức ném bom diện rộng theo toạ độ, Các máy bay ném bom có nhiều loại, loại lớn đã có kích thước rất to và có tầm bay cao, xa vượt được đại dương. Các loại máy bay lớn này có thể có nhiều động cơ lắp tại mũi và ở hai cánh (mỗi động cơ có một cánh quạt). Điển hình nhất của loại máy bay này là siêu pháo đài bay B-29 rất nổi tiếng của Hoa Kỳ loại này chính là loại máy bay đã ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (tháng 8 năm 1945).

Kỹ Thuật Quân Sự B25

Lực lượng máy bay tiêm kích chuyên để không chiến tiêu diệt máy bay đối phương, máy bay tiêm kích thường có kích thước nhỏ, có tốc độ cao cơ động tốt, mang pháo và súng máy. Máy bay thường chỉ có một động cơ tại mũi điển hình của loại này là tiêm kích Messerschmitt ME-109 của Đức, YAK-3 của Liên Xô, Spitfire của Anh, và Mustang của Hoa Kỳ.

Kỹ Thuật Quân Sự Me-190
Kỹ Thuật Quân Sự Mig3
Kỹ Thuật Quân Sự Spitfire

Lực lượng máy bay tấn công hay còn gọi là máy bay khu trục là các máy bay nhỏ đến trung bình vũ trang mạnh thường mang súng máy, pháo, vài quả bom, bom nhỏ chuyên dụng chống tăng và cuối đại chiến có thể lắp dàn hoả tiễn, chuyên để tiến công chính xác các mục tiêu nhỏ, di động trên mặt đất, trên biển để hỗ trợ bộ binh và tiến công truy đuổi độc lập. Điển hình của loại này là Ilyushin Il-2 "xe tăng bay" của Liên Xô.

Kỹ Thuật Quân Sự Il2

Kỹ Thuật Quân Sự Junker

Lực lượng máy bay vận tải: Kích thước, sức chở lớn để chở quân, thiết bị quân sự, thả dù. Điển hình là "Big Douglas" Douglas DC-3 (Dakota C-47) rất nổi tiếng trong đại chiến và các năm 1960 – 1960 sau này của Hoa Kỳ.

Kỹ Thuật Quân Sự DC-6

Ngoài việc xây dựng lực lượng không quân đóng căn cứ trên bộ, các cường quốc quân sự nhất là Hoa Kỳ, Nhật bản phát triển lực lượng không quân của Hải quân trên các tàu sân bay mở ra một loại binh chủng rất mới làm thay đổi hoàn toàn cách thức tiến hành chiến tranh trên biển của nhân loại trong đại chiến và sau này đến tận ngày nay. Các máy bay trên tàu sân bay là loại được thiết kế đặc biệt: có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng ngắn. Trên tàu sân bay chỉ chở loại máy bay tiêm kích và tấn công. Từ trong đại chiến II đến sau này Hoa Kỳ đã vươn lên thành cường quốc không có đối thủ trong ngành Hàng không và nước này luôn coi Hàng không là ưu tiên số một của quốc gia và là xương sống của chính sách quốc phòng của mình. Tại Hoa Kỳ đã sản xuất ra các loại máy bay mà sau này tồn tại hàng chục năm và là mẫu mực để các nước khác hướng đến để tham chiếu khi xây dựng không quân. Với sự lớn mạnh của không quân, tính chất chiến tranh đã thay đổi rất nhiều: có thể mang tàn phá vào rất sâu trong hậu phương quân địch và đòn tấn công từ trên không rất bất ngờ và mãnh liệt. Hầu hết sự tàn phá tiềm lực các thành phố của Đức cũng như của các nước tham chiến là do không quân gây nên. Đối với chiến tranh trên biển với sự xuất hiện của máy bay và tàu sân bay đã chấm hết thời đại của các pháo hạm, các trận hải chiến diễn ra ở rất xa ngoài tầm bắn pháo và tầm quan sát của các bên và các hạm đội tàu sân bay có thể mang máy bay tới tận sát bờ biển của địch. Với bài học về vai trò của không quân, sau chiến tranh thế giới các cường quốc tăng cường chạy đua vũ trang mà mũi nhọn là ở lực lượng không quân và tên lửa chiến lược. Sau đại chiến II, chiến tranh lạnh và hiện nay Sau đại chiến, kỹ thuật máy bay phát triển rất mạnh theo nhiều hướng khác nhau nhưng có thể thấy vài điểm chính đặc trưng cho giai đoạn này là: phát triển động cơ, phát triển cấu trúc máy bay, phát triển các công năng đặc dụng, phát triển theo công nghệ cao và phát triển trực thăng.Động cơ: Đây là sự phát triển bao trùm sau đại chiến trong cả hàng không dân dụng và quân dụng. Với sự phát triển này có thể nói sau chiến
tranh là thời đại của máy bay phản lực: ngay cuối đại chiến nước Đức Quốc xã đã cho ra đời máy bay phản lực đầu tiên với vận tốc vượt rất xa tất cả các loại tiêm kích đương thời. Ngay sau chiến tranh các cường quốc dẫn đầu cạnh tranh trong chiến tranh Lạnh mà điển hình là Hoa Kỳ và Liên Xô chạy đua quyết liệt để chế tạo máy bay phản lực mà vấn đề chìa khóa của nó là động cơ. Động cơ piston đến cuối đại chiến đã hết tiềm năng, xuất hiện loại động cơ nhiệt mới với nguyên tắc hoạt động hoàn toàn khác đó là động cơ tuốc bin khí (tiếng Anh: gas turbine engine): Đây là động cơ rất gọn, nhưng có công suất cực lớn nếu so với động cơ piston: chỉ số công suất riêng (mã lực/kg) của nó cao gấp hàng chục lần. Máy bay giờ đây có công suất rất mạnh mà khối lượng, thể tích thậm chí còn giảm nhiều.

Kỹ Thuật Quân Sự Me-262

Đầu tiên là các máy bay chiến đấu dùng loại động cơ này để biến thành máy bay phản lực. Sau đó các loại khác như vận tải, hành khách, trực thăng cũng lắp động cơ mới để tăng mạnh công suất. Ngày nay hầu hết các loại máy bay đã lắp động cơ tuốc bin khí, động cơ piston chỉ còn lại trên các máy bay dân dụng loại nhỏ như máy bay gia đình Cessna, máy bay thể thao, nông nghiệp... Để tạo lực đẩy ngang, động cơ tuốc bin khí được lắp trên máy bay theo ba phương án như sau: Động cơ tuốc bin cánh quạt (turbopropeller, viết tắt turboprop): động cơ tuốc bin khí mà toàn bộ công suất để lai cánh quạt kiểu cổ điển (động cơ kiểu mới nhưng lực đẩy ngang được tạo ra theo kiểu cánh quạt cổ điển). Được dùng cho các máy bay vận tải khỏe, cần tính kinh tế cao nhưng không cần tốc độ cao như loại Antonov AH-12, AH-24 của Liên Xô, và đặc biệt là loại Lockheed C-130 Hercules của Hoa Kỳ là loại máy bay vận tải tốt nhất mọi thời đại, hoặc lắp cho trực thăng cần công suất khỏe. Động cơ tuốc bin phản lực: lực đẩy ngang chỉ do từ luồng khí phản lực phụt mạnh từ động cơ, loại này lắp cho các máy bay cần tốc độ cao như các máy bay chiến đấu, nhưng hiệu suất kinh tế không cao bằng loại cánh quạt. Chỉ có loại này phát triển được tốc độ siêu âm. Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt (turbopropeller jet viết tắt PropJet): kết hợp trung gian giữa hai loại trên. Lực đẩy ngang của máy bay vừa từ luồng khí phụt phản lực từ động cơ, vừa từ gió cánh quạt thổi không qua buồng đốt động cơ nên loại này còn được gọi là động cơ tuốc bin hai viền khí (two-contour aviation engine). Ngày nay hầu hết các máy bay hành khách, vận tải của dân dụng điển hình như Boeing, Airbus dùng loại này để đảm bảo tính kinh tế và vận tốc cao hợp lý.

Kỹ Thuật Quân Sự C130

Máy bay hành khách phản lực siêu âm Concorde do Anh Pháp hợp tác chế tạo. Với động cơ tuốc bin khí công suất cao và phương thức tạo lực đẩy phản lực đến giữa những năm 1960 máy bay chiến đấu phản lực đã có thể có vận tốc vượt tốc độ âm thanh (siêu âm khoảng 1000 km/h) và ngày càng cao hơn nữa. Từ giữa những năm 1970 đã có các máy bay hành khách khổng lồ siêu âm là Tupolev Tu-144 của Liên Xô và Concorde của hợp tác Pháp – Anh. Các mark máy bay chiến đấu hiện đại ngày nay có số Mach khoảng 2,5 – 3 (vận tốc gấp tốc độ âm thanh).

Kỹ Thuật Quân Sự Concord


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:06 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 10:57 pm

Máy Bay Tiêm Kích

Máy bay tiêm kích là một loại máy bay chiến đấu trong binh chủng không quân tiêm kích để tác chiến chống lại các lực lượng không quân của đối phương. Nhiệm vụ chính của không quân tiêm kích là không chiến:

1. Chiến đấu tiêu diệt các máy bay ném bom, máy bay tấn công và tên lửa của đối phương để bảo vệ an toàn các mục tiêu mặt đất và trên biển của lực lượng mình khỏi các đòn đánh của không quân đối phương.

2. Chiến đấu chống lại các máy bay tiêm kích của đối phương để bảo vệ các máy bay ném bom và máy bay tấn công, máy bay vận tải và các lực lượng không quân khác của quân mình đang hoạt động.

3. Góp phần cùng các lực lượng không quân khác triển khai trên diện rộng các biện pháp đấu tranh với các lực lượng phòng không và không quân của đối phương để tranh đoạt quyền bá chủ trên không, kiểm soát vùng trời đảm bảo an ninh trên không cho các quân binh chủng quân mình chiến đấu trong khu vực. Vì các đặc điểm chiến đấu không chiến nên máy bay tiêm kích khác với những loại máy bay quân sự khác như máy bay ném bom, máy bay tấn công, máy bay thám thính, máy bay vận tải là máy bay tiêm kích có kích thước nhỏ hơn; có tốc độ rất cao; độ cơ động rất tốt: dễ dàng đột ngột thay đổi các tham số bay (vận tốc, độ cao, hướng bay); dễ thao tác và được trang bị các vũ khí không chiến đặc dụng là radar, hệ thống thông tin – chỉ huy – dẫn đường, súng máy, pháo và tên lửa có điều khiển không đối không để chiến đấu hiệu quả chống không quân địch.

Lịch sử phát triển Máy bay tiêm kích có sự phôi thai ra đời từ trong đệ nhất thế chiến, đầu tiên nó chỉ là loại máy bay chiến đấu đa năng còn chưa được chuyên môn hoá được phát minh để tăng cường cho các phương tiện bay khác, nhất là các loại khinh khí cầu quân sự nặng nề thường dùng lúc bấy giờ. Những máy bay chiến đấu thời này thường làm bằng gỗ, động cơ cánh quạt, có hai cánh đôi và trang bị súng máy trên buồng lái; sử dụng trong thám thính và tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Đến thế chiến thứ hai đa số máy bay chiến đấu đã được làm bằng kim loại với súng đại bác gắn trên hai cánh đơn. Khi chiến tranh trên không có tầm quan trọng chiến lược, cuộc tranh chấp không phận tăng theo. Trong thời kỳ này với sự gia tăng tầm quan trọng của không chiến máy bay tiêm kích đã được chuyên môn hóa thành một binh chủng độc lập trong không quân chuyên để đấu tranh chống lại không quân đối phương được gọi là không quân tiêm kích. Trong cuộc chiến này, kỹ thuật và khoa học áp dụng trong quân sự được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đưa đến những phát minh như radar, hỏa tiễn và động cơ phản lực. Tuy nhiên chỉ đến khi cuộc thế chiến thứ hai gần chấm dứt, các máy bay chiến đấu tiêm kích mới thực sự được trang bị động cơ phản lực, tên lửa và radar. Và từ sau đại chiến trong chạy đua vũ trang của thế giới là thời đại của các máy bay tiêm kích phản lực với các thế hệ tiêm kích ngày càng hiện đại hơn được trang bị các vũ khí và thiết bị hiện đại nhất để đấu tranh chống lại không quân đối phương. Trong thế chiến thứ hai, làm chủ trên không là một phần cơ yếu của nghệ thuật quân sự. Khả năng dùng máy bay để phát hiện, phá hoại, và bẻ gẫy quân đội trên bộ là yếu tố rường cột trong phối hợp không quân – lục quân của quân đội Đức Quốc xã. Cuộc xâm chiếm Anh Quốc sở dĩ thất bại là do không quân của Đức không chiếm được quyền khống chế bầu trời khi đụng phải Không quân Hoàng gia Anh. Theo lời của Erwin Rommel nhận thức được tầm quan trọng của không quân: "Bất cứ ai, dù với vũ khí tân kỳ nhất, phải đánh nhau khi quân địch đã hoàn toàn làm chủ tình thế trên không, sẽ chiến đấu giống như quân mọi rợ chống lại quân đội hiện đại châu Âu, với những thiệt thòi tương tự và cơ hội thành công tuơng tự." Máy bay tiêm kích trong thế chiến II có tất cả những phát minh trong thập niên 30. Máy bay với động cơ xăng dùng piston tiếp tục được cải tiến và phát triển, càng lúc càng tiến bộ về mọi mặt cho đến khi những máy bay phản lực như Messerschmitt Me 262 và Gloster Meteor được chế tạo. Những chiếc này có tốc độ lên trên 400 dặm/giờ (600km/giờ) và khi bổ nhào xuống nhanh có thể vượt bức tường âm thanh, nhiều khi tạo cộng hưởng làm vỡ máy bay. Các loại thắng cản tốc độ đâm xuống được chế ra để tránh hiện tượng này. Radar, phát minh trước khi cuộc chiến bùng nổ, được gắn trên một vài loại máy bay chiến đấu, như chiếc Messerschmitt Bf 110 và Northrop P-61 Black Widow, giúp phi công phát hiện máy bay địch trong đêm tối. Một sáng kiến trong thời này do Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương: vì thiếu máy bay, họ gắn thêm bom vào máy bay chiến đấu F4U Corsair. Sau khi bỏ bom, những máy bay này có thể chiến đấu chống lại máy bay địch.


Kỹ Thuật Quân Sự WW2plane


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:05 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 11:09 pm

Các Thế Hệ Của Máy Bay Chiến Đấu Tiêm Kích Phản Lực

Loạt máy bay thế hệ đầu tiên sử dụng động cơ phản lực đạt tốc độ nhanh hơn động cơ piston, nhưng kết cấu thân vỏ – cánh vẫn còn theo hình dạng của loại máy bay thời trước - cánh hình chữ nhật thẳng trang bị đại bác (pháo), thường không có radar (trừ vài chiếc đặc vụ bay đêm). Vào năm cuối của TCII, hãng máy bay quân sự Đức Messerschmitt sản xuất chiếcMe 262 rất nhanh và khi do phi công thành thạo lái hầu như không máy bay đương thời nào khác chống lại được. Nhưng máy bay này ít được sử dụng vì hao xăng và lúc đó Đức đang phải hạn chế nhiên liệu. Tuy nhiên đây là dấu hiệu ngày tàn của máy bay động cơ piston. Cùng năm 1944, không quân Anh sau đó cho ra chiếc Gloster Meteor. Sau cuộc chiến, hầu hết các hãng sản xuât máy bay chiến đấu đều dùng động cơ phản lực. Tuy nhanh thật, máy bay chiến đấu phản lực thế hệ đầu tiên có nhiều khuyết điểm: độ tin cậy còn kém nhiều chiếc bị hư chỉ sau vài giờ bay, máy dễ hư hỏng, thô kệch. Trong giai đoạn này có các phát minh về kết cấu thân – cánh như cánh bắt đầu có hình dạng delta hình mũi tên, ghế cứu sinh tự phóng cho phi công nhảy dù, và các điều khiển trên phần đuôi.

Kỹ Thuật Quân Sự Jet1
Kỹ Thuật Quân Sự Me-262

Các hãng sản xuất phối hợp nhiều kỹ thuật tân tiến để gia tăng tầm hoạt động và khả năng tác chiến của máy bay chiến đấu. tên lửa tự dẫn như AIM-9 Sidewinder và AIM-7 Sparrow giúp tác chiến ngoài tầm nhìn của phi công, nhưng cần sử dụng radar kiểm soát mục tiêu. Tuy nhiên phi công tác chiến vẫn thường dùng mắt thường hơn để đánh nhau với đối phương trong các trận không chiến tầm gần mặt đối mặt. Các sáng tạo khác về dạng cánh máy bay tiếp tục phát triển; dạng cánh cụp (như chiếc F-100 là máy bay đầu tiên phá bức tường âm thanh), dạng tam giác và nhiều dạng khác. Khả năng chứa xăng cũng tăng lên nhờ những sáng tạo cấu trúc bình chứa. Thời kỳ này với sự phát triển mạnh của vũ khí tên lửa rất hiệu quả và gọn nhẹ, hiệu quả không chiến không còn phụ thuộc quá nhiều vào các đặc tính cơ động của máy bay nên trong không quân Hoa Kỳ đã phát triển một xu hướng mới và sau này được các nước khác đi theo đó là kết hợp yếu tố của máy bay tiêm kích với yếu tố của máy bay tấn công và ra đời loại máy bay tiêm kích lưỡng dụng: máy bay tiêm kích mang bom vừa có thể tấn công mặt đất như máy bay tấn công, vừa có thể không chiến và xu hướng này đến nay vẫn là chủ đạo trong không quân tiêm kích của các cường quốc quân sự thế giới. Điển hình của xu hướng này ở thời kỳ đó là các mẫu máy bay F-105 "thần sấm" của Hoa Kỳ và Sukhoi Su-7 của Liên Xô; Sau này hầu hết các máy bay tiêm kích Hoa Kỳ loại máy bay "F" (fighter) đều có tính chất lưỡng dụng này. Đồng thời với sự ra đời của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay và bom hạt nhân xuất hiện yêu cầu phải có loại tiêm kích chuyên biệt đánh chặn từ xa không cho phép xuất hiện vũ khí hạt nhân tại khu vực được bảo vệ. Đó là xu hướng phát triển máy bay tiêm kích đánh chặn từ xa mà đi đầu trong hướng này là không quân Xô viết: máy bay tiêm kích đánh chặn (tiếng Anh: Fighter-interceptor, tiếng Nga: Истребитель – перехватчик là loại máy bay tiêm kích tầm xa mang tên lửa không đối không tầm xa để tiêu diệt các máy bay và tên lửa của đối phương từ rất xa ngoài khu vực bảo vệ. Các máy bay này trang bị các hệ thống radar và tên lửa rất hiện đại có tầm bay rất xa và tốc độ rất cao nhưng vì đánh nhau bằng phóng tên lửa tầm xa nên không đòi hỏi tính cơ động tốt. Ở thời kỳ này các máy bay điển hình loại này là MIG-21 của Liên Xô, English Electric Lightning và F-104 Starfighter (Hoa Kỳ).

Kỹ Thuật Quân Sự Jet2
Kỹ Thuật Quân Sự Mig-21mf
Kỹ Thuật Quân Sự F-104

Trong các năm 1960-1970 có sự định hướng lại trong xây dựng không quân tiêm kích. Điều đó thể hiện sự nhận thức lại vai trò của chiến tranh không quân: Trước đây các cường quốc về Không quân ưu tiên số một cho các nhiệm vụ của chiến tranh thế giới huỷ diệt tổng lực có sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt để các cường quốc quân sự tiêu diệt lẫn nhau. Còn đến giai đoạn này các cường quốc hiểu rằng gần như sẽ không có chiến tranh huỷ diệt tổng lực như vậy mà chiến tranh không quân sẽ là các cuộc chiến tranh phi hạt nhân với chiến trường khu vực loại máy bay tiêm kích mặt trận sẽ thắng thế. Và các cuộc chiến tranh khu vực trong thời kỳ này là các tham chiếu cho các nước xây dựng lực lượng không quân đó là chiến tranh không quân của Không lực Hoa Kỳ chống miền Bắc Việt Nam (1964-1973) trong chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Trung Đông năm 1967 và 1973 và chiến tranh Ấn Độ- Pakistan năm 1971. Đến thế hệ thứ ba thì các phát minh sáng kiến của các thế hệ trước được hoàn chỉnh cải tiến nhiều như hoả tiễn, radar và khả năng tác chiến. Một mặt các máy bay tiêm kích đánh chặn vẫn được một số nước như Liên Xô ưu tiên phát triển như loại MIG-23, MIG-25 với tính đánh chặn chuyên biệt rất cao nhưng về cơ bản xu hướng của thế giới nghiêng nhiều về ưu tiên cho xu hướng đa năng và các đặc điểm không chiến đánh gần: đặc điểm quan trọng của thời điểm này là các cuộc không chiến thường dưới dạng giáp lá cà mặt đối mặt, máy bay rượt đuổi nhau rất sát như tại chiến tranh Việt nam và chiến tranh Ấn-Hồi 1971. Vì vậy mà pháo gắn trên máy bay lại được chú ý đến đồng thời với tên lửa, và khả năng xoay xở nhanh nhẹn (độ cơ động cao) trên không của máy bay lại trở nên cực kỳ cần thiết. Xu hướng chính được củng cố là đa năng hoá: một số máy bay trở thành đa năng, có thể dùng trong nhiều chiến dịch khác nnhau. Máy bay của các thế hệ trước được chế tạo ra để đáp ứng với một mục đích nhu cầu đặc biệt, như đánh đêm, đánh chặn, tấn công mục tiêu trên đất, trên biển, v.v... Máy bay thế hệ thứ ba được phát triển để có thể cáng đáng hầu hết các nhiệm vụ này. Chiếc F-4 Phantom II của hãng McDonnell tuy là loại thiết kế để đánh chặn nhưng có khả năng mang nhiều bom hơn chiếc B-24 (máy bay ném bom thời thế chiến II). Chiếc này rất phổ biến và đợc công nhận rộng rãi là máy bay tiên tiến nhất đương thời và là máy bay được cả ba lực lượng quân đội Hoa Kỳ (Thuỷ quân lục chiến, Hải quân và Không quân) sử dụng cùng lúc.

Kỹ Thuật Quân Sự Jet3-2
Kỹ Thuật Quân Sự Mirage
Kỹ Thuật Quân Sự F-4

Thế hệ thứ tư (1970-1980) tiếp tục phát huy khái niệm máy bay đa dụng của thế hệ thứ ba. Chiếc MiG-23 và Panavia Tornado đươc cải tiến, sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau để dùng vào nhiều mục đích chiến thuật khác nhau. Máy bay F/A-18 Hornet và Dassault Mirage 2000 được gọi là "máy bay chiến tranh đa năng" - với khả năng dễ dàng thay đổi giữa các chức năng chiến đấu. Máy bay thế hệ thứ tư có khả năng cận chiến cao hơn trước. Và tiêu chuẩn cơ bản của thế hệ này là hệ thống điều khiển trong buồng lái phần lớn dùng hệ thống điện – điện tử và máy tính fly-by-wire loại bỏ hệ thống điều khiển cơ – thuỷ lực đã lỗi thời, với các tính toán tham số bay tự động, do đó phi công có thể chú tâm vào việc tác chiến hơn là lo điều khiển máy bay.

Kỹ Thuật Quân Sự Jet41
Kỹ Thuật Quân Sự Jet42
Kỹ Thuật Quân Sự Su-27
Kỹ Thuật Quân Sự Mig-29
Kỹ Thuật Quân Sự F-16
Kỹ Thuật Quân Sự F-18

Thế hệ "nửa chừng" này là thế hệ chiến đấu cơ hiện nay - để biểu hiện sự trì trệ của phát triển kỹ thuật máy bay.
Điển hình là chiếc F/A-18E/F Super Hornet; đây chỉ là một tái bản của chiếc Hornet đời 1970, chỉ thêm vào các máy tính và mớ dây nhợ điện tử, kính che phòng lái hoàn toàn bằng thủy tinh đặc biệt (không có sườn sắt), radar cao cấp, máy mạnh hơn, kim loại hỗn hợp nhẹ hơn, và hình dáng thay đổi chút ít để tránh radar. Trong số này, chỉ có hai chiếc Super Hornet và Strike Eagle là có tham chiến.

Kỹ Thuật Quân Sự Jet451
Kỹ Thuật Quân Sự Jet452
Kỹ Thuật Quân Sự J-10
Kỹ Thuật Quân Sự Euro

Thế hệ thứ Năm (1990-2000) là thế hệ các máy bay hiện đại nhất đang được thử nghiệm hiện nay và tương lai gần và phải tổng hợp được các tính năng rất ưu việt sau đây:

Hệ thống phễu phụt phản lực đa hướng cho phép máy bay có lực nâng phản lực với độ cơ động cực cao. Hiện nay đang có các mẫu máy bay F/A-22 Raptor của Hoa Kỳ, SU-27 và các đời SU cuối cùng của Nga, Eurofighter của Châu Âu đáp ứng được yêu cầu này trong đó dòng SU đáp ứng ưu việt nhất. Tốc độ hành trình cơ bản là siêu âm không cần tăng lực hiện nay F/A-22 Raptor của Hoa Kỳ đáp ứng tốt nhất yêu cầu này. Công nghệ tàng hình chống ra đa và giảm thiểu đến mức tối đa các trường vật lý của máy bay cho phép máy bay là vô hình đối với đối phương. Hiện nay chỉ có vài mẫu đáp ứng được mà đầu bảng là F-117 của Hoa Kỳ. Hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động với tương tác thông tin tương tác đầu ra đầu vào trực tiếp trên kính phi công tự động tổng hợp các thông tin chiến đấu, có khả năng bỏ qua các hành động sai sót của phi công khi thao tác bay. Tính đa năng của máy bay cho phép thực hiện được nhiều chức năng chiến đấu.Hệ thống radar hoả lực vòng tròn mạnh ở mọi phía có thể cảnh giới, nhìn và bắn về phía sau cũng hiệu quả như về phía trước và tiến đến có thể tác chiến vòng tròn. Ngoài ra máy bay tiêm kích thế hệ này còn bao gồm các tính năng khác như phòng lái bằng thủy tinh toàn phần, vật liệu kim loại hỗn hợp. Hệ thống tác chiến không người lái: một khái niệm tân kỳ đang được nghiên cứu, có lẽ sẽ bắt đầu cho thế hệ thứ Sáu của máy bay chiến đấu.

Kỹ Thuật Quân Sự S-47
Kỹ Thuật Quân Sự F-22

Máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31 có rất nhiều phiên bản. Năm 1995 tại Triển lãm Hàng không quốc tế Le Bourget lần thứ 41, tập đoàn MiG đã giới thiệu dự án chế tạo 1 phiên bản nữa của MiG-31 là máy bay tiêm kích đa chức năng MiG-31FE với hệ thống vũ khí và trang thiết bị mới. MiG-31FE được trang bị phần lớn các loại tên lửa điều khiển “không đối đất” của Không quân Nga hiện nay. Trong đó, tên lửa X-31P và X-25MP được dùng để tấn công những trạm rada của địch trên mặt đất, còn tên lửa chống tàu X-31A với đầu đạn tự hành dùng cho các mục tiêu là tàu ngầm. Vũ khí điều khiển chiến thuật loại “không đối đất” gồm có 2 tên lửa X-59, 3 tên lửa X-59 với hệ thống màn hình chỉ huy, 3 tên lửa loại nhẹ hơn X-29L/T hoặc 8 KAB-500Kr.

Trọng tải tối đa của MiG-31FE là 9000 kg (6 quả bom FAB-1500S). Để tấn công những mục tiêu trên không, MiG-31FE sử dụng hệ thống rada định vị Zaslon, tên lửa tầm xa R-33, tên lửa tầm trung RVV-AE và tên lửa tầm gần R-73. Trong đó, thiết bị rada định vị được nâng cấp lên thành Zaslon M và có thể cùng lúc phát hiện 24 mục tiêu trên không. Thiết bị này còn có thể dùng như bản đồ bề mặt Trái Đất. Nếu thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, MiG-31FE sẽ được trang bị cả 2 loại vũ khí (ví dụ: 4 tên lửa X-31 và 4 RVV-AE). Vũ khí “không đối đất” sẽ được đặt ở thân và “không đối không” được đặt ở cánh.

Về sức mạnh, cơ cấu, cách sắp xếp của MiG-31FE cũng không khác nhiều so với seri MiG-31. Tốc độ cất cánh tối đa của MiG-31FE tăng đến 50 tấn, bay xa tối đa 2500km ở điều kiện thường, ở chế độ siêu thanh – bay tối đa 1200 km. Theo nguyện vọng của khách hàng, MiG-31FE có thể được lắp đặt thêm những vũ khí và trang thiết bị do các nước phương Tây sản xuất bên cạnh các hệ thống của Nga. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là loại máy bay có khả năng sẽ được xuất khẩu nhiều. Các khách hàng tiềm năng có thể kể đến như: Litvia. Iraq (nếu nước này có sự thay đổi mối quan hệ với cộng đồng quốc tế), Trung Quốc, Algeria và một số nước khác.

Các thông số kỹ thuật của MiG-31FE :


  • Sải cánh – 13,46 m
  • Chiều dài – 22,67 m
  • Chiều cao – 6,15 m
  • Diện tích cánh – 61,6 m²
  • Trọng lượng không tải – 22 400 kg
  • Trọng lượng ở điều kiện cất cánh bình thường – 44 200 kg
  • Trọng tải tối đa – 50 000 kg
  • Loại động cơ – 2 x DTRDF D-30F-6M
  • Công suất – 2 x 16 500 mã lực
  • Tốc độ tối đa (ở trên cao) – 3000 km/h
  • Tốc độ tối đa (ở tầm thấp) – 1500 km/h
  • Tốc độ trung bình – 2450 km/h
  • Bay xa – 3000 km
  • Bán kính hoạt động – 650 km
  • Bay cao tối đa – 20 000 m
  • Tốc độ cất cánh – 19 800 m/s
  • Phi hành đoàn – 2 người



Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:08 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 11:28 pm

Nga thử nghiệm thành công“Thợ săn đêm” giai đoạn một

Kỹ Thuật Quân Sự 1194097211.nv

RIA dẫn lời Tổng Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga – Thượng tướng Alekxander Zelin cho biết: Lực lượng Không quân Nga đã thử nghiệm thành công máy bay trực thăng chiến đấu Mi-28H “Thợ săn đêm” giai đoạn một. RIA cho biết: “Những kết quả thử nghiệm nhận được khẳng định độ tin cậy cao về mặt kỹ thuật của Mi-28H, hoạt động liên tục của các bộ phận chính và kết cấu máy bay. Điều này chứng tỏ hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng thực hiện nhiệm vụ xung kích của loại máy bay này”.

Ông Zelin khẳng định, Mi-28H được xem như loại phương tiện chiến đấu cơ bản của Lực lượng Vũ trang Nga. Nó sẽ trở thành phương tiện chiến đấu chính đối với cả hàng không quân đội nước này”. Thượng tướng Zelin cho biết: “Theo chương trình vũ khí quốc gia, cần phải trang bị Mi-28H mới nhất cho Lực lượng Không quân Nga trước năm 2015. 4 chiếc máy bay trực thăng đầu tiên đã được đưa đến Trung tâm thử nghiệm bay và đào tạo phi hành đoàn của Không quân ở Torzhok”.

Ông cho biết, lần đầu tiên trong những điều kiện kinh tế của nước Nga mới (sau khi Liên Xô tan rã), việc sản xuất hàng loạt máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại đã được thực hiện. Hiện nay, Mi-28H đang được chế tạo tại nhà máy sản xuất máy bay trực thăng ở Rostov trong khuôn khổ hợp đồng dài hạn với Bộ Quốc phòng nước này. Lực lượng Không quân Nga tiến hành thử nghiệm máy bay Mi-28H cùng với nhà máy sản xuất máy bay Rosrvertol và nhà máy máy bay trực thăng Moscow mang tên Mil.

Mi-28H – “Thợ săn đêm” - là loại trực thăng hạng nặng, chuyên dùng để hỗ trợ tấn công và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Trọng lượng cất cánh tối đa là 11,5 tấn, tốc độ tối đa – 300 km/h. Mi-28H được trang bị súng 2A42 tự động, nòng quay, calip 30 mm. Đặc biệt, loại trực thăng này có thể mang tới 1.605kg vũ khí.



Nga thử nghiệm thành công máy bay huấn luyện Yak-130

RIA dẫn lời Trợ lý Tổng Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga - Đại tá Alexander Drobyshevsky cho biết: Không quân Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công máy bay huấn luyện Yak-130. Ông Drobyshevsky nói: “Vào ngày 06/11, tại hội nghị công nhân viên chức, lãnh đạo trung tâm thử nghiệm bay quốc gia 929 - Trung tướng Yuri Tregubenkov thông báo đã tiến hành những thử nghiệm quốc gia đối với máy bay huấn luyện Yak-130 và đạt được những kết quả rất khả quan. Đại tá Drobyshevsky nói thêm, hôm nay (08/11), vào lúc 12:00 theo giờ Moscow, tại Phòng thiết kế thử nghiệm mang tên Yakovlev diễn ra hội nghị của Ủy ban quốc gia phụ trách tiến hành các cuộc thử nghiệm chung quốc gia đối với máy bay huấn luyện Yak-130. Ông Drobyshevsky nói: “Tại hội nghị này Tổng Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga – Đại tướng Alekxander Zelin sẽ thông qua kết luận sơ bộ về máy bay Yak-130 tạo điều kiện cho Bộ Quốc phòng Nga kí các hợp đồng mua hàng loạt máy bay huấn luyện này cho Lực lượng Không quân trong tương lai”. Yak-130 do một tổ hợp quốc tế sản xuất. Một chương trình hợp tác phát triển máy bay huấn luyện giữa công ty Yakovlev của Nga và Aermacchi của Italy bắt đầu vào năm 1993. Chiếc máy bay thử nghiệm đầu tiên dùng để thao diễn có tên gọi Yak / AEM-130D đã bay lần đầu vào năm 1996. Vào năm 1999, quan hệ đối tác đã đổ vỡ và từ mẫu thiết kế ban đầu, 2 công ty đã phát triển chúng thành các thiết kế riêng biệt, Yakovlev đã phát triển thành Yak-130, còn Aermacchi phát triển thành M346. Máy bay Yak-130 mới có một vài điểm khác biệt đối với máy bay thử nghiệm thao diễn là Yak-130D, với trọng lượng nhỏ hơn, phần mũi được thiết kế hoàn chỉnh cho radar, chiều dài thân máy bay ngắn hơn và diện tích cánh cũng nhỏ hơn. Yak-130 có thiết kế cánh cụp tối ưu, được chế tạo bằng hợp kim nhẹ với những bề mặt được làm bằng sợi carbon. Nó được bảo vệ bằng loại giáp Kevlar với các phần trọng yếu, gồm động cơ, buồng lái và ngăn chứa hệ thống điện tử hàng không.


Kỹ Thuật Quân Sự Yak130_6
Kỹ Thuật Quân Sự Yak130_5
Kỹ Thuật Quân Sự Yak130_2


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:09 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:01 am

Su-35 - Cậu con trai út của Su-27

Chuyến bay thao diễn đầu tiên của chiếc Su-35 Flanker vào ngày 7 tháng 7-2008, đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các giới quan sát đến loại máy bay này. Chiếc Su-35 Flanker cũng đã từng trải qua những đợt thử nghiệm vào tháng hai vừa qua. Đây cũng là một bước tiến mới nhất của dòng máy bay khổng lồ T-10 (Su-27), nó cũng trở thành một loại máy bay chiến đấu dành cho lực lượng không quân Nga sử dụng trong thời gian quá độ, trước khi dòng máy bay thế hệ thứ năm được bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt.

Su-35, chính xác hơn là Su-35BM, là mẫu thứ hai của dòng máy bay T-10 được mang ký hiệu như vậy, chiếc Su-35 đầu tiên đã được chế tạo cách đây 20 năm, nó đã tung cánh trên không trung vào năm 1988 với ký hiệu là Su-27M.

Năm 1991, Su-27M được quyết định cho sản xuất hàng loạt và được mang ký hiệu là Su-35. Loạt máy bay đầu tiên cất cánh vào tháng 4 năm 1992, tuy nhiên loại máy bay này không được đưa vào chế tạo với số lượng lớn. Do thiếu nguồn tài chính vào giữa những năm 1992 và 1995, cho nên chỉ có 12 chiếc Su-35 là được sản xuất và chuyển giao cho không quân Nga. Những chiếc Su-35 này thường được sử dụng cho các chuyến bay thử nghiệm hoặc bay diễn tập.

Kỹ Thuật Quân Sự Su-35BM

Không bao lâu sau, loại máy bay Su-37 được phát triển dựa theo thiết kế của Su-35. Mọi người thường nhầm với loại máy bay thí nghiệm C.37/Su-47, chiếc Su-37 được lắp đặt các động cơ lực đẩy vectơ, đó là sự khác nhau chính giữa loại máy bay này với loại Su-35. Các chuyên gia rất có ấn tượng về các tính năng nổi bật ở chiếc mẫu đầu tiên No. 711 của loại Su-37, nhưng nó vẫn chỉ mới có một chiếc trong nguyên bản.

Vào cuối những năm 1990, loại Su-35 lại được phục hồi sôi động, giống như lực lượng không quân Nga một lần nữa lại được hồi sinh. Để tránh số lượng các ký hiệu được tăng thêm qua mức, loại máy bay mới chế tạo hôm nay lại được mang theo ký hiệu Su-35BM ("Sự hiện đại hóa lớn").

Năm 2008, loại động cơ 117C được phát triển, nó đã cho phép các nhà thiết kế khởi động bay thử nghiệm dòng máy bay mới, lịch trình này sẽ được kết thúc vào năm 2010. Theo chương trình vũ trang của Nga 2006-2015, đã được thông qua vào năm 2006, loại máy bay Su-35BM sẽ được dự tính sản xuất hàng loạt để chuyển giao cho không quân Nga, trong thời gian này bộ quốc phòng Nga cũng có dự kiến đặt mua 182 chiếc cùng loại. Thêm nữa, các công nghệ kỹ thuật đã phát triển trong dự án của Su-35 sẽ được sử dụng để nâng cấp những chiếc Su-27 trở thành tiêu chuẩn Su-27CM2.

Chế tạo thành công chiếc Su-35 là một bước quan trọng cho lực lượng không quân, và nền công nghiệp chế tạo máy bay của Nga. Nếu tính rằng, dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ không được đưa vào sản xuất hàng loạt ở nước Nga trước năm 2015, thì loại Su-35BM vẫn có thể sẽ đảm đương được trọng trách lấp đầy khoảng trống, để thay thế cho những chiếc Su-27 đã cũ, những chiếc này sẽ bắt đầu bị "đuổi việc" vào thập kỷ sau. Các đặc điểm kỹ thuật của loại Su-35 có tính năng khá cao, do vậy nó thừa khả năng để thực hiện được trọng trách này, nó vượt xa tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ 4+ của Mỹ, Pháp và EU, kể cả các loại như Super Hornet, Rafale và Typhoon. Loại Su-35, thậm trí còn có thể đối chọi được với loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chỉ vừa mới được chế tạo trên thế giới – loại F-22, cho dù Su-35 có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu của Mỹ - giá của chiếc Su-35 vào khoảng 40 triệu USD còn chiếc F-22 là 300 triệu USD.

Dòng Su-35 sẽ được bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2011, vào năm 2020 họ cũng sẽ chuyển giao 182 chiếc cho bộ quốc phòng Nga đã đặt mua. Vào thời gian đó, không quân Nga sẽ sở hữu từ 120 đến 140 chiếc Su-27 đã được nâng cấp và có từ 30 – 40 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Với những trang bị này, sẽ cho phép không quân Nga duy trì liên tục được tiềm lực chiến đấu trong vòng 2 – 3 thập kỷ tiếp theo.

Đã có rất nhiều thiết kế thành công trong lịch sử hàng không thế giới, nhưng chỉ có một vài thiết kế trong số đó, là có thể phù hợp được với những đòi hỏi khắt khe của cuộc chiến ngày càng tăng, trong bao năm qua như, các loại máy bay chiến đấu nổi tiếng Messerschmitt Bf-109 và P-51 Mustang, các loại ném bom chiến lược Tu-95 và B-52 cùng với Su-27. Loại T – 10 được cất cánh lần đầu tiên vào năm 1977, các chuyến bay khác được thực hiện vào năm 1981 sau khi đã có nhiều cải tiến. Chiếc chiến đấu cơ này được chế tạo hàng loạt vào năm 1984, đến nay nó vẫn còn đủ khả năng tiềm lực chiến đấu và hiện nó vẫn là một loại máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới. Chiếc Su-35BM, đã cất cánh lên không trung năm 2008, nó đã cho thấy được các hiệu xuất của nó khá cao, một sự cải tiến chưa từng thấy dựa trên một thiết kế đã được phát triển từ 30 năm trước đây.

Khó có thể dự đoán trước được tương lai bước tiến xa hơn nữa của Su-35, nhưng hoàn toàn không nghi ngờ rằng, cùng với sự đổi mới dần của các loại vũ khí và khoa học điện tử dành cho hàng không, Su-35 sẽ còn tồn tại để phục vụ cho chiến đấu trong vài thấp kỷ nữa, cho đến khi loại máy bay chiến đấu này cùng với các loại máy bay tinh vi hơn, sẽ được thay thế bởi các loại xe bay được chế tạo dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.

Kỹ Thuật Quân Sự Su35_schem_01


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:00 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:03 am

Quá trình 'tiến hóa' của Su-30

Không hề có chiếc máy bay Su-30 nào, vì đây là tên gọi chung cho dòng chiến đấu cơ đa năng cải tiến từ Su-27 và Su-24 của Nga gồm: Su-30M, Su-30MK, Su-30MKI, Su-30MK2... Cho đến cuối những năm 1980, các nhà khoa học, công nghệ của Nga mới cho ra đời hai loại máy bay hiện đại nhất thời đó là:Su-27 với phạm vi hoạt động rộng, khả năng không chiến cao và Su-24 với khả năng tấn công mặt đất, trên biển ưu việt.

Kỹ Thuật Quân Sự Su27

Su27, tiền thân của dòng máy bay Su-30. Ảnh: Báo QĐND.

Lịch sử của tên gọi Su-30M

var widget_id =13323; var widget_width= "468"; var widget_height= "100";document.write('');

Tuy nhiên, không quân Liên Xô khi đó đặt hàng thêm chiếc máy bay vừa có tầm hoạt động xa, khả năng không chiến như Su-27, lại vừa có khả năng tấn công mặt đất và các mục tiêu trên biển như Su-24. Nhận "đơn đặt hàng", các nhà khoa học Liên Xô đã cho ra đời chiếc SU-27 PU dựa trên khung thân của loại máy bay huấn luyện Su-27UB hai chỗ ngồi.

Với chuyến bay thử lần đầu tại Irkust, Su-27 PU đã tỏ rõ sự ưu việt so với các dòng máy bay Su-27. Được trang bị radar NIIP N001 và hệ thống buồng lái cải tiến với màn hình CRT thay vì đồng hồ, Su-27 PU giúp phi công dễ dàng phát hiện tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Ngoài ra, Su-27 PU còn được trang bị bộ phận tiếp dầu trên không cho phép hoạt động tầm xa hơn, còn hệ thống dò hồng ngoại IRST hỗ trợ các cuộc không chiến tầm gần hiệu quả hơn. Sau khi chính thức ra mắt, Su-27 PU đổi tên thành Su-30M và sản xuất hàng loạt. Chữ M là viết tắt của từ Modernize, có nghĩa là cải tiến. Trong lịch sử, tên gọi Su-30 gần như chưa hề tồn tại, dòng máy bay này khi mới ra đời đã mang danh cải tiến.

Su-30MK - "hàng để bán"

Năm 1993, tại hội chợ triển lãm hàng không Paris, Nga đã tung ra mẫu Su-30MK (Modernize Commercial - phiên bản thương mại cải tiến) dành riêng cho xuất khẩu. Su-30MK có khả năng mang đến 8,8 tấn vũ khí, cũng như thiết bị ngoại vi.

Kỹ Thuật Quân Sự Su-30MK_3

Su-30MK, và hệ thống vũ khí.

Ngoài các tên lửa đối không và bom không điều khiển, Su-30MK còn có thể mang thêm các loại tên lửa đối đất dẫn đường quang điện như tên lửa đối đất tầm xa Kh-29T, tên lửa đối đất tầm ngắn Kh-59T, tên lửa chống radar Kh-31P và tên lửa đối hải Kh-31A...

Ngoài ra, Su-30MK có thể mang theo hệ thống dẫn đường laser để sử dụng các loại vũ khí dẫn đường bằng laser như tên lửa Kh-29L và bom KAB-1500L. Ngay lập tức, Su-30MK đã nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Sau này, mỗi bản xuất khẩu đến từng quốc gia, Su-30 MK lại có những nâng cấp đáng kể để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Su-30MKI, phiên bản cho Ấn Độ

Năm 1996, Ấn Độ đặt hàng 40 chiếc Su-30MK, phiên bản Su-30 MKI đã được thiết kế đặc biệt cho Ấn Độ với mục đích dành ưu thế trên không, bảo vệ không phận. Su-30MKI có một hệ thống radar nâng cấp với nhiều phụ tùng do phương Tây sản xuất. Ngoài ra, động cơ AL-31FP hiện đại có khả năng điều chỉnh hướng phụt, tạo ra lực đẩy lên tới 142,2 kN khi đốt nhiên liệu lần hai (con số này với Su-30M chỉ là 122,6 kN).

Kỹ Thuật Quân Sự Su-30MKI_tren_duong_bang

Su-30MKI, được Nga thiết kế riêng cho Ấn Độ.

Đặc biệt hơn, phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ còn được trang bị một cặp cánh canard (cặp cánh nhỏ phía trước cánh chính), giúp tăng khả năng thao diễn của bản lên rất nhiều lần.

Su-30MKK dành cho Trung Quốc

Tháng 12/2000, phiên bản khác của Su-30MK được cung cấp cho Trung Quốc với số lượng 10 chiếc có tên là Su-30MKK. Bản Su-30MKK được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất và mặt biển, vì thế nó không được trang bị động cơ phụt chỉnh hướng hay cánh canard như phiên bản Su-30 MKI đã được bán cho Ấn Độ. Su-30MKK được trang bị radar Tikhonravov NIIP N001 VE, phiên bản cải tiến của radar NIIP N001, cho phép tăng khả năng tấn công mặt đất.

Kỹ Thuật Quân Sự Su-30MKI_tren_duong_bang

Su-30MKK, được Nga thiết kế riêng cho Trung Quốc.

Ngoài ra, Su-30MKK còn trang bị hệ thống cảm biến quang học OLS-30, cùng thiết bị quan sát Sura-K gắn trên mũ phi công, giúp tăng khả năng tác chiến; thiết bị định vị vệ tinh A-737 tương thích cả với hệ thống GPS của Mỹ và hệ thống Glonass của Nga. Buồng lái của Su-30MKK cũng được tân trang lại bằng các màn hình tinh thể lỏng hiển thị nhiều thông tin và giúp phi công thao tác dễ dàng hơn.

Kỹ Thuật Quân Sự KnAAPO-Su-30MKK-5

Vũ khí của Su-30MKK.

Năm 2003, sau khi nhận 76 chiếc Su-30MKK, Trung Quốc đặt hàng Nga trang bị cho họ một phiên bản nữa có khả năng đối hải chuyên nghiệp. Đó là lý do ra đời phiên bản Su-30MK2. Được nâng cấp và cải tiến từ Su-30 MKK, Su-30MK2 trang bị radar cải tiến và hệ thống dẫn bắn nâng cấp giúp điều khiển tên lửa đối hải Kh-31A chính xác.

Kỹ Thuật Quân Sự Su-30VN_tren_duong_bang

Su-30MK2 trên đường băng.

Thời gian sau, Trung Quốc có đặt mua thêm 24 máy bay Su-30MK3 và 50 Su-33 nhưng vì Nga cho rằng, máy bay J-11B của Trung Quốc nhái thiết kế của Su-27, phạm luật bản quyền nên hợp đồng bị hủy bỏ. Phiên bản Su-30 MK2 sau đó đã được xuất khẩu cho một số nước khác với nhiệm vụ chủ yếu là tác chiến trên biển như Venezuela và Việt Nam.

Kỹ Thuật Quân Sự J11b

Chiến đấu cơ J11-B, "bản sao tuyệt đối" của Su-27, lý do khiến Nga hủy hợp đồng cung cấp máy bay với Trung Quốc.

Ngoài các phiên bản trên, dòng Su-30 còn có phiên bản Su-30MKM xuất khẩu cho Malaysia, với mục đích sử dụng tương tự Su-30MKI nhưng kém hơn về các đặc tính kỹ thuật.

Ngày nay, dù có tuổi trên 20 năm, nhưng Su-30 vẫn hoạt động hiệu quả, xứng đáng nhiệm vụ là át chủ bài của lực lượng không quân nhiều nước.

Kỹ Thuật Quân Sự Su-30MK-Asia


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:11 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:03 am

Cuộc chạy đua máy bay chiến đấu thế hệ năm

Phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 đang là đề tài được bàn luận sôi nổi không chỉ trong giới quân sự Nga mà trên thế giới. var widget_id =13424; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng Nga và Brazil thông báo Nga đã đề nghị Brazil trở thành đối tác của chương trình PAK FA (Tổ hợp Hàng không Tương lai cho Không quân Chiến thuật) với điều kiện nếu nước này ngừng các đơn đặt hành các sản phẩm của những công ty phương Tây và sẽ cùng tìm kiếm thị trường trước khi chương trình này trở thành hiện thực.

Ấn Độ, một trong những đối tác hợp tác kỹ thuật quân sự lâu dài của Nga đã khẳng định sự hứng thú với kế hoạch cho tương lai này của Nga. Kế hoạch chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sản xuất máy bay chiến đấu PAK FA thay thế những mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đang phục vụ không lực Nga và Ấn Độ.

Liên Xô cũ đã triển khai các chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 từ những năm 1980. Đến giữa những năm 1990, Phòng thiết kế Mikoyan phát triển dự án máy bay chiến đấu 1.44, cũng được biết đến với tên Mikoyan-Gurevich MiG MFI. Phòng thiết kế Sukhoi sau đó tiếp tục và cho ra đời phiên bản S-37. Ban đầu, S-37 chỉ là mô hình trong các cuộc thao diễn, không có ý định sản xuất hàng loạt phục vụ chiến đấu. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, dự án 1.44 không tiếp tục hoạt động và không bao giờ có sản phẩn nào nữa.

Đến cuối những năm 1990, các dự án máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga đã trở nên lỗi thời, các phiên bản sản phẩm của nó quá lạc hậu so với chương trình tương tự của Mỹ không dưới 20 năm. Bởi lẽ, Mỹ đưa máy bay chiến đấu hạng nặng F-22 bay thử vào cuối những năm 1990 và chính thức sử dụng từ năm 2004, và đội quân hàng không đầu tiên đã được bổ sung loại máy bay này. Tại Bắc Mỹ động cơ F-119PW-100 được bắt đầu thiết kế từ năm 1987. Do đó, năm 2002, Chính phủ Nga quyết định giao phòng thiết kế Sukhoi, Mikoyan và Yakovlev tái khởi động dự án máy bay chiến đấu thế hệ năm với một số phiên bản máy bay chiến đấu mới. Sukhoi trong vai trò lãnh đạo sẽ cho ra mắt PAK-FA (hay Sukhoi T-50) tích hợp kỹ thuật từ cả Su-47 và MiG 1.44. Một quan chức quân đội Nga cuối năm 2008 tiết lộ, T-50 sẽ cất cánh vào tháng 8/2009 tới.

Các chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với những đặc trưng công nghệ mới sẽ trở thành trụ cột của không quân các cường quốc quân sự trong những thập niên tới của thế kỷ XXI.

Cuộc chạy đua máy bay chiến đấu thế hệ 5 toàn cầu

Cuộc đua phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX với mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên F-22 Raptor của Mỹ được đưa ra thử nghiệm. Chỉ sau đó ít lâu, Nga cũng cho cất cánh chiếc máy bay hiện đại của hãng Su-khôi Su-47 Berkut. Từ đó, các chương trình chế tạo mới hay cải tiến, nâng cấp máy bay theo tiêu chuẩn công nghệ của máy bay thế hệ thứ năm liên tục được triển khai, gây được sự chú ý sâu sắc của không quân các nước.

Kỹ Thuật Quân Sự Pak-fa-t-50-s

Chiếc PAK-FA (hay Sukhoi T-50) của Nga và F-22 của Mỹ-Với những yếu tố tương đồng nhau về hình dáng

Trên thực tế, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là sự chuyển tiếp từ thế hệ bốn và chưa có tiêu chuẩn phân biệt rõ rệt. Có nhiều loại máy bay phát triển mới hay cải tiến, nâng cấp như Su-30MKI, Su-35, Mig-30, Mig-31 (Nga), F-16, F-18, F-22 (Mỹ), Mirage-2000 (Pháp), JAS-39 Gripen (Thụy Điển)... được xem là những máy bay có nhiều đặc trưng công nghệ của thế hệ thứ năm, nhưng tính năng kỹ thuật, chiến thuật là của máy bay thế hệ thứ tư. Các nhà thiết kế, chế tạo vũ khí, khí tài hàng không gọi những kiểu loại máy bay tiên tiến, hiện đại kể trên là thế hệ máy bay chuyển tiếp thế hệ thứ 4+ và 4++ , thậm chí 4+++. Gần đây, các nước Nga, Mỹ và một số nước ở châu Âu đã công bố những chương trình nghiên cứu phát triển máy bay hiện đại, mang đầy đủ tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Điển hình là chương trình phát triển hệ thống máy bay chiến đấu tiên tiến (JSF) với các mẫu máy bay F-35, F-35A của Mỹ. Nga đưa ra chương trình máy bay chiến đấu tiên tiến MFI với máy bay Mig-35 hay chương trình PAK-FA với các mẫu máy bay Su-37, Su-39, Su-41 và phiên bản mới Su-47 Berkut; các nước châu Âu có các mẫu máy bay Rafale, Rafale-M, Mirage-2000-5 (Pháp); Eurofighter (Liên doanh châu Âu)... Mỗi loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đều có những ưu thế riêng về tính năng kỹ thuật, chiến thuật và hiệu suất chiến đấu, song chúng đều có chung những đặc trưng công nghệ nổi bật.

Kỹ Thuật Quân Sự Bae

Máy bay thế hệ thứ năm Eurofighter của châu Âu

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm rất đa năng, tính ổn định cao trong khi bay, kiểm soát tốt các góc độ tiến công và tiến công chính xác mục tiêu. Máy bay được thiết kế hoàn hảo, ứng dụng kỹ thuật điện tử hàng không tiên tiến vào kiểm soát quá trình bay, dẫn đường, điều khiển vũ khí và có khả năng đối phó điện tử tự động. Các hệ thống xử lý và trao đổi dữ liệu trên máy bay tiên tiến, bảo đảm cập nhật thông tin đồng thời từ trên không và mặt đất để phục vụ cho tác chiến. Các máy bay chiến đấu thế hệ 5 ứng dụng ra-đa mạng pha công suất lớn, đa chế độ, có khả năng phát hiện, bám đồng thời 24 mục tiêu và giao chiến với 8 mục tiêu cùng lúc. Nga sử dụng các ra-đa mạng pha quét điện tử Zhuk-PH cho máy bay Mig-35; ra-đa N011M cho máy bay Su-37. Mỹ lắp ra-đa mạng pha chủ động AN/APG-79 cho các máy bay của chương trình JSF, trong đó có F-35. Các ra-đa mạng pha có ưu điểm bảo mật tốt và độ chính xác hoạt động cao.

Kỹ Thuật Quân Sự F16-f35-f22

Mang được nhiều loại vũ khí và khả năng cơ động với vận tốc cao là đặc trưng điển hình của máy bay thế hệ thứ năm. Ngoài pháo, bom có điều khiển, còn có rất nhiều loại tên lửa trang bị cho máy bay như tên lửa không đối không, không đối đất ở nhiều tầm hoạt động khác nhau; nhiều loại máy bay còn trang bị tên lửa hành trình. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tính năng siêu cơ động do được lắp các động cơ tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật lực đẩy véc-tơ dòng thẳng. Mỹ và các nước châu Âu đã chi hơn 20 tỷ USD cho chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, trong đó ngân sách cho nghiên cứu phát triển động cơ mới lên tới hơn 1 tỷ USD. Nga đã phát triển động cơ Saturn AL-37FU kiểu buồng đốt kiệt, luồng phụt chuyển hướng giúp máy bay có thể bay với tốc độ hành trình siêu âm. Các máy bay F-22 Raptor, F-35 và Su-37 lắp hệ thống điều khiển chuyển lực đẩy nên cho phép máy bay thực hiện các kiểu cơ động phức tạp với tốc độ siêu âm, cận âm.

Kỹ thuật tàng hình được chú ý ứng dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Để bảo đảm khả năng cơ động, tính linh hoạt tác chiến, phần lớn máy bay hiện đại của Nga ứng dụng công nghệ plasma để cải tiến thiết bị điện tử, phủ lên các lớp vật liệu kim loại và polyme để ngăn cản sóng vô tuyến và nhiệt. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, các hệ thống điện tử của máy bay làm việc ổn định trong mọi môi trường tác chiến, có khả năng lẩn tránh và bám địa hình. Viện ITAE (Nga) còn phát triển loại vật liệu RAM phủ lên bề mặt các đường ống dẫn khí, bề mặt phía trước của máy bay, nhờ đó giảm được diện tích phản xạ ra-đa. Không quân Mỹ cũng chú ý đến việc ứng dụng công nghệ tàng hình bằng vật liệu che phủ, bởi nếu tàng hình theo kết cấu sẽ rất khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu chiến đấu của máy bay hiện đại.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:16 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:04 am

Hình ảnh về những trực thăng 'quái vật'

Có thể "cõng" máy bay ra trận, chở cả cột điện cao thế đến chân công trình, nhiều chiếc trực thăng xứng đáng với danh hiệu "những con quái vật khổng lồ" của bầu trời. var widget_id =13423; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Kể từ khi chiếc trực thăng đầu tiên bay lượn trên bầu trời, nhiều người đã thắc mắc, không hiểu Igor Sikorsky, cha đẻ của mẫu trực thăng đầu tiên, đã lấy ý tưởng thiết kế từ đâu cũng như tại sao có người dám ngồi bên trong mẫu trực thăng đầu tiên và nhấn nút khởi động.

Tuy nhiên, nhờ có Sikorsky mà ngày nay chúng ta được chứng kiến những chiếc máy bay lanh lẹ, hữu dụng và cực kỳ uyển chuyển. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, nhiều loại trực thăng đã ra đời, với những kích cỡ mà con người khó có thể tưởng tượng.

Những năm 1950 chứng kiến sự bùng nổ các thiết kế trực thăng ở cả Mỹ và Liên Xô. Một trong những thiết kế lớn thời đó gần giống với mẫu trực thăng đang được quân đội Mỹ cũng như các công ty dân sự sử dụng để chuyên chở nặng. Với hình dáng giống quả chuối, Boeing Chinook được thiết kế, chế tạo từ cuối những năm 1950. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chuyên chở tải trọng lớn nên phải mất một thời gian dài công nghệ trực thăng này mới phát triển. Hiện phiên bản mới của Chinook cỏ thể mang 14 tấn hàng hóa trong mỗi chuyến bay.

Dưới đây là hình ảnh và thông tin về một số mẫu trực thăng có vóc dáng của "quái vật":

Kỹ Thuật Quân Sự Chinook-in

"Quái vật" Chinook được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Một “người khổng lồ” khác là MI-6, do công ty Mikhail Mil của Nga thiết kế từ những năm 50. Không có “phong cách” kỳ quái như Chinook, nhưng MI-6 có thể chở tới 12 tấn hàng.

Kỹ Thuật Quân Sự Mi-6-in
Kỹ Thuật Quân Sự Mi-6-1-in
Kỹ Thuật Quân Sự Mi-6-2-in


MI-6 có thể chở tới 12 tấn hàng hóa. Ngay cả thời "hậu Soviet", không quân Nga vẫn dùng ngôi sao đỏ làm biểu tượng.

Bên cạnh “quái vật” Chinook, “người khổng lồ” MI-6, Không quân Nga còn có sự hiện diện của MI-10, “họ hàng” của MI-6. Ngoài “nội thất” kiểu cũ giống với MI-6, anh em họ MI-10 có bốn chân kỳ quái, khiến nhiều người liên tưởng tới một con chuồn chuồn khổng lồ.


Kỹ Thuật Quân Sự Mi-10-in
Kỹ Thuật Quân Sự Mi-10-1-in
Kỹ Thuật Quân Sự Mi-10-2-in
Kỹ Thuật Quân Sự Mi-10-3-in
Kỹ Thuật Quân Sự Mi-10-4-in

MI-10 mang hình dáng của một con chuồn chuồn.

Mỹ cũng không kém cạnh trong số các “đại gia” sở hữu trực thăng cỡ lớn, với những “người khổng lồ” như Spruce Goose, hay dòng trực thăng Sky Crane, chỉ tính riêng khoảng cách giữa các rotor đã là 41,15m (lớn nhất trên thế giới).

Kỹ Thuật Quân Sự Skycrane-1-in

Mỹ cũng không kém cạnh Nga trong "sân chơi" trực thăng.

Kỹ Thuật Quân Sự Ch-54-in

CH-54 giải cứu "bóng ma" F-4.

Kỹ Thuật Quân Sự S-64-in

S-64 Skycrane "duyên dáng".

Tính đến thời điểm này Mil V-12 là trực thăng lớn nhất thế giới. Với hệ thống rotor được đặt trong thân máy bay đồ sộ, V-12 có thể chở tới 40 tấn.

Kỹ Thuật Quân Sự Mi-v-12-in

Kỹ Thuật Quân Sự Mi-v-12--1-in

Mil V-12 là loại trực thăng lớn nhất thế giới.

Kỹ Thuật Quân Sự Mi-v-12-2-in


Mi-26 là trực thăng lớn nhất thế giới vẫn còn hoạt động, với sức chứa 70 người, hay một phòng thí nghiệm di động, một xe thùng mà vẫn còn không gian. Khi rotor Mi-26 quay, nó sẽ “xới tung” đất đá xung quanh trong đường kính 0,3m.


Kỹ Thuật Quân Sự Mi-26-1-in

Mi-26 có sức chứa 70 người.

Kỹ Thuật Quân Sự Mi-26-2-in

Mi-26 kéo một chiếc Mi-10.

Kỹ Thuật Quân Sự Roto-in

Rotor và hộp số của Mi-26.

Tuy không lớn bằng Mil V-12, nhưng trên thực tế Mil V-12 đã không còn hoạt động, vì vậy Mi-26 đã giành được "ngôi vị" đứng đầu.

Kỹ Thuật Quân Sự S2-in
Kỹ Thuật Quân Sự S2-1-in

V-12 có kích thước lớn hơn Mi-26


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:23 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:05 am

Eurocopter Tiger, con hổ biết bay của châu Âu

Là đứa con chung của Đức, Pháp, Tây Ban Nha, trực thăng Eurocopter Tiger là biểu tượng của tin thần hợp tác châu Âu, đồng thời biểu hiện xu thế chống lại sự phụ thuộc vào Mỹ. var widget_id =13326; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, Đức, Tây Ban Nha... luôn là tiền đồn của khối NATO trong việc chống lại các mối nguy cơ đến từ phía Đông. Đặc biệt, trước đối thủ là Liên Xô có ưu thế tuyệt đối về lực lượng tăng thiết giáp, việc sử dụng không quân, đặc biệt là trực thăng vũ trang (gunship) là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc chế điểm mạnh này của đối phương.

Các loại trực thăng vũ trang mà những nước này sử dụng thường do Mỹ viện trợ như AH-1 Cobra, AH-64 Apache hoặc một số loại kém tính năng hơn, do các nước châu Âu tự sản xuất, như: Agusta Mangusta của Italia.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn-tt1

Eurocopter Tiger là đứa con chung của các quốc gia châu Âu.

Cuối những năm 1990, một phần vì Liên Xô sụp đổ, một phần muốn tách khỏi sự lệ thuộc về vũ khí vào Mỹ; và tăng cường sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực, liên minh châu Âu đã bắt tay chia sẻ công nghệ để sản xuất nhiều loại vũ khí của riêng mình. Đáp ứng yêu cầu về một loại trực thăng vũ trang ưu việt, hiện đại, EC665 Tiger đã ra đời.

Eurocopter Tiger là sản phẩm của sự hợp tác giữa ba công ty công nghiệp hàng không: Daimler Chrysler (Đức,) Matra (Pháp) và CASA (Tây Ban Nha). Có tới 4 biến thể Tiger được chế tạo cho ba nước này và xuất khẩu.

Vật liệu chế tạo đặc biệt

Tiger có đến 80% vật liệu là sợi các bon được gia cường bằng polymer và Kevlar với tỷ lệ thành phần là 11% nhôm và 6% titan.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-ET-1

Trực thăng Eurocopter Tiger của không quân Đức.

Cấu tạo trên giúp Tiger vừa có khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao và khả năng chống chịu tốt các loại đạn súng máy phòng không 12,7 mm, 14,5 mm lắp trên xe tăng và đạn pháo phòng không 23 mm (ví dụ như của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Nga).

Cánh quạt của Tiger cũng được làm bằng sợi thủy tinh, nhờ đó, có thể chống chịu tốt với các va đập và ảnh hưởng của vũ khí điện từ. Thiết kế hình dạng ngoài của Tiger cùng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar cũng khiến nó giảm khả năng bị phát hiện và có nhiều cơ hội "sống sót" trên chiến trường hơn.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-ET-2

Do làm bằng các vật liệu nhẹ nên Eurocopter Tiger có khả năng cơ động khá cao so với các trực thăng cùng loại.

Các thiết bị điện tử trên Tiger cũng là sự hội tụ của những công nghệ tinh túy nhất châu Âu như thiết bị cảnh báo radar, cảnh báo chiếu xạ laser, hệ thống cảnh báo tên lửa MILDS của Đức, bộ vi xử lý trung tâm của Thales, thiết bị thả mồi bẫy chống tên lửa tự dẫn hồng ngoại SAPHIR-M do công ty MBDA của Anh sản xuất.

Hệ thống định vị của Tiger cũng là sản phẩm của sự hợp tác công nghệ như hệ thống con quay laser hồi chuyển ba chiều của Thales, các loại radar đa kênh Doppler, hệ thống định vị vệ tinh cùng các thiết bị hỗ trợ phi công khác.

Động cơ và vũ khí

Về trang bị vũ khí và động cơ, Tiger có nhiều sự khác biệt giữa các biến thể: Tiger HAP cho Pháp, UHT cho Đức, HAD cho Tây Ban Nha và ARH để xuất khẩu cho Australia. Trừ loại HAD hiện đại nhất được trang bị động cơ MTR-390E 1.094 kW. Các biến thể còn lại chỉ trang bị động cơ của MTU, Turbomeca hay Roll-Royce MTR-390 với công suất 960 kW.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-ET-3

Một số loại vũ khí trang bị cho Eurocopter Tiger: Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (1), PARS3-LR (2), Tên lửa không-đối-không Mistral (3), Rocket 70 mm Hydra (4), Rocket 68 mm SNEB (5).

Vì thế Tiger có tốc độ tối đa thua kém khá nhiều so với các loại trực thăng cùng chức năng của Mỹ và Nga. Tiger chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h (khi không mang vũ khí), kém xa Apache của Mỹ (365 km/h) hay Mi-28 (324 km/h) và Ka-50 (390 km/h) của Nga. Đổi lại, Tiger có khả năng cơ động và tầm hoạt động (800 km) khá tốt, cho dù vẫn chưa thể so được với trực thăng Ka-50 của Nga.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-ET-4

Hai loại tên lửa không-đối-không trên Eurocopter Tiger (Mistral bên trái và Stinger bên phải).

Là trực thăng hạng trung, Tiger chỉ mang được lượng vũ khí khá hạn chế - tối đa 1.860 kg - lắp trên 4 điểm treo cứng hay dưới cánh, trong khi Apache có thể mang đến 3.000 kg hay 2.300 kg đối với Ka-50 của Nga.

Vũ khí của Tiger được trang bị tùy theo biển thế và quốc gia sử dụng. Ngoài 1 khẩu pháo tự động GIAT 30 mm do Pháp chế tạo lắp ở mũi, Tiger còn có thể mang theo các loại rocket 70 mm Hydra (Mỹ), 68 mm SNEB (Pháp); tên lửa chống tăng Hellfire (Mỹ), Spike-ER (Israel), PARS-3LR (Đức). Để tự vệ trước các loại máy bay khác, Tiger còn có thể mang theo 2 tên lửa không-đối-không Stinger (Mỹ) hoặc Mistral (Pháp).

Giá cắt cổ

Với rất nhiều thiết bị công nghệ cao, giá thành của Tiger ở mức rất cao, làm chùn bước hầu hết các nước có nền kinh tế kém phát triển có ý định xem xét loại trực thăng này. Với đơn giá 35 - 43 triệu USD tùy biến thể, Tiger chỉ rẻ hơn AH-64D Apache Longbow (48 - 52 triệu USD), và đắt hơn rất nhiều so với các loại trực thăng vũ trang cùng loại khác như AH-64A Apache (18 triệu USD), Ka-50 Black Shark (15 triệu USD) hay Mi-28 Havoc (16,9 triệu USD).

Vì mức giá đắt đỏ này, ngoài các nước tham gia chế tạo, mới chỉ có 22
chiếc Tiger được xuất khẩu cho quân đội Australia. Chính phủ Arabia
Saudi từng ký hợp đồng mua 12 chiếc Tiger vào tháng 7/2006, nhưng hợp đồng này nhanh chóng đổ vỡ do Nga đã chào hàng những chiếc trực thăng với tính năng không kém nhưng rẻ hơn rất nhiều của họ.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:28 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:06 am

Máy bay Su-T-50, câu trả lời dành cho F-22 của Mỹ

Su-T-50 là máy bay tiêu biểu cho thế hệ chiến đấu cơ thứ 5 của Nga, được kỳ vọng là vũ khí áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ tương đương của Mỹ. var widget_id =13424; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Từ những năm 1980, Nga luôn song hành với Mỹ trong cuộc đua chế tạo loại máy bay thế hệ thứ 5, thế hệ máy bay tối tân, có khả năng áp đảo các loại máy bay khác mà các quốc gia trên thế giới đang sở hữu.

Thăng trầm dự án máy bay thế hệ thứ năm của Nga

Tuy nhiên, năm 1991, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, hầu hết kinh phí cấp cho các dự án nghiên cứu vũ khí hiện đại bị cắt giảm tối đa. Nhờ vậy, Mỹ đã vượt Nga trong cuộc đua và sớm ra cho ra đời chiếc F-22 Raptor (mệnh danh "chim ăn thịt") vào năm 1997.

Kỹ Thuật Quân Sự A02

Một mẫu thiết kế của Sukhoi T-50 với bề ngoài rất giống F-22 Raptor.

Bất chấp việc các nguồn kinh phí bị cắt giảm, viện nghiên cứu và các công ty chế tạo máy bay của Nga không từ bỏ dự án của mình, trong đó, có hai “ông lớn” là công ty Mikoyan-Gurevich và công ty Sukhoi. Hai công ty này tiếp tục các dự án, vượt qua khó khăn chồng chất về tài chính.

Năm 1997, công ty Sukhoi ra mắt mẫu thiết kế đầu tiên về chiếc máy bay thế hệ thứ 5: Chiếc Su-47 Berkut - Đại bàng vàng (Định danh NATO: Firkin). Ba năm sau, tháng 2/2000, công ty Mikoyan-Gurevich cho ra đời chiếc Mig 1.44 (còn có tên khác là Mig-39, định danh NATO là Flatpack).

Kỹ Thuật Quân Sự A07

Mig 1.44, sản phẩm thử nghiệm máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên của Mikoyan Gurevich.

Kỹ Thuật Quân Sự A06

Su-47 Berkut, sản phẩm thử nghiệm máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên của Sukhoi.

Hai chiếc Su-47 và Mig 1.44 đều có những đặc điểm ưu việt so với các thế hệ máy bay trước đó. Chiếc Su-47 nổi bật với cặp cánh ngược về phía trước (swept wing), được làm gần như hoàn toàn bằng vật liệu composite và phủ lớp sơn giảm phản xạ sóng radar. Còn Mig 1.44 được cho là ứng dụng công nghệ tàng hình plasma mới nhất trong chế tạo.

Tuy nhiên, cả hai loại máy bay Su-47 và Mig-1.44 đều chưa đáp ứng những yêu cầu của Bộ quốc phòng Nga về một chiếc máy bay thế hệ thứ 5, có sức mạnh áp đảo trước các loại máy bay tương tự của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning-II. Vì thế, một dự án mới hơn được lên kế hoạch, có tên là PAK-FA (Perspektivnyi Aviatsionnyi Kompleks Frontovoi Aviatsyi - Máy bay chiến thuật của tương lai).

Kỹ Thuật Quân Sự A01

Mẫu thiết kế Sukhoi T-50 với cánh ngược (swept-wing), tương tự Su-47 Berkut.

Năm 2002, dưới thời của tổng thống Putin, dự án PAK-FA được mang ra đấu thầu và lần này Sukhoi được lựa chọn. Chiếc máy bay thuộc dự án PAK-FA, sau đó đặt tên là Sukhoi T50. Theo kế hoạch, mẫu thử nghiệm của chiếc T-50 cất cánh vào năm 2006, đi vào sản xuất vào năm 2010 và sẽ được trang bị cho quân đội hoặc xuất khẩu vào năm 2012.

Các đặc điểm nổi bật của Su-T-50

Chiếc máy bay Sukhoi T-50 được thừa hưởng tất cả đặc tính ưu việt của hai loại máy bay Mig 1.44 và Su-47. Theo đó, nó sẽ được trang bị động cơ chỉnh hướng phụt 3D AL-41F với miệng xả có thể quay về mọi hướng, có khả năng thao diễn vượt mọi loại máy bay hiện có. Nhờ vậy, loại máy bay này có thể cất cánh ở ngay những đường băng cực ngắn. Thêm vào đó, khả năng tàng hình cao áp làm giảm khả năng bị phát hiện bởi radar và hồng ngoại.

Kỹ Thuật Quân Sự A04

Mẫu thiết kế này của Sukhoi T-50 tương tự Mig 1.44 với cánh delta và một cặp cánh canard cỡ lớn.

Ngoài những đặc tính bắt buộc phải có của một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 như hệ thống điện tử ưu việt, "thân thiện" với phi công, có thể bay tuần tiễu ở tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần hai, Sukhoi T-50 còn được hứa hẹn có giá thành sản xuất và chi phí vận hành rất rẻ.

Theo một số nguồn tin từ giới truyền thông Nga, vào năm 2009, ba chiếc Sukhoi T-50 được chế tạo và hoàn thành các thử nghiệm cuối cùng trước khi được sản xuất hàng loạt.

Mặc dù chưa ai biết hình dáng của Sukhoi T-50 nhưng đã có rất nhiều mẫu thiết kế của nó được công bố, bao gồm cả kiểu có cánh truyền thống; cánh ngược như Su-47 hoặc sở hữu cánh delta và cặp cánh canard rất lớn như Mig-1.44.

Hệ thống vũ khí

Còn theo các thông tin chính thức, Sukhoi T-50 có khối lượng rỗng 18,5 tấn, có thể mang theo 7,5 tấn vũ khí các loại và 10,3 tấn nhiên liệu. Như vậy, về kích thước, Sukhoi T-50 sẽ nhỏ hơn F-22 (nặng 22 tấn) nhưng lại lớn hơn khá nhiều so với F-35 (nặng 17 tấn).

Sukhoi T-50 được trang bị hai pháo 30 mm, với mỗi pháo 150 viên đạn, có thể sử dụng các loại đạn nổ mảnh hay xuyên giáp để diệt mục tiêu.

Kỹ Thuật Quân Sự A05

Sơ đồ bố trí vũ khí phía trong thân Sukhoi T-50.

Vũ khí chính của Sukhoi T-50 gồm các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73, R-77, R-37; các loại tên lửa đối đất chống radar như Kh-31P hay tên lửa chống hạm như Kh-35 Ural, Kh-41 Moskit; thậm chí là loại tên lửa hành trình đối đất Kh-55S với tầm bắn 3.000 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, Sukhoi T-50 còn có 8 mấu cứng gắn trên cánh để trang bị các thiết bị trinh sát điện tử hay thùng nhiên liệu phụ cho các nhiệm vụ tuần tiễu.

Để dẫn bắn cho các loại vũ khí tối tân trên, Sukhoi T-50 được trang bị radar N050 BRLS AFAR/AESA cực mạnh, với khả năng phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km, theo dõi cùng lúc 32 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu.

Kỹ Thuật Quân Sự A03

Mẫu thiết kế mới nhất của Sukhoi T-50 với cánh ngược kiểu Su-47.

Hiện việc sản xuất hàng loạt Sukhoi T-50 vẫn chưa được tiến hành. Dù đã thực hiện các chuyến bay thử nhưng nhiều thông tin quan trọng khác của Sukhoi T-50 vẫn nằm trong vòng bí mật.

Giá thành của chương trình sản xuất Sukhoi T-50 chỉ khoảng ba tỷ USD ( thấp hơn rất nhiều so với chi phí 65 tỷ USD của dự án sản xuất F-22) nhưng dự án này vẫn vấp phải rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.

Mới đây, công ty Sukhoi ký một hợp đồng liên kết với công ty chế tạo máy bay HAL của Ấn Độ. Việc chia sẻ công nghệ và trợ giúp nguồn vốn này sẽ sớm mang Sukhoi T-50- đối thủ thực sự của F-22 - lên bầu trời.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:33 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:07 am

Trực thăng săn ngầm

Tàu ngầm luôn là “khắc tinh” đối với các chiến hạm, bởi chúng có ưu thế lặn sâu dưới nước, rồi bất ngờ phóng ngư lôi hoặc tên lửa tiêu diệt các tàu chiến của đối phương trong tầm hỏa lực. var widget_id =13424; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Trên các chiến hạm hiện đại, ngoài hệ thống so-na dò âm thanh phát huy hiệu quả cao, còn có hệ thống bảo vệ vòng ngoài là các máy bay trực thăng săn tàu ngầm (còn gọi là trực thăng săn ngầm).

Các máy bay trực thăng săn ngầm góp phần nâng cao đáng kể “vùng an toàn” của tàu chiến trước sự đe dọa của tàu ngầm. Để thực hiện nhiệm vụ này, các trực thăng săn ngầm được trang bị hệ thống hiện đại phát hiện tàu ngầm, gồm: Hệ thống dò chủ động và bị động. Máy bay sẽ thả các phao thủy âm, khi chìm xuống nước chúng sẽ phát tín hiệu. Máy bay thu các tín hiệu phản hồi và phân tích để phát hiện tàu ngầm. Đối với hệ thống ra-đa tìm kiếm: Thông qua các tín hiệu từ trường tần số thấp, ảnh đối chiếu từ vệ tinh, ảnh hồng ngoại và tín hiệu sóng âm… sẽ giúp máy bay khoanh vùng hiện diện của tàu ngầm.

Kỹ Thuật Quân Sự Kamov_ka27_helix

Trực thăng KA-27 săh ngầm của Nga

Đặc biệt, tàu ngầm khi hoạt động thường phát ra các sóng âm có tần số 3,5 Khz. Do vậy, để phát hiện tàu ngầm, các xung động âm thanh thu được là rất quan trọng. Tuy nhiên, tần số này cũng rất dễ nhầm với các tín hiệu do loài cá voi phát ra.

Khi phát hiện và định vị được tàu ngầm, máy bay trực thăng có thể tiêu diệt tàu ngầm bằng mìn, ngư lôi có điều khiển mang theo hoặc chỉ thị cho các vũ khí chống ngầm từ tàu chiến, từ mặt đất để tiêu diệt.

Kỹ Thuật Quân Sự Sh3b1

Trực thăng săn ngầm SH-53 Sea King của Mỹ

Tuy nhiên, các tàu ngầm hiện đại được trang bị các hệ thống triệt tiêu tiếng động khi di chuyển, khử từ trường, nên việc phát hiện và tiêu diệt chúng rất khó khăn, nhất là tại các vùng biển nông và vùng thềm lục địa. Khả năng phát hiện tàu ngầm phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, kinh nghiệm của phi đội bay và một phần may mắn. Hiện tại, trên thế giới, các máy bay trực thăng chống ngầm nổi tiếng được biết tới là máy bay trực thăng KA-27 “Helix” của Nga, máy bay SH-3 Sea King của Mỹ…


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:35 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:08 am

J-10, 'con cưng' của không quân Trung Quốc

Mặc dù J-11 và Su-30MK2 là những chiến đấu cơ hiện đại nhất, nhưng J-10 mới là đứa "con cưng", là xương sống của không quân Trung Quốc. var widget_id =13326; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Trong biên chế không quân Trung Quốc, Chiến đấu cơ Su-30MK2 phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ Nga, nhất là phụ tùng thay thế. Còn J-11 là phiên bản “nhái” gần như toàn bộ máy bay Su-27, tuy hiện đại nhưng còn nhiều tính năng cần hoàn thiện. Do đó, máy bay J-10 mặc nhiên trở thành "con cưng" của lực lượng không quân nước này.

J-10 là loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể thực hiện được tất cả nhiệm vụ đối không, đối đất trong mọi điều kiện thời tiết. Chiếc máy bay này được Viện thiết kế máy bay Thành Đô (Viện 611) thiết kế và công ty sản xuất máy bay Thành Đô (CAC) sản xuất.

J-10 chính thức phục vụ trong quân đội Trung Quốc từ năm 2004 với hai phiên bản J10 và J10S (máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi). Tháng 2/2009, Trung Quốc đã công bố phiên bản J-10B được cho là có rất nhiều cải tiến so với bản J-10 nguyên thủy.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-J10-06

Máy bay Cheng Du J-10 trong một căn cứ không quân Trung Quốc

Thành quả hợp tác giữa Trung Quốc với Israel, Pakistan và Nga

Vào đầu những năm 1980, khi những chiếc máy bay thế hệ thứ tư đầu tiên của Nga và Mỹ ra đời (là F-16 và Mig-29), Trung Quốc đã quyết định sẽ phải thiết kế ngay một mẫu máy bay thế hệ thứ tư cho riêng họ với chương trình mang số hiệu 8610.

Tuy nhiên, khi đó quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc còn nhiều căng thẳng sau xung đột biên giới năm 1969. Do đó, dự án 8610 đã giậm chân tại chỗ trong nhiều năm vì không nhận được sự trợ giúp công nghệ từ Liên Xô.

Đầu năm 1990, tranh thủ thêm sự ủng hộ của một thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Israel bí mật chuyển giao cho Trung Quốc nhiều công nghệ thiết kế trong chương trình thiết kế máy bay tiêm kích hạng nhẹ đã hủy bỏ của mình là chiếc Lavi, bao gồm các bản thiết kế hình dáng khí động học và các phần mềm điều khiển bay điện tử.

Đồng thời, để “đáp lễ” những giúp đỡ của Trung Quốc về vấn đề vũ khí hạt nhân, Pakistan chuyển cho Trung Quốc một chiếc F-16 để mổ xẻ nghiên cứu.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Israel kéo dài không lâu, đến tháng 12/1991, dưới áp lực của Mỹ, Israel ngừng mọi sự hợp tác và chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc khi các mẫu thiết kế về động cơ PW1120 và hệ thống radar vẫn chưa được chuyển giao.

Trong lúc khó khăn tưởng chừng lại tiếp tục cản bước dự án 8610 thì Liên Xô tan rã. Vận may đến với Trung Quốc khi nước Nga đồng ý cung cấp cho Trung Quốc động cơ Al-31F cùng các thiết kế về radar để Trung Quốc hoàn thành chiếc máy bay của mình.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-J10-10

Máy bay J-10 (trên) và nguyên mẫu của nó là chiếc IAI Lavi của Israel
(dưới)

Sau một vụ tai nạn của một mẫu thử nghiệm J-10 năm 1995, dự án bị đình lại vài năm để xem xét kiểm tra, mãi ba năm sau, chiếc J-10 mới lần đầu cất cánh vào ngày 22/3/1998.

Sau nhiều lần thử nghiệm thành công với 6 mẫu máy bay thử nghiệm, J-10 đã được sản xuất hàng loạt và chính thức được sản xuất và trực chiến vào tháng 7/2004, trong biên chế của Trung đoàn không quân số 132, Sư đoàn 44 đóng ở căn cứ không quân Lữ Lương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Thiết kế kỹ thuật

Chiếc J-10 được thiết kế theo kiểu cánh delta liền đuôi với một cặp cánh canard nhỏ ở phía trước, tương tự như loại Eurofighter Typhoon của các nước châu Âu hay JAS-39 Gripen của Thụy Điển.

Thiết kế này giúp máy bay ổn định hơn và giảm được diện tích cách so với kiểu thiết kế với cánh đuôi truyền thống.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-J10-11

So sánh J-10 ( trên cùng) với một số loại máy bay có cùng kiểu thiết kế đã sản xuất trước nó JAS-39 Gripen - Thụy ĐIển (ảnh giữa) và Eurofighter Typhoon (ảnh cuối)

Cửa hút khí duy nhất cho động cơ được thiết kế hình chữ nhật nằm ở phía dưới bụng máy bay. Thiết kế này tạo ra một khoảng trống lớn giữa cửa hút khí và phần thân trước khiến máy bay dễ mất ổn định khi bay tốc độ cao.

Trong phiên bản J-10B, nhà sản xuất đã công bố cửa hút khí kiểu cũ đã bị loại bỏ để thay bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm (DSI). Kiểu thiết kế này của J-10 khiến máy bay kém ổn định và yêu cầu phần mềm điều khiển bay phức tạp nhưng bù lại máy bay lại có tính thao diễn cao ở tốc độ lớn.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-J10-12

Cửa hút gió của J-10A (trên) nằm cách thân trước máy bay một khoảng nên rất mất ổn định. Loại cửa hút khí này phải gia cố với phần thân bằng 6 thanh kim loại nhỏ gắn với thân (được đánh dấu bằng vòng tròn đỏ trong hình). Tuy nhiên, mức độ gắn kết cũng như là "gắn tăm vào đất sét", nhất là khi máy bay bay với tốc độ cao. J-10B (dưới) đã khắc phục nhược điểm này bằng cách thiết kế lại cửa hút khí theo kiểu DSI.

Vị trí buồng lái được đặt ở phần thân trên, đằng trước cặp cánh canard, được thiết kế dạng “bong bóng” giúp phi công có tầm nhìn tốt.

Hệ thống hiển thị trong buồng lái cũng được thiết kế tương tự với các máy bay hiện đại khác với các màn hình LCD hiển thị rõ ràng, hệ thống ngắm bắn và hệ thống màn hình hiển thị thông số bay trên mũ phi công (HMS-Helmet Mounted Sight và HUD- Head up display) giúp phi công dễ dàng quan sát và ngắm bắn hơn trong trận chiến.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-J10-07

Buồng lái của Cheng Du J-10.

Theo CAC, nhà máy sản xuất J-10, hệ thống radar của J-10 được thừa hưởng sự ưu việt của cả công nghệ Nga và Israel, không hề thua kém so với các máy bay thế hệ thứ tư được sản xuất trong những năm 1990 của các nước khác với khả năng theo dõi tới 10 mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa từ hai đến bốn mục tiêu cùng một lúc.

Hệ thống vũ khí

Vũ khí trên J-10 gồm có một khẩu pháo Type-23 hai nòng 23 mm có tốc độ bắn lên 3.000 - 3.400 phát mỗi phút có khả năng bắn được các loại đạn cháy, xuyên giáp hay vạch đường...

Với 11 mấu cứng (6 trên cánh và 5 ở dưới thân), J-10 có khả năng mang nhiều vũ khí khác với tổng khối lượng lên đến 4.500 kg, tùy thuộc nhiệm vụ:

* Với nhiệm vụ không chiến tầm gần, vũ khí mang theo thường gồm bốn tên lửa không đối không tầm trung PL-11 hoặc PL-12, hai tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8 và một thùng xăng phụ 800 lít.

* Với nhiệm vụ không chiến tầm xa, vũ khí mang theo gồm hai tên lửa không tầm trung PL-11/PL-12, hai tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, hai thùng xăng phụ 1.600 lít và một thùng xăng loại 800 lít.

* Với nhiệm vụ tấn công mặt đất, J-10 thường mang theo hai tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, 6 quả bom dẫn đường laser loại 250 kg (hoặc hai quả loại 500 kg), các loại bình xăng phụ và bộ chỉ điểm mục tiêu bằng laser gắn ngoài.

Khả năng mang tên lửa không đối đất của J-10 cũng khá hạn chế và chưa được kiểm chứng.

Kỹ Thuật Quân Sự KHCN-J10-08

Một chiếc J-10B mang đầy đủ vũ khí.

Loại động cơ mà J-10 sử dụng vẫn là loại AL-31F của Nga vốn được dùng cho Su-27,30MK... với lực đẩy cực đại 122,5kN, giúp loại máy bay này có tốc độ bay tối đa lên tới Mach 2.0 hay 2.130 km mỗi giờ. Tốc độ tối đa của Mig-21 là 2.500 km mỗi giờ, Mig-29 là 2.400 km mỗi giờ và Su-27 là 2.500 km mỗi giờ...

Tầm bay tuần tiễu tối đa của J-10 là 3.400 km (khi mang theo số lượng tối đa các thùng xăng phụ) và bán kính chiến đấu tối đa của nó là 1.225 km (với lộ trình bay cao) và 725 km ( với lộ trình bay thấp). J-10 cũng có khả năng tiếp dầu trên không, cực kỳ hữu ích cho những nhiệm vụ hành trình dài.

Dù đã mua của Nga 150 động cơ AL-31F với tổng trị giá lên tới 462 triệu USD nhưng con số này vẫn chưa đủ cho tham vọng sản xuất J-10 của Trung Quốc. Do đó, mới đây nhà máy CAC đã giới thiệu động cơ WS-10A Taihang, với thông số kỹ thuật được công bố có nhiều điểm ưu việt hơn AL-31FN.

Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 120 đến 160 máy bay J-10 gồm ba phiên bản: phiên bản thông thường J-10A, phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi J-10S và phiên bản nâng cấp mới là J-10B giới thiệu vào tháng 2/2009, được cho rằng có nhiều cải tiến hơn so với J-10A.

Trung Quốc đang gấp rút sản xuất tiếp máy bay J-10 với mục đích đưa loại máy bay này sớm trở thành lực lượng nòng cốt thay thế các máy bay Su-27, Su-30 nhập khẩu từ Nga vốn đang đối mặt với nguy cơ thiếu phụ tùng thay thế nghiêm trọng và các loại máy bay J-7, J-8 đã lỗi thời. Khi đó, J-10 sẽ là loại máy bay chủ lực trên các tàu sân bay (đang được đóng) của Trung Quốc.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 7:41 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:09 am

'Thợ săn' Helix Ka-27, sát thủ của mọi tàu ngầm

Được thiết kế, chế tạo từ thời chiến tranh lạnh và trải qua nhiều phiên bản khác nhau, "thợ săn ngầm" Ka-27 vẫn tỏ ra hữu hiệu trong tác chiến chống ngầm của hải quân Nga và nhiều nước hiện nay. Song song với việc phát triển lực lượng tầu ngầm thì chống ngầm cũng là nội dung được các nước chú trọng, bao gồm các hệ thống cảnh giới trinh sát ngầm cố định lẫn di động, và các lực lượng săn ngầm như tàu, máy bay săn ngầm... Trong đó, lực lượng máy bay săn ngầm là lực lượng cơ động, linh hoạt, có khả năng chống ngầm mạnh nhất.

Quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay có lực lượng máy bay chống ngầm mạnh gồm: các trực thăng và máy bay cánh quạt mang phương tiện trinh sát, tìm kiếm, phát hiện và các vũ khí tiêu diệt tàu ngầm như bom chìm, rocket chống ngầm, tên lửa ngư lôi và ngư lôi...

Dòng trực thăng chống ngầm Kamov là nòng cốt của lực lượng trực thăng chống ngầm của Nga. Trong thời chiến tranh lạnh, các trực thăng này đã tỏ ra có nhiều ưu việt trong việc bảo vệ vùng biển rộng lớn.

Kỹ Thuật Quân Sự Ka-27-helix

Ka-27 là loại trực thăng chống ngầm hoạt động hiệu quả nhất trong hải quân Nga.

Trực thăng Kamov Ka-27 (NATO gọi là Helix) được phát triển trên cơ sở mẫu trực thăng Ka-25, sử dụng cho hải quân Liên Xô và hiện là trực thăng chống ngầm tiêu chuẩn của hải quân Nga.

Ka-27 có nhiều phiên bản khác nhau, gồm Ka-27PL dùng để săn ngầm, được gọi là "kẻ đi săn và tiêu diệt"; Ka-27PS dùng cho tìm kiếm cứu nạn; Ka-28 để xuất khẩu; Ka-29 vừa sử dụng để chở quân, vừa sử dụng để tấn công đối phương; Ka-31 dùng để trinh sát, theo dõi.

Đặc điểm kỹ thuật

Sử dụng cánh quạt đồng trục, được làm bằng chất liệu composite và sử dụng chất chống đóng băng, Ka-27 có thể hoạt động ở xứ lạnh, cất, hạ cánh trên boong tàu trong điều kiện tàu bị lắc, tròng trành khi hành trình trên biển trong điều kiện sóng to.

Loại máy bay này còn dùng phương pháp "hai cánh quạt nâng đồng trục" nên bỏ được cánh quạt ở đuôi. Hai bộ cánh quạt quay đồng trục, ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mômen làm quay thân máy bay. Hệ thống cánh quạt đồng trục giúp Ka-27 có thể hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt là trong các trường hợp di chuyển đột ngột theo nhiều hướng khác nhau.

Do Ka-27 không sử dụng cánh quạt đuôi nên rất dễ điều khiển, không bị ảnh hưởng của gió thổi ngang. Đặc biệt, nó có thể cất, hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Do đường kính cánh quạt nhỏ nên kích thước của Ka-27 rất gọn, có thể triển khai trên các tàu chiến loại nhỏ.

Kỹ Thuật Quân Sự Kamov_KA-27_Helix_helicopter

Do có kích thước nhỏ, gọn nên Ka-27 có thể cất, hạ cánh trên các tàu chiến loại nhỏ.

Do được chế tạo bằng các chất liệu chống ăn mòn và xâm thực, nên Ka-27 có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt trên biển. Trực thăng được lắp các phao hình cầu cho phép hạ cánh trên mặt nước trong điều kiện khẩn cấp.

Ka-27 được trang bị hệ thống động lực gồm hai động cơ trục tua bin TV3-117KM. Ka-28 sử dụng hai động cơ loại mạnh hơn, TV3-117VK, do đó nó có thể tăng trọng lượng cất cánh cũng như phạm vi hoạt động.

Hệ thống phát hiện tàu ngầm

Các trang bị điện tử của trực thăng Ka-27 bao gồm: radar trinh sát được đặt ngay dưới mũi máy bay, thiết bị sonar ngầm dưới biển và phao thủy âm để phát hiện tàu ngầm.

Ka-27 được trang bị hệ thống radar vừa có chức năng dò tìm, phát hiện mục tiêu ngầm, vừa có chức năng hỏi đáp, dẫn đường. Sonar ngầm VGS-3 dùng để phát hiện tàu ngầm, xác định chính xác tọa độ của tàu ngầm. Ka-27 cũng có hệ thống dò tìm các trạng thái dị thường và máy thu để dò tìm và dẫn đường cho các trực thăng khác về phía các phao thủy âm. Thiết bị săn ngầm của Ka-27 cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km. Ka-27 có thể tiến hành các hoạt động trinh sát ngầm trong điều kiện biển động cấp 5, trong phạm vi bán kính lên tới 200 km.

Kỹ Thuật Quân Sự GelendzhikKa27s_1

Ka-27 thường tác chiến theo đội hình, ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, chiếc còn lại tiếp nhận thông tin và tiêu diệt mục tiêu. Trong điều kiện chiến đấu, Ka-27 luôn hoạt động theo đội hình gồm ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện mục tiêu, truyền thông tin sang chiếc bên cạnh để tiêu diệt mục tiêu. Toàn bộ quá trình dò tìm, khóa mục tiêu được thực hiện một cách tự động. Nhiệm vụ của phi công chỉ là lựa chọn vũ khí và nhấn nút để tiêu diệt.

Hệ thống vũ khí

Về vũ khí, Ka-27 được trang bị các loại như: Ngư lôi tự dẫn 533 mm, Tên lửa ngư lôi, 10 bom chùm PLAB 250-120 và hai bom OMAB. Ngư lôi tự dẫn 533 mm được đặt trong một khoang sấy nhằm đảm bảo độ tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết. Cho dù loại ngư lôi 533 mm này có kích thước lớn nhưng ưu điểm của nó là có thể tiêu diệt được hầu hết các loại tàu ngầm trên thế giới.

Kỹ Thuật Quân Sự Ka27_cp

Hệ thống điện tử chưa hiện đại nên chiếm nhiều diện tích khoang lái. Nhược điểm duy nhất của Ka-27 nằm ở hệ thống điện tử. Do hệ thống điện tử không hiện đại nên chiếm nhiều diện tích trong khoang lái. Radar săn ngầm của Ka-27 cũng quá lớn khiến hạn chế trong việc trang bị thêm các loại vũ khí khác.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 3:31 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:10 am

Máy bay trực thăng cánh quạt đồng trục

Máy bay trực thăng (MBTT) thông thường sử dụng một động cơ chính ở đầu máy bay cung cấp lực nâng cho máy bay cất cánh và di chuyển trên không. Để máy bay hoạt động bình thường, các MBTT thông thường cần có thêm cánh quạt ở phía đuôi để triệt tiêu mô-men xoay của thân máy bay khi "đĩa" cánh quay chính hoạt động. Yếu tố này làm MBTT trở thành một cỗ máy hoạt động phức tạp và chứa đựng không ít rủi ro. Tuy nhiên, có một phương pháp giúp loại bỏ những yếu tố phức tạp đó trên máy bay trực thăng thông thường là sử dụng cánh quạt đồng trục.

MBTT sử dụng cánh quạt đồng trục có hai hệ cánh quạt quay ngược chiều nhau được gắn cùng trục chính trên nóc máy bay. Việc hai cánh quạt chuyển động ngược chiều giúp triệt tiêu hoàn toàn mô-men xoay trên thân máy bay, giúp máy bay có tính năng bay rất ổn định.

Một số MBTT sử dụng cánh quạt đồng trục có thể kết hợp với động cơ phản lực để tăng tốc độ bay lên tới 400km/giờ và cao hơn. Hai cánh quạt khi hoạt động cũng đem lại cho máy bay lực đẩy tối ưu so với một cánh quạt hoạt động đơn ở các MBTT thông thường.

Khi sử dụng cánh quạt đồng trục, máy bay trực thăng loại bỏ hoàn toàn cánh lái đuôi, giúp máy bay nhỏ gọn hơn, rất thuận lợi khi sử dụng trên tàu chiến. Hiện tại, các MBTT chống ngầm, trinh sát trên các tàu chiến của Nga đều sử dụng các trực thăng dạng này, điển hình như các loại máy bay Ka-27, Ka-31.

Kỹ Thuật Quân Sự Ka-31_6
Ka-31
MBTT với kết cấu cánh quạt đồng trục có khả năng di chuyển rất nhanh theo các hướng với tốc độ như khi bay thẳng; khả năng xoay chuyển nhanh ngay cả khi máy bay đứng yên giúp máy bay rất phù hợp khi tác chiến tại đô thị. Điển hình cho mẫu này là các MBTT Ka-50 và Ka-52 của Nga với khả năng bay độc đáo và mang được một khối lượng lớn vũ khí trang bị. Cơ chế thoát hiểm cho kíp bay trên MBTT cánh quạt đồng trục nâng cao đáng kể khả năng sống sót của phi công vì khi máy bay gặp nạn, kết cấu cánh quạt đồng trục sẽ được kích nổ, giúp phi công dễ dàng thoát khỏi máy bay hơn.

Kỹ Thuật Quân Sự Ka52_04
Ka-52
Tuy nhiên, MBTT với kết cấu cánh quạt đồng trục cũng có những nhược điểm như việc điều khiển cùng một lúc chuyển động của hai cánh quạt quay trên một trục là rất phức tạp. Các máy bay dạng này khi chuyển hướng đột ngột ở tốc độ cao rất dễ va cánh quạt vào nhau bởi nguyên lý sử dụng sự không đồng tốc của hai cánh quạt để đổi hướng cho máy bay.

Hiện tại, đi đầu thế giới về công nghệ chế tạo MBTT sử dụng cánh quạt đồng trục là Hãng chế tạo hàng không Kamov của Nga. Các sản phẩm của hãng không chỉ chinh phục thị thường máy bay quân sự, mà cả máy bay dân sự nhờ các tính năng bay độc đáo của máy bay sử dụng cánh quạt đồng trục.

Với những đặc tính “độc đáo”, MBTT sử dụng cánh quạt đồng trục đang tiếp tục được nghiên cứu và phát triển, nhất là các MBTT tốc độ cao.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 3:35 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:11 am

'Ngựa chiến' già nua MiG-21 và chương trình hiện đại hóa

Tuy lỗi thời so với các chiến đấu cơ thế hệ mới, MiG-21 vẫn đóng vai trò là tiêm kích chủ lực trong không quân nhiều quốc gia. Để đáp ứng các yêu cầu mới, một số nước đã đưa ra các chương trình hiện đại hóa, nâng cấp MiG-21. Sau đây là một số chương trình nâng cấp - hiện đại hóa điển hình:

Chương trình MiG-21Lancer (Không quân Romania)

MiG-21 Lancer là kết quả của chương trình hợp tác giữa Elbit system (Israel) và Aerostar SA (Romania) nhằm hiện đại hóa hơn 100 tiêm kích MiG-21M/MF/bis cho Không quân Romania.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.81
MiG-21 Lancer của không quân Romania

Lancer được trang bị nhiều thiết bị điện tử mới, như hệ thống định vị tiên tiến hỗ trợ hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và cải thiện khả năng tác chiến ban đêm của MiG-21 như VOR/ILS, INS và ADF. Bên trong buồng lái được cải tiến nhiều, mang lại sự tiện nghi, thoải mái cho phi công. Về mức độ an toàn bay cũng nâng cao hơn.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.77
Buồng lái của phiên bản MiG-21 Lancer A.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.75
Buồng lái của MiG-21 Lancer C.

Hệ thống vũ khí ngoài pháo GSh-23 23mm, Lancer mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73. Đặc biệt hơn, chúng đã cải tiến lắp đặt cả những vũ khí của phương tây như Python 3 và Magic 2.

Ngoài ra, MiG-21 Lancer cũng cải thiện khả năng trang bị vũ khí chính xác cao, vũ khí dẫn đường bằng laser. Bên cạnh đó là những loại bom, rocket không điều khiển.

Chương trình MiG-21 Lancer của Romania chia thành ba phiên bản:

-MiG-21 Lancer A là phiên bản nâng cấp với nhiệm vụ tấn công mặt đất trang bị vũ khí có điều khiển.

-MiG-21 Lancer B là phiên bản huấn luyện chiến đấu của Lancer với hai chỗ ngồi.

-MiG-21 Lancer C là phiên bản chiến đấu chiếm ưu thế trên không, lắp đặt radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032, thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ phi công, phía trong buồng lái có hai màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.79
Phiên bản tấn công mặt đất MiG-21 Lancer A.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.80
Phiên bản huấn luyện chiến đấu MiG-21 Lancer B.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.82
Phiên bản chiến đấu chiếm ưu thế trên không MiG-21 Lancer C.

Hiện nay, Romania có kế hoạch sẽ thay thế MiG-21 Lancer vào năm 2010-2011 bằng các chiến đấu cơ thế hệ mới gồm Eurofighter Typhoon, F-16 và JAS-39 Gripen. Dự trù kinh phí cho kế hoạch lên tới 6,2 tỉ USD bao gồm cả công tác huấn luyện và các hỗ trợ khác.

Chương trình MiG-21-2000 (Israel)

MiG-21-2000 là chương trình nâng cấp tiêm kích đánh chặn tầm gần MiG-21 do Israel thực hiện. Chương trình MiG-21-2000 tập trung vào nâng cấp thiết bị điện tử hàng không, cải tiến buồng lái và hệ thống vũ khí.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.84
Máy bay tiêm kích và tấn công mặt đất MiG-21-2000.

Buồng lái của MiG-21 nguyên bản được đánh giá là thiếu các thiết bị điện tử hàng đại cần có trên một chiến đấu cơ thế hệ mới, đồng thời không gian chật chội không thoải mái. Do vậy, MG-21-2000 tập trung nhiều vào nâng cấp buồng lái bao gồm: lắp màn hình hiển thị trước mặt (HUD), màn hình màu đa năng nằm ngang tầm mắt, thiết bị điều khiển HOTAS và cặp thiết bị bán dẫn camera (CCD).

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.83
Buồng lái nâng cấp của MiG-21-2000.

Ngoài ra, đối với phi công,họ trang bị hệ thống hiển thị và ngắm bắn trên mũ (DASH) cho phép nhận biết, phát hiện sớm kẻ địch, điều khiển ngắm bắn mục tiêu một cách dễ dàng.

Hệ thống dẫn đường trên máy bay cải tiến với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống định vị quán tính (INS), máy tính truyền dẫn dữ liệu trên không đảm bảo tăng khả năng dẫn đường và bắn vũ khí đạt độ chính xác cao.

MiG-21-2000 cũng được trang bị radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 có tầm hoạt động 46 km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt một trong số đó.

Gói nâng cấp MiG-21-2000 cho phép máy bay có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn. Chúng mang bốn tên lửa trên bốn giá treo gồm: tên lửa không đối không AA-2 Atoll, tên lửa chống radar AA-2C, tên lửa không đối không tầm trung Python 3 và bom dẫn đường laser MBT Griffin.

Theo một số nguồn tin, Israel đang hợp tác nâng cấp MiG-21 của Campuchia và Zambian lên tiêu chuẩn MiG-21-2000.

Chương trình MiG-21-93 (Nga)

MiG-21-93 là chương trình nâng cấp được thực hiện dựa trên sự phối kết hợp của nhiều công ty chế tạo vũ khí của Nga gồm: tập đoàn Rosvoorouzhenie state, nhà máy chế tạo máy bay Sokol, công ty Phazontron-NIIR, MAPO-MiG và GosNIIAS.

MiG-21-93 được phát triển trở thành tiêm kích đánh chặn đa nhiệm vụ, trang bị các hệ thống thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, mang vũ khí có điều khiển, vũ khí có độ chính xác cao. Đáp ứng các nhiệm vụ không chiến, tấn công mặt đất.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.78
Máy bay tiêm kích - đánh chặn đa nhiệm MiG-21-93 của không quân Ấn Độ.

Thực sự, chương trình MiG-21-93 có sự khác biệt rõ rệt so với MiG-21 Lancer và MiG-21-2000. Trong khi Israel và Romania chú ý đến cải tiến nhiều về trang bị buồng lái phi công, đem lại sự tiện nghi thoải mái, trong khi hệ thống vũ khí vẫn chưa có quá nhiều sự khác biệt. Người Nga lại tập trung chăm chút nhiều hơn cho hệ thống hỏa lực của máy bay và chỉ cải tiến nhỏ trong buồng lái.

Trong buồng lái của MiG-21-93, người Nga trang bị thêm màn hình hiển thị trước mặt (HUD), thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ phi công, hệ thống định vị quán tính (INS), máy tính truyền dẫn dữ liệu trên không, hệ thống định vị vô tuyến tầm ngắn.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.73
Buồng lái đã được nâng cấp của MiG-21-93

Tiêm kích đánh chặn đa nhiệm MiG-21-93 lắp đặt radar điều khiển hỏa lực Kopyo có những tính năng vượt trội so với EL/M-2032. Ví dụ, tầm hoạt động của Kopyo là 56km cao hơn so với EL/M-2032, Kopyo dò tìm và theo dõi 10 mục tiêu đồng thời tiêu diệt hai trong số đó.

Hệ thống vũ khí của MiG-21-93 có những cải tiến nâng cao hiệu quả chiến đấu rõ rệt. MiG-21-93 mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73; tên lửa không đối không tầm trung R-27R1/T1, RVV-AE; tên lửa chống radar Kh-25MP; bom có điều khiển dẫn đường bằng TV KAB-500KR.

Kỹ Thuật Quân Sự Khcn_hdhmig.76
Tiêm kích đánh chặn đa nhiệm MiG-21-93 mang nhiều vũ khí hiện đại, có độ chính xác cao.

Ngoài ra, MiG-21-93 vẫn mang vũ khí không điều khiển như rocket S-5, S-8, S-13, S-24 và bom 250-500kg. Đánh giá sau khi nâng cấp, khả năng không chiến tầm xa của MiG-21-93 tăng gấp 10 lần và tính năng tổng hợp tăng gấp 3 lần.

Năm 1995, Không quân Ấn Độ đã ký hợp đồng nâng cấp hơn 120 chiếc MiG-21bis lên tiêu chuẩn MiG-21-93. Dự kiến, MiG-21 của Ấn Độ sẽ kéo dài sứ mệnh của mình đến tận năm 2015.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 3:43 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:11 am

Tìm hiểu 'cánh cụp, cánh xòe' Su-22

Su-22 hay Su-17 (phiên bản nội địa của Liên Xô) được biết tới như là thế hệ máy bay có khả năng thay đổi tốc độ nhanh chóng, nhờ đôi cánh có thể cụp vào, xòe ra. Trong những năm đầu của thời kỳ chiến tranh lạnh, thế hệ máy bay cánh quạt vốn thống lĩnh bầu trời của thế chiến thứ hai đã trở lên lạc hậu và bình minh của máy bay sử dụng động cơ phản lực đã bắt đầu.

Su-17 (Su-22), xương sống của không quân Liên Xô những năm 1970

Nhằm chế tạo ra một chiếc máy bay vừa có đủ độ nhanh nhẹn, linh hoạt để trở thành một máy bay tiêm kích, vừa có trọng tải lớn, tầm bay xa để làm tốt nhiệm vụ tấn công mặt đất, nhà máy Sukhoi đã cho ra mắt mẫu thử nghiệm S1 “Strela”, sau đó đã đổi tên thành Su-7 (định danh NATO là Fitter-A).

Kỹ Thuật Quân Sự A11
Máy bay Su-22 của không quân Ba Lan.

Ngay khi bay thử vào tháng 4/1956, Su-7 đã khiến giới chuyên môn ngỡ ngàng khi lập kỷ lục về tốc độ của Liên Xô khi đó với tốc độ lên tới 2.170 km một giờ. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, máy bay này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là do hình dạng dài và hẹp nên Su-7 cần đường băng rất dài để cất cánh và khá kém về khả năng thao diễn

Năm 1969, mẫu thiết kế Su-17 (định danh NATO là Fitter-K) ra đời dựa trên loại máy bay Su-7B với cặp cánh có khả năng thay đổi hình dạng (cánh cụp cánh xòe), khắc phục những nhược điểm trên của Su-7

Kỹ Thuật Quân Sự A4

Su-22 có bề ngoài gần giống máy bay tiêm kích Mig-21, tuy nhiên, có thể phân biệt nhờ vào đôi cánh có thể thay đổi góc mở.

Sau đó, trong 20 tiếp theo, Su-17 đã được sản xuất với số lượng lớn cho sử dụng trong nước và xuất khẩu dưới tên Su-22. Mặc dù thiết kế cánh cụp cánh xòe của Su-17 mới chỉ ở dạng sơ khai (chỉ có nửa cuối cánh là có thể thay đổi hình dạng) so với các mẫu hoàn thiện hơn sau này như Su-24 hoặc F-111 của Mỹ, nhưng suốt những năm 1970, Su-17 vẫn là xương sống của lực lượng máy bay tấn công mặt đất của Liên Xô.

Hệ thống vũ khí

Su-22, phiên bản xuất khẩu của Su-17, là loại máy bay một động cơ, trang bị động cơ Lyulka AL-21F với cửa lấy khí được thiết kế ở ngay mũi máy bay đặc trưng của các loại máy bay thế hệ hai (tương tự Mig-17, 19, 21). Ngoài ra, Su-22 còn nổi bật với thân dài, buồng lái lớn và đặc biệt là cặp cánh có khả năng thay đổi hình dạng. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt loại máy bay này với Mig-21, có hình dáng tương tự.

Về vũ khí, Su-22 được trang bị hai pháo NR-30 30mm với 80 viên đạn mỗi khẩu, ngoài ra, hai mấu cứng dưới cánh Su-22 có thể gắn tên lửa đối không tầm nhiệt R-60 để tự vệ.

Kỹ Thuật Quân Sự A5
Tên lửa đối đất chống radar Kh-28 chuẩn bị được gắn lên Su-22.

Vũ khí chính của Su-22 được gắn ở 10 mấu cứng dưới thân bao gồm rocket 32 mm, các loại bom rơi tự do hoặc bom dẫn đường hoặc các loại tên lửa đối đất như Kh-23 Grom, tên lửa chống radar Kh-28 với tổng khối lượng lên đến bốn tấn.

Phiên bản xuất khẩu nâng cấp mới nhất hiện nay của Su-22 với tên gọi Su-22M4 được sử dụng ở các nước như Ba Lan, Việt Nam... còn có thể mang theo tên lửa chống hạm hiện đại Kh-31A (tầm bắn 70 km) hoặc tên lửa chống radar Kh-31P (tầm bắn 110 km).

Với khả năng mang theo đến 3.770 kg nhiên liệu, Su-22 có tầm bay chiến đấu lên đến 1.150 km (tốc độ tối đa lên tới 1,7 M với 1.860 km mỗi giờ và tầm bay tuần tiễu lên tới 2.300 km ở tốc độ 1.400 km mỗi giờ.

Những hạn chế theo thời gian

Dù đang được 26 nước trên thế giới sử dụng và nâng cấp lên bản M4, thực hiện thời kỳ 1983-1988, Su-22 vẫn không tránh khỏi những nhược điểm chết người của một chiếc máy bay thế hệ thứ hai và sự tàn phá của thời gian.

Kỹ Thuật Quân Sự A2
Hệ thống Klen-S gồm kính ngắm quang học kết hợp thiết bị đo xa bằng laser dùng để xác định mục tiêu cho tấn công mặt đất của Su-22.

Với thiết kế cửa lấy khí ở mũi máy bay (vốn là vị trí đặt radar ở các loại máy bay hiện đại), radar của Su-22 khá nhỏ và không có tác dụng dẫn bắn cho một số loại vũ khí hiện đại nó mang theo.

Thêm vào đó, với các loại tên lửa đối đất tầm xa, Su-22 bắt buộc phải đeo thêm bộ phận dẫn bắn phụ hay phụ thuộc vào radar của các máy bay khác hoặc radar mặt đất.

Kỹ Thuật Quân Sự A6

Báo cáo của ITWL mô tả một số vị trí dễ bị hỏng hóc nhất trên Su-22.

Hơn nữa, trong quá trình sử dụng đã kéo dài đến 50 năm, một số hỏng hóc phát sinh của Su-22 là rất nghiêm trọng và khó có thể khắc phục. Theo báo cáo của trung tướng Slawomir Klimaszewski và thiếu tá Andrej Leski, Viện nghiên cứu kỹ thuật Wojsk Lotniczych, trực thuộc không quân Ba Lan, trong các hỏng hóc chủ yếu của Su-22 biên chế thuộc không quân Ba Lan, 4% là lỗi của động cơ, 10% của cấu trúc, 16% của hệ thống vũ khí, 25% của thiết bị thông tin liên lạc và 45% lỗi thuộc về các thiết bị điện tử.

Một số hỏng hóc có chi phí sửa chữa cao, làm giảm đáng kể chất lượng máy bay như các hỏng hóc về nắp buồng lái hoặc các lỗi ăn mòn.

Kỹ Thuật Quân Sự A3
Buồng lái được nâng cấp hiện đại của Su-22M4.

Điều níu kéo sự tồn tại của Su-22 trong biên chế không quân của nhiều nước là ví nó có giá cả khá dễ chịu so với tính năng có được, Su-22, đặc biệt là các bản nâng cấp hiện đại nhất như Su-22M4 vẫn được nhiều nước duy trì trong biên chế. Thế nhưng, trong quá trình hiện đại hóa quân đội của các quốc gia, “lão tướng” Su-22 không tránh khỏi sự thay thế bằng các máy bay hiện đại hơn như Su-30.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 3:50 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:12 am

Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không

Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, các quốc gia có nền khoa học-kỹ thuật tiên tiến đã phát triển mẫu máy bay trang bị ra-đa mạnh, bay cao, cho phép bao quát một vùng không gian rộng lớn lên tới hàng trăm dặm. Các máy bay thực hiện nhiệm vụ này thường được gọi chung là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AEW&C). Máy bay AEW&C có thể thực hiện nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch tấn công và phòng thủ trên không. Khi tấn công, nó sẽ là “hoa tiêu” dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu. Khi phòng thủ, nhờ khả năng “kiểm soát” một vùng không gian rộng lớn, AEW&C cho phép phát hiện sớm đối phương và lên các phương án ngăn chặn. Ngoài ra, AEW&C cũng được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát và C2BM (chỉ huy và điều khiển, kiểm soát chiến trường). Các máy bay AEW&C hiện đại thường có khả năng phát hiện ra máy bay của đối phương ở khoảng cách 250 dặm (402km). Tầm quan sát và phát hiện của AEW&C ngoài tầm kiểm soát của hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không hiện tại. Mỗi máy bay AEW&C có khả năng kiểm soát một diện tích khoảng 311,990 km2 .

Kỹ Thuật Quân Sự E-2_1
Máy bay E-2 Hawkeye của Mỹ

Trong chiến đấu, AEW&C đóng vai trò như “con mắt” của phi đội. Nhờ AEW&C, các máy bay chiến đấu sẽ không phải bật ra-đa chủ động gây lộ vị trí và có được khả năng “tàng hình tương đối” với đối phương. Điều này sẽ nâng cao khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn của máy bay đồng minh, mà đối phương không phát hiện được. Một vài máy bay AEW&C hiện tại trên thế giới có thể kể tới như: E-2 Hawkeye, E-3 Sentry, P-3 Orion (Mỹ); Beriev A-50U Shmel, Ka-31 (Nga); IAI 707 (I-xra-en)… Không quân Mỹ là lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới sở hữu các máy bay thực hiện nhiệm vụ AEW&C. Máy bay TBM-3W chính thức phục vụ trong biên chế không quân Mỹ từ tháng 3-1945, với ra-đa AN/APS-20 có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 160km. Năm 1958, quân đội Nga mới bắt đầu phát triển các máy bay có chức năng tương tự. Phụ trách chương trình này là Tổ hợp chế tạo hãng hàng không Typolev và kết quả là máy bay Tu-114 ra đời. Tiếp đó, một loạt các máy bay thực hiện chức năng AEW&C cũng được các quốc gia khác tập trung phát triển như I-xra-en, Nhật Bản, Bra-xin…

Do kỹ thuật chế tạo phức tạp và chi phí sản xuất cao, nên trên thế giới hiện nay chỉ có một vài quốc gia có khả năng chế tạo và sở hữu các máy bay AEW&C như Mỹ, Nga, Thụy Điển, I-xra-en... Tuy nhiên, máy bay AEW&C là yêu cầu tất yếu đối với lực lượng không quân các nước vì những khả năng to lớn mà nó đem lại.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 3:52 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:13 am

Su-47 - Đại bàng vàng cánh ngược

Người yêu thích máy bay quân sự chắc chắn không thể bỏ qua lịch sử đầy thú vị và bí ẩn về chiếc máy bay thử nghiệm của công ty Sukhoi, có tên gọi “Su-47” ( tên gọi khác “S-32”, “S-37” hay “Berkut” (Đại bàng vàng ). Lọt “tuyệt mật” ra ngoài

Lịch sử ngắn gọn của chiếc chiến đấu cơ này như sau :


Việc chế tạo chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của công ty Sukhoi được

nhắc đến lần đầu tiên ở những tạp chí quân sự phương Tây vào giai đoạn 1994-1995.

Người ta cho rằng người Nga đã thiết kế máy bay Su-47 vào khoảng cuối thập kỷ 80. Trong các phương tiện thông tin đại chúng, chiếc máy bay này xuất hiện với kí hiệu “S-32”. Ban đầu, điều duy nhất mà người ta có thể biết về “S-32” là hệ thống thiết kế khí động học của nó: Dạng cánh ngược ( khác với những chiến đấu cơ trước đây có cánh xuôi).

Thế nhưng, đại diện của Sukhoi lại hoàn toàn phủ nhận về sự tồn tại của một chiếc máy bay như thế. Tuy nhiên, tình thế lại thay đổi đột ngột khi vào ngày mùng 3-4-1996 trên báo “ Người đưa tin hàng không” bỗng xuất hiện một bức anh của Skruinhikov ( lúc đó là tổng biên tập của tờ báo trên). Bức ảnh này đã gây ấn tượng sâu sắc cho tất cả những người đang tham gia cuộc họp giữa hội đồng tham mưu Không quân Liên bang Nga và đại diện của ngành công nghiệp hàng không. Trong bức ảnh xuất hiện 2 mô hình máy bay nằm trong một căn phòng, mà một trong số đó là tiêm kích đa mục tiêu Su-27M ( Su-35), chiếc còn lại sơn màu đen với sô hiệu 32 trên vỏ với đôi cánh ngược. Đó là mô hình của chiếc chiến đấu cơ thế hệ mới, trên thân được đóng dấu “ tuyệt mật”.

Nga thì ráo riết điều tra, “con đường” đưa bức ảnh đó ra ngoài. Còn các nước vốn “gờm” hàng không Nga thì thận trọng nghiên cứu “con ó” này. Những chuyên gia người Anh đã xử lí kỹ càng bức ảnh đó tới mức trở thành một mô hình rõ ràng tới từng chi tiết nhỏ nhất.

Vào tháng 12-1997 tuần báo hàng không Flight International đã xuất bản bài báo, với tên gọi: “Sukhoi đang trình làng chiến đấu cơ thế hệ mới” của tác giả Duglas Barry và Aleksdr Velovich (nguyên là đội trưởng đội thiết kế của công Ty Mikoian - công ty chế tạo MIG) . Trong làng báo chí bỗng xuất hiện một làn sóng các ấn phẩm, trong đó dựa vào những bức hình của chiếc S-32 mà các tác giả đã phân tích những tính năng giả định, khả năng chiến đấu của chiếc chiến đấu cơ mới này.


Đại diện của công ty Sukhoi thì tiếp tục giữ im lặng, và tuyên bố rằng họ không hề biết về bất kỳ chiếc chiến đấu cơ cánh ngược nào cả “có lẽ có vài đề án trên giấy” – Trích lời đại diện của Sukhoi. Những nhà báo kiêm “điều tra viên” còn đưa ra kết luận rằng: “Thông tin mật được rò rỉ từ nội bộ của Sukhoi”


Đột ngột xuất hiện

Thế rồi tháng 7-1997 chiếc chiến đấu cơ mà “cả thế giới đang săn tìm” đã được bí mật chuyển tới sân bay Gromov ở thành phố Giukovski, nơi tiến hành những cuộc bay thử nghiệm đầu tiên. Thậm chí màn trình diễn của “S-32” đã được chuẩn bị xong cho cuộc triển lãm hàng không quốc tế của Nga (MASK 97). Nhưng vào những giờ phút cuối cùng lãnh đạo của Không quân Nga cho rằng chưa phải là thời điểm chín muồi. Và chỉ vào năm 1999 ở triển lãm hàng không quốc tế của Nga “S-32” mới được bay biểu diễn trên không trung chứ không được trưng bày trong gian triển lãm. Có kế hoạch đưa trưng bầy “S-32” ở nước ngoài, nhưng không nhận được sự đồng ý từ phía Bộ Quốc phòng Nga. Ngày 7-12-1997, chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, F-22 với công nghệ tàng hình của Mỹ thực hiện chuyến bay đầu tiên.


Rõ ràng với tình thế đang diễn ra, Nga không thể tiếp tục giữ kín về thông tin của chiếc máy bay “gây xôn xao dư luận” và ngày 25-12-1997, đã diễn ra chuyến bay đầu tiên, kéo dài 30 phút trong âm thầm và lặng lẽ, của chiếc tiêm kích này với tên gọi mới là: “S-37-1” (ký hiệu đó hàm ý sau chiếc “đầu tiên” sẽ còn có một phiên bản “thứ hai” khác nữa) và do Igor Votinsev phi công lái máy bay thử nghiệm của Sukhoi điều khiển.

Hai ngày sau chuyến bay đầu tiền vào 27-12 trên tờ “Báo Nga” đã đăng tải thông tin về thử nghiệm đầu tiên của chiếc máy bay mới của thế hệ thứ 5. Đến 8-10 thông tin tương tự cũng được loan đi qua hãng thông tấn Itar-Tass. Phần lớn công việc đã hoàn thành – máy bay đã chế tạo xong và bay trên không trung mà không có bất cứ sự cố gì. Công việc còn lại là chỉ nhờ hệ thống truyền thông tạo ra một quả bom thông tin rùm beng nhằm quảng bá phô trường sức mạnh của “S-32” mà thôi. Sức nóng của giới săn tin tăng dần lên ..

Ngày 18-10, 5 ngày sau chuyến thứ 4 của “Berkut” đã diễn ra lễ “ra mắt” S-37 với các quan chức ngành công nghiệp hàng không và Bộ Quốc phòng Nga (sự thật, là hôm đó lãnh đạo của Không quân Nga không tham dự). Nhà báo không được phép tham gia vào buổi “ra mắt” đó. Ngày 23-10 những bức hình về S-37 và những đặc tính kỹ thuật được “bật đèn xanh” để đăng tải trên 2 tờ “ Báo chí độc lập” và “ Thương mại hằng ngày”. Vào tuần lễ tiếp theo những tài liệu trên đã trở thành “tài sản chung” của công luận

Trên tờ “ Thương mại” với bài báo có nhan đề “ Tiêm kích của thế kỉ 21, S-37 sẽ giúp Nga thống trị thị trường vũ khí toàn cầu” của tác giả Leonid Zavarski, với một tinh thần tự hào dân tộc nồng nhiệt đã “đá xéo” những máy bay thế hệ mới của Mỹ rằng, “Berkut - Đại bàng vàng vượt trội F-22 nhờ có hệ thống cánh ngược”.

Đồng loạt những bài báo khác của Nga đều tung ra những tiêu đề hết sức hoành tráng về chiếc chiến đấu cơ “đầy bí hiểm” này. Tiếp tục một xi-căng-dan (scaldal) đã được tạo ra xung quanh chiếc máy bay của công ty Mikoian mang số hiệu “1.44”, chế tạo trong quá trình hoàn thiện công nghệ tiêm kích đa chức năng của đề án “1.42”, bằng việc so sánh trực tiếp với S-37. Tất cả viết ra với mục đích thăm dò xem bức ảnh kia rò rỉ ra hay chỉ là một đòn tung hỏa mù được suy tính kỹ từ trước

Vậy còn “chiếc máy bay với đôi cánh ngược phía trước” thì sao ? Sau khi làn mây mù thông tin tan dần đi, người ta đã định danh nó cụ thể hơn như sau : “ Máy bay thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ của tương lai”, và một thời gian sau nó có tên gọi mới : “ Su-47”

Kỹ Thuật Quân Sự Su-47_03
SU-47 nhìn từ các hướng

Vén bức màn tuyệt mật

Năm 1983 M.P.Simonov, lúc đó là thứ trưởng thứ nhất phụ trách công nghiệp hàng không Liên Xô đã bổ nhiệm Silaev làm tổng công trình sư chính của phòng thiết kế Sukhoi. Cũng vào năm đó Simonov đã có ý tưởng hiện thực hóa tính ưu điểm của hệ thống cánh ngược trên máy bay chiến đấu. Đầu tiên đề án chế tạo máy bay với hệ thống cánh ngược được kí hiệu là S-22. Những ưu điểm chính của máy bay với hệ thống cánh ngược như sau : Tăng đáng kể chất lượng khí động học trong tác chiến ( đặc biệt khi máy bay hoạt động ở vận tốc nhỏ ), lực kéo lớn hơn so với hệ thống cánh xuôi trên cùng một bề mặt diện tích, tăng khả năng bay xa trên vận tốc siêu âm thanh nhờ có sự giảm thiểu lực ma sát cân bằng, điều khiển dễ dàng hơn ở vận tốc nhỏ, hệ thống cơ khí của cánh làm việc ở điều kiện tốt hơn, tăng thể tích bên trong máy bay ở những chỗ nối giữa cánh và thân. Để tăng độ cứng của cánh có kết cấu kim loại truyền thống thì dẫn đến việc tăng khối lượng của máy bay. Giải pháp đó được thay thế bằng vật liệu carboplastic

Trong quá trình thiết kế tiêm kích S-22 có một vấn đề nẩy sinh là, kết cấu quá nặng, nên khó có thể áp dụng tính toán đưa ra những đặc tính của máy bay. Cùng lúc đó yêu cầu của bên đặt hàng đã thay đổi. Bởi vậy phòng thiết kế Sukhoi đã đi đến việc chế tạo một đề án mới có tên gọi S-32. Công ty Mỹ “Grumman” vào thởi điểm đó đã có 2 máy bay X-29 với hệ thống cánh ngược, và toàn bộ vấn đề liên quan đến hệ thống cánh ngược chỉ được nghiên cứu ở Mỹ trong vòng hơn 5 năm ( những nghiên cứu trước kia về hệ thống cánh ngược đã từng được thực hiện ở Đức vào những năm 40 )

Sau một vài năm tự thiết kế, nghiên cứu, Simonov đã chuyển giao đề án thiết kế S-32 trực tiếp cho Pogosian (lúc đó là giám đốc của Sukhoi ), cũng là phó công trình sư trưởng. Cuối cùng chiếc máy bay cũng có kí hiệu là S-37, và tên gọi là Berkut-Đại bàng vàng.

Vào cuối những năm 80, nhà máy sản xuất máy bay Irkut đã được giao sản xuất một vài nguyên mẫu để thí nghiệm. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1991 đã làm gián đoạn nguồn tài chính. Những công việc tiếp theo được tiến hành bằng những phương tiện của cá nhân công ty Sukhoi, do đó chỉ chế tạo thành công được một nguyên mẫu có kí hiệu là S-37. Trên chiếc S-32 được thiết kế lăp đặt động cơ AL-41F với hệ thống thay đổi véc-tơ lực đẩy, là phương án dự trù được xem xét thay cho động cơ D30F-6M.

Ít người có thể trông đợi, trong hoàn cảnh chính trị và kinh tế bất ổn đó mà công ty Sukhoi có thể chế tạo và thử nghiệm thành công máy bay mới. Thế nhưng, Sukhoi không những làm được điều đó mà còn đưa ra cả lịch trình bay thử nghiệm của Su-47. Theo tuyên bố của Simonov, S37 là máy bay thử nghiệm, được chế tạo với mục đích hoàn thiện máy bay thế hệ mới trong tương lai. Trong chiếc S-37 ứng dụng hệ thống khí động học độc đáo ( hệ thống cánh ngược với cánh phụ nằm ngang đằng trước và cánh thường ở đằng sau ), cũng như kết cấu vật liệu mới, vỏ và hệ thống điều khiển.

Kỹ Thuật Quân Sự Sukhoi-su-47-berkut-aguila-dorada-esquema

Khi hoàn thiện phần hình dáng của chiếc máy bay thử nghiệm, những nghiên cứu mới nhất của ngành công nghiệp hàng không Nga, trong lĩnh vực thiết kế khí động học là độ bất ổn định lớn, hệ thống điều khiển từ xa, định hướng thế hệ mới, công nghệ chế tạo kết cấu panel khổ lớn, công nghệ chế tạo cánh từ vật liệu composit, động cơ với hệ thống thay đổi véc-tơ lực đẩy. Giá trị của vật liệu composit chiếm đến 13%. Máy bay được trang bị hệ thống phân tích an toàn. Để giảm tác động của tải trọng lớn lên phi công, ghế bật được đặt với một góc 30 độ

Truyền thông của Nga và thế giới loan tin rằng, chiếc máy bay này còn có khả năng tàng hình, vật liệu hấp thụ sóng radio, vỏ bọc.. .

Dễ hiểu, khi đại diện của Sukhoi phủ nhận những lời bình luận được lan truyền về “con chim sắt” và sơ đồ thiết kế của nó được đăng tải trên tạp chí “ Hàng không toàn cảnh” ( số 5, tháng 9-10-2002). Lúc đó họ nói răng, bất kì sự so sánh nào giữa “Berkut” và các loại máy bay Mỹ thế hệ thứ 5 ( F22, F-35 ) đều là không chính xác . Sự so sánh được thực hiện bởi những nhà báo thiếu chuyên môn và nghiệp vụ, đó là một sự xáo trộn thông tin có chủ ý trong khi tìm kiếm tin giật gân.

Sự xuất hiện của hệ thống ngắm mục tiêu quang học điện tử và rada định vị có thể đáp ứng nhu cầu trên những máy bay hiện đại. Chủ tịch ủy ban hàng không chiến thuật trực thuộc Bộ Quốc Phòng Mĩ là Veldon, tháng 11 năm 1997 đã phát biểu trên tờ New York Times rằng : “ Theo ý kiến của những chuyên gia quân sự, việc chế tạo S-37 đồng nghĩa với vào thế kỉ 21 những phi công Mĩ đã chạm trán phải đối thủ nguy hiểm hơn mong đợi. Nước Nga tiếp tục thực hiện việc phát triển công nghệ S37 giúp cho họ có một khả năng đặc biệt để đạt được cái mà họ gọi là “ thống trị bầu trời”

Vào lúc đó chiếc máy bay thế hệ thứ năm đang ở trong giai đoạn thiết kế, được mệnh danh là “máy bay tác chiến liên quân” ( JSF ).Nó đã có tên gọi chính thức là “ F-35” và được chế tạo bởi tập đoàn Lockheed Martin.

Máy bay thử nghiệm X-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 24-10-2000, và được chọn ra để tiếp tục hoàn thiện và bắt đầu sản xuất hàng loạt

Trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí ở Gatchina vào tháng 8 năm 2002, thiếu tướng Dmitri Morozov, cục phó tổng cục quốc phòng Nga phụ trách về vũ khí, đã chia sẻ với truyền thông đại chúng về việc lãnh đạo bộ quốc phòng Nga đang thực hiện các bài tập kĩ thuật nhằm chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Trong bài phỏng vấn dành cho tạp chí “ Bình luận hàng không” ( Sô 1, tháng 11 năm 2002 ). Lãnh đạo tổng cục quốc phòng Nga V.Mikhailov đã đã phát biểu những lời hết sức cần thiết ( dù cho còn mập mờ ) rằng, “ Công việc chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đang diễn ra phù hợp với các tiêu chuẩn, điều luật, quy định trật tự chế tạo kĩ thuật hàng không với mục đích chiến đấu. Vào thời điểm hiện tại công việc chuẩn bị giấy tờ nhằm định hướng công việc, cơ khí hóa, và chế tạo chúng …đang được thực hiện. Khi chế tạo chiếc máy bay thế hệ mới này những giải pháp kĩ thuật, kết cấu, được thực hiện khi chế tạo những chiến đấu cơ tấn công đa chức năng. Nói về việc khởi động lại những chương trình đó vào thời điểm hiện tại là vô ích”

Dù thế nào đi chăng nữa, “con chim sắt” của Sukhoi đang bay thử nghiệm song song với đó công việc chế tạo dòng máy bay thế hệ thứ 5 vẫn đang diễn ra trong phòng chế tạo của Sukhoi. Đến đầu tháng 10 năm 2002 “Berkut” đã thực hiện được hơn 150 chuyến bay. “ Chim săn mồi” một mình bay lượn trên khoảng không trung đã bị thu hẹp lại sau thời Xô Viết, từ trên cao nhìn xuống sự mở rộng của NaTo ra phía Đông. Ít ra có thể tự hào rằng, công nghiệp hàng không của Nga đang lặp lại thí nghiệm với hệ thống cánh ngược của Đức vào những năm 40 và Mỹ vào những năm 80. Lời nói của Vergibanovski rất phù hợp với trường hợp này : “ Ít nhất chúng tôi cũng cho thấy rằng, có thể thiết kế được một chiếc máy bay, bay với đôi cánh ngược. Trên thực tế nó bay rất tốt”.

Đến lượt mình Berkut đã thật sự làm hạnh phúc khán giả đến xem MAKS-2003 bằng sự xuất hiện của nó trong không trung, trên căn cứ bay thử nghiệm ở thành phố Giukovski. Nhưng đó không phải điều quan trọng. Mà điều quan trọng nhất là Sukhoi đã chiến thắng trong cuộc đua chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Cấu tạo bên trong SU-47

Mỹ từng thử nghiệm nguyên lý “cánh ngược”. Vậy chiếc máy bay kì lạ mà thông tin về nó trước đây chỉ là những lời đồn thổi, trên thực tế đã xuất hiện thế nào? Vào đầu những năm 70 những nghiên cứu đầu tiên về một thế hệ chiến đấu cơ mới đã được bắt đầu ở Mỹ và vào năm 1976, là những đề án với sự tham dự của các công ty chế tạo máy bay. Sự chế tạo thành công chiến đấu cơ ATF (F/A-22A) là câu trả lời cho sự xuất hiện của những chiếc Mig -29 và Su-27, tính năng thực sự của những chiếc chiến đấu trên, cao cấp hơn rất nhiều so với những suy tính của người Mỹ

Song song với việc chế tạo ATF, ở Mỹ hàng loạt những chương trình sử dụng máy bay thử nghiệm với mục đích nghiên cứu và hoàn thiện những thành tựu khoa học kỹ thuật. Trong số những máy bay thử nghiệm đó có hai chiếc X-31A và X-29A. Chiếc đầu tiên được thiết kế theo hệ thống “lái kiểu vịt” với những phương tiện nâng cao tính cơ động nhờ có sự lệch nghiêng của thanh vecto kéo. Ở chiếc thứ hai là hệ thống cánh ngược.

Chúng ta sẽ dừng lại ở chiếc thứ hai ( X-29) để xem xét kỹ hơn. Trước năm 1976 những nghiên cứu và một phần nào đó là ứng dụng nguyên lí “cánh ngược” đã được tiến hành bởi những công ty Mỹ như “General Dynamics” và “Grumman”... Đến cuối 1978 những yêu cầu về đề án của những chiếc tiêm kích cánh ngược đã được đưa ra, và vào tháng 8 - 1980 những công ty trên đã đưa ra bản vẽ về những chiếc máy bay của mình

Công ty “General Dynamics” đưa ra đề án máy bay chiến đấu với hệ thống cánh ngược trên nền tảng của chiếc F-16A serie :SFW/F16. Khi ứng dựng công nghệ cánh ngược trên F-16 A ( góc ngược khoảng 20-25 độ ), theo tính toán sẽ tăng vận tốc góc lên 14% , phạm vi hoạt động lên 34%, giảm khoảng cách bay và cất cánh từ 35-50%. Mặc dù với những con số tính toán đầy ấn tượng như thế, nhưng đề án của công ty “Grumman” lại được chọn. Đề án tiêm kích với hệ thống cánh ngược của Seybrbet và Rockwell là hệ thống thiết kế khí động học hoàn toàn mới, thế nhưng lại bị từ chối. Đầu năm 1981 đề án của công ty “Grumman” được chọn dành cho máy bay tiêm kích tuần tiễu hạng nhẹ F-5. Theo như tính toán sẽ có một chiếc tiếm kích với tính năng vượt trội mẫu F-16 tiêu chuẩn, thế nhưng lại chỉ với kích cỡ của F-5.

22-12-1981 công ty “Grumman” đã nhận được hợp đồng 71,3 triệu đô la để chế tạo hai chiếc máy bay thử nghiệm X-29A/B với hệ thống cánh ngược. Máy bay X-29 hoàn toàn chỉ mang tính thử nghiệm, điều này rõ ràng, từ ký hiệu của nó : “”X”( Experimental – thử nghiệm). Để giảm giá thành sản xuất X-29, người ta còn tận dụng cả máy máy móc, hệ thống của những chiếc máy bay khác như F14, F16

Thất bại

Để tiến hành thí nghiệm hai chiếc X-29 đã được chế tạo, một trong số đó đã cất cánh vào tháng 12 - 1984, chiếc còn lại vào tháng 3 - 1989. Chương trình thử nghiệm chiếc máy bay số 1 được hoàn thành vào tháng 12 - 1988. Sau đó bốn năm chiếc X-29 đã hoàn thành được 227 cuộc bay thí nghiệm. Cường độ trung bình của các chuyến bay trong suốt thời gian thử nghiệm vào khoảng 5 lần trong một tháng. Cường độ bay lớn nhất là vào mùa thu năm 1988, khi nó thực hiện 3 - 4 chuyến bay/ngày. Những phương tiện nhằm phụ vụ chương trình thử nghiệm được cấp cho đến tận năm 1989. Những chuyến bay thử nghiệm của chiếc X-29 thứ hai được tiến hành vào năm 1990. Đến đầu tháng 3 chiếc máy bay này đã thực hiện được 22 chuyến bay.

Phi công Mỹ đã có ý kiến nhận xét về X-29 trong giai đoạn đầu của những cuộc thử nghiệm như sau : “ Đây là chiếc chiến đấu cơ giống như một máy bay ném bom”. Có thể, nhận xét này liên tới việc hệ thống điều khiển cứng nhắc của máy bay, do quá tập trung vào độ an toàn nên đã sao nhãng bộ phận điều khiển và lái máy bay. Trong thời gian tiếp sau bộ phận điều khiển đã được hoàn thiện một cách đáng kể. Năm 1988 sau khi tiến hành hàng loạt thử nghiệm X-29 vào mục đích quân sự, trong đó có cả những chuyến bay thử nghiệm tính cơ động trong tác chiến, thiếu tá không quân Mĩ Harry Walker, phi công hàng đầu lái máy bay thử nghiệm đã tuyên bố rằng, tính cơ động của X-29 ngang ngửa với tiêm kích F-16, và còn có thể trông đợi vào sự tiếp tục hoàn thiện của nó trong tương lai.

Trong giai đoạn đầu của những cuộc thử nghiệm đề án, đại tá không lực Hoa Kỳ Verzbanovski đã nhận xét một cách cẩn thận : “Ít nhất, chúng tôi cũng cho thấy rằng, có thể thiết kế một chiếc máy bay với hệ thống cánh ngược. Và trên thực tế nó hoàn toàn hoạt động tốt”

Chương trình X-29 ở Mỹ được đánh giá là thất bại . Người Mỹ, mặc dầu lúc đó đã ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất về kết cấu vật liệu, thế nhưng lại không thể giải quyết được vấn đề suất tiêu tán đàn hồi của cánh máy bay. Thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ Donald Hicks, đã phải công nhận rằng hệ thống cánh ngược không thể chế tạo đế mức hoàn thiện được. Trên X-29 ban đầu những cuộc thử nghiệm được tiến hành với những giá đỡ tên lửa “không đối không”, sử dụng nòng với hệ thống thay đổi vecto lực đẩy. Ngoài ra còn có dự định thử nghiệm X-29 với khả năng nhận biết và tạo ra cộng hưởng từ tính. Thế nhưng tất cả những điều trên đều không trở thành hiện thực. Cũng không có những cuộc diễn tập quân sự trên không với các tiêm kích cơ khác. Nói chung, các công tác liên quan đến hệ thống cánh ngược của máy bay chiến đấu, được tiến hành ở Mĩ từ năm 1978 cho đến những năm đầu của thập kỉ 90

Năm 1983, ở Mỹ đã kết thúc chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay có tính cơ động cạo - HIMAT ( Highly Maneuverable Aircraft Technology)


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:12 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:14 am

Mũ phi công chiến đấu tích hợp

Với mục tiêu giảm thao tác không cần thiết, tăng khả năng xử lí thông tin trong cùng một thời điểm trong chiến đấu, đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu và phát triển các phương tiện hỗ trợ chiến đấu tích hợp cung cấp thông tin trực tiếp cho phi công. Một trong những thiết bị được chế tạo phục vụ nhằm đáp ứng yêu cầu này là mũ phi công tích hợp thiết bị hiển thị (HMD).

Kỹ Thuật Quân Sự ELEC_HMD_F-35_HMDS_Testing_lg
Mũ phi công được tích hợp kính ngắm kết nối với OLS-M.

Mũ phi công tích hợp dạng này cung cấp cho phi công đầy đủ thông tin về máy bay, vũ khí, mục tiêu... tương tự như thông tin mà phi công nhìn thấy trên màn hình hiển thị phía trước trên máy bay (HUD). Chính nhờ việc được cung cấp ngay lập tức các thông tin giúp phi công có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định trong chiến đấu. Mũ được thiết kế để nhận biết hướng nhìn của phi công, từ đó xác định vị trí của mục tiêu và cung cấp thông tin cho các tên lửa, vũ khí không đối không, không đối đất sử dụng đầu dò hồng ngoại... Khi được trang bị HMD, phi công chỉ cần nhìn về phía mục tiêu, chọn loại vũ khí thích hợp và “bóp cò”. Mũ phi công chiến đấu tích hợp được chế tạo dựa trên nhiều công nghệ phức tạp, nhưng công nghệ chủ yếu là việc nhận diện vị trí, hướng nhìn của phi công thông qua các cảm biến quang học và điện tử. Ngoài ra, trên các HMD mới hiện nay, công nghệ nhận dạng điểm ảnh cũng được áp dụng để nâng cao độ nhậy và giảm sai sót.

Mũ phi công điều khiển tích hợp xuất hiện lần đầu tiên trong biên chế hải quân Mỹ và được các phi công Mỹ sử dụng trên các máy bay F-14, F-15 (sử dụng cùng với tên lửa tầm ngắn) bắt đầu từ giai đoạn 1974 tới 1978. Năm 1985, thiết bị có chức năng tương tự được Không quân Xô Viết sử dụng trên máy bay Mig-29 (hỗ trợ điều khiển tên lửa tầm nhiệt). Trong các cuộc tập trận giữa Đức và Mỹ, máy bay Mig-29 với trang bị HMD đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn trong không chiến tầm ngắn với các máy bay F-16 của Mỹ. Ngoài Nga và Mỹ, HMD cũng được nhiều quốc gia khác như: I-xra-en, Pháp, Liên minh châu Âu, Thụy Điển… nghiên cứu và phát triển. Mũ phi công chiến đấu tích hợp là một thiết bị hỗ trợ chiến đấu không thể thiếu đối với phi công trong tác chiến hiện đại.


Theo [You must be registered and logged in to see this link.]


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:14 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 4:05 pm

Máy Bay 5


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 6:09 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 4:07 pm

SÚNG AK VÀ AR-15


Kỹ Thuật Quân Sự 1193747820.nv

Cho tới nay, hai loại súng trường tiến công AK-47 của Nga và AR-15 của Mỹ (mà ta quen gọi là tiểu liên AK, tiểu liên AR-15 hay M16) luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong hầu hết các bảng xếp hạng các loại súng bộ binh trên thế giới. Súng AK chiếm vị trí thứ nhất, chủ yếu là do số lượng sử dụng, còn so sánh về chất lượng của hai loại súng này thì đến nay vẫn còn nhiều tranh luận. Vậy thực ra thì loại súng nào ưu việt hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát Để đánh giá chất lượng của một loại súng bộ binh, người ta thường dựa vào ba tiêu chí là: uy lực, tính năng sử dụng, sản xuất-kinh tế. Tiêu chí về uy lực thể hiện sức mạnh hoả lực áp đảo của vũ khí trong chiến đấu. Uy lực được đánh giá qua 3 yếu tố chính: Tốc độ bắn, độ chính xác bắn và khả năng sát thương của đầu đạn.

Súng AK có tốc độ bắn liên thanh lý thuyết là 600 phát/phút, tốc độ bắn liên thanh thực tế là 100 phát phút. Súng AR-15 có tốc độ bắn liên thanh lý thuyết là 750 phát/phút, tốc độ bắn liên thanh thực tế là 150 phát phút. So sánh về tốc độ bắn rõ ràng súng AR-15 vượt trội hơn, xứng danh với tên gọi là “tiểu liên cực nhanh”

So sánh về độ chính xác bắn thì súng tiểu liên AK lại tốt hơn, súng AK bắn đạn cỡ trung bình (7,62 mm) động năng lớn, tốc độ bắn liên thanh vừa phải, độ tản mát nhỏ. Súng AR-15 bắn đạn cỡ nhỏ (5,56 mm) động năng thấp, tốc độ bắn liên thanh cao, độ tản mát của đạn lớn, nhất là ở tầm bắn ngoài 200 m. Như vậy ta thấy uy lực của súng AK là “chậm mà chắc”, dựa vào độ chính xác khi bắn điểm xạ. Ngược lại, uy lực của súng AR-15 theo kiểu “đánh phủ đầu” đè bẹp đối phương bằng màn đạn dày đặc. Điều này xuất phát từ quan điểm chiến thuật của mỗi bên khi thiết kế vũ khí, do đó khó có thể nói là ai hơn. Quan điểm đánh đòn hoả lực phủ đầu của Mỹ thể hiện nhất quán từ đường lối chiến tranh tới từng vũ khí cụ thể như chúng ta đã biết.

Kỹ Thuật Quân Sự AKAR15

So sánh về khả năng sát thương của đạn súng, ta lại thấy có điểm thú vị. Đạn súng AK động năng lớn, có lõi thép, độ ổn định cao, khả năng xuyên tốt. Đạn AR-15 cỡ nhỏ, động năng thấp hơn, không có lõi thép, độ ổn định kém, dễ đảo hướng và tách thành nhiều mảnh khi trúng mục tiêu, khả năng phá tốt, nhất là đối với các mục tiêu mềm (như cơ thể người). Như vậy ở đây đã có sự tính toán sâu sắc khi chọn đạn súng, tuy không giống nhau nhưng mỗi bên đều có lý của mình, cũng khó có thể nói là ai hơn.

Kỹ Thuật Quân Sự AKAR15-2

Đối với tính năng sử dụng thì người ta quan tâm đến hai yếu tố chính là độ tin cậy và tính tiện dụng. Khi xem xét hai yếu tố này ta lại thấy có sự khác biệt. Súng AK nổi tiếng về độ tin cậy, rất ít khi hỏng hóc bất thường, súng có thể làm việc tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Về điều này chính người Mỹ cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên súng AK ra đời từ năm 1947, thuộc về loại súng thế hệ cũ, nặng nề, kém linh hoạt. Trong khi đó súng AR-15 có độ tin cậy kém hơn, khi bắn thường xảy ra hóc, kẹt, nhất là khi không được bảo quản tốt. Nhưng đây là loại súng tiên tiến thế hệ sau với nhiều điểm vượt trội về cấu tạo và công nghệ. Để xem xét tính tiện dụng ta có thể so sánh động tác quan trọng trong chiến đấu là thay băng đạn. Khi thay băng đạn, xạ thủ súng AK phải rời tay khỏi cò súng, gạt lẫy để lấy băng đạn cũ ra, lắp băng đạn mới vào, khi lắp phải lựa cho băng đạn khớp vào lẫy, cuối cùng phải kéo khoá nòng lên đạn lại. Một loạt động tác nếu không luyện tập thành thạo không phải là dễ làm. Trong khi đó đối với súng AR-15, khi thay băng đạn chỉ cần ấn nhẹ vào chôt hãm, băng đạn cũ rơi ra, đẩy băng đạn mới vào, ấn lẫy giữ cho khoá nòng tự lao lên tự nạp đạn, tất cả chỉ mất chừng 5 giây mà tay vẫn không rời cò súng. Các động tác chuyển chế độ bắn, khoá an toàn ở súng AR-15 cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Như vậy về tính năng sử dụng thì mỗi loại súng lại có một lợi thế, ở súng AK là độ tin cậy, ở súng AR-15 là tính hiện đại, xét về tổng thể cũng không thể nói là loại nào hơn. Ở nhóm tiêu chí thứ ba là sản xuất và kinh tế ta thấy cũng có sự khác biệt khá lớn. Súng AK là loại súng phổ thông, dễ sản xuất, rẻ tiền, thích hợp cho kiểu chiến tranh truyền thống, được nhiều nước nghèo ưa chuộng. Súng AR-15 là loại súng hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ mới, giá thành cao, sản xuất và bảo quản phức tạp hơn nhưng có nhiều khả năng hiện đại hoá và tích hợp với những thiết bị tiên tiến như các loại kính ngắm ban ngày và ban đêm, thiết bị phóng lựu…Loại súng này hướng tới trang bị cho quân đội các nước tiên tiến có khả năng và điều kiện đảm bảo kỹ thuật tốt, trình độ người sử dụng cao. Về điểm này các chuyên gia Trung quốc có nhận xét: “Thực ra lựa chọn đơn giản hay phức tạp có nhiều nguyên nhân. Về chiến thuật, cách đánh, Liên Xô/Nga dùng cách đánh gần, nên có yêu cầu cao về tính tin cậy của vũ khí, vũ khí đơn giản bảo đảm tin cậy hơn. Còn Mỹ lựa chọn tác chiến phi tiếp xúc, cho dù vũ khí có hỏng hóc cũng có đủ thời gian phản ứng, nên yêu cầu đối với tính tin cậy cũng không cao lắm. Về tố chất người lính, Nga thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, tố chất người lính tương đối kém, thao tác vũ khí phức tạp có khó khăn. Mỹ áp dụng chế độ lính tình nguyện, binh lính phổ biến có trình độ văn hoá từ cấp 3 trở lên, thao tác vũ khí phức tạp ít gặp khó khăn. Về mặt kinh tế, Nga biên chế có 1,2 triệu quân và còn có khoảng 2,5 triệu bộ đội ngạch dự bị, nhưng dự toán chi phí quân sự chỉ có 6,9 tỷ USD, nên kinh phí chia cho phần trang bị vũ khí lại càng ít. Còn chi phí theo dự toán quốc phòng Mỹ cao tới 417,5 tỷ USD, bỏ xa Nga, với thực lực kinh tế lớn mạnh khiến Mỹ có khả năng trang bị hệ thống vũ khí phức tạp đắt tiền”. Như vậy xét về tiêu chí sản xuất và kinh tế mỗi loại súng lại có đặc điểm riêng. Hiện nay súng AK đang chiếm ưu thế về số lượng, nhưng những tiến bộ về kỹ thuật cùng với những ảnh hưởng của sức mạnh quân sự Mỹ trên phạm vi toàn cầu đang làm ưu thế đó dần mất đi. Trong khi dòng súng AR-15 liên tục được cải tiến (đến nay là loại A4 – nâng cấp lần thứ tư) và Mỹ đang hướng tới hệ thống vũ khí bộ binh của tương lai là loại súng OICW, sử dụng rất nhiều linh kiện điện tử, lắp hệ thống điều khiển hoả lực tổng hợp bao gồm thiết bị la-de đo cự ly, máy tính đường đạn, ca-mê-ra, máy ngắm quang học ngắm trực tiếp, bộ cảm biến môi trường, la bàn điện tử, thiết bị theo dõi mục tiêu, tổ hợp hiện ảnh nhiệt và thiết bị chỉ thị la-de chọn lọc... thì Nga vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong các chương trình phát triển vũ khí bộ binh. Các loại súng AK cải tiến như AK-74, AK-102...không vượt qua được chính mình. Thậm chí loại súng bộ binh tiên tiến nhất của Nga là AN-94 với tính năng xạ kích độc đáo - bắn điểm xạ 2 viên với tốc độ bắn 1500 phát/ phút (ở tốc độ đó thì trên thực tế cả hai phát đạn cùng liên tiếp trúng vào một điểm trên mục tiêu, khả năng xuyên phá rất lớn) - cũng chưa đủ để trang bị trong quân đội Nga. Như vậy qua những phân tích trên ta có thể tóm tắt như sau:
- Súng AK-47: Độ chính xác bắn cao, khả năng xuyên tốt, tin cậy, phổ thông, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện chiến tranh truyền thống
- Súng AR -15: Tốc độ bắn cao, khả năng phá tốt, tiện dụng, tiên tiến, phù hợp với điều kiện chiến tranh hiện đại

Qua so sánh trên ta thấy rằng: nếu chỉ xét về lý luận thì mỗi loại súng đều có đặc điểm riêng xuất phát từ tư duy phát triển vũ khí của mỗi bên, khó có thể đánh giá rạch ròi. Khả năng của mỗi loại vũ khí chỉ phát huy trong những điều kiện cụ thể. Trong cuộc chiến tranh Việt nam, do đặc điểm địa hình, chiến thuật...súng AK được đánh giá là có hiệu quả hơn so với AR-15, nhưng trong những điều kiện khác của một cuộc chiến tranh cơ giới tốc độ cao, có thể sự đánh giá sẽ khác đi. Kinh nghiệm này không những là một ví dụ tốt về so sánh vũ khí mà cũng rất có ích khi lựa chọn mua sắm vũ khí trang bị hoặc khi tính toán thiết kế vũ khí mới.


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:16 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:41 pm

Súng phóng lựu chống tăng họ RPG

Súng phóng lựu chống tăng RPG-7 được biết đến nhiều nhất từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam với cái tên phổ biến là súng B-41. Đây là một loại vũ khí chống tăng cá nhân hiệu quả nhất là với điều kiện chiến tranh du kích như ở Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh này, loại súng đơn giản và dễ sử dụng đó đã được bộ đội Bắc Việt hạ nhiều xe tăng của Mỹ, của quân đội Việt Nam cộng hoà cũng như các loại hoả điểm khác. Bài viết này sẽ giới thiệu đôi nét về cấu tạo nguyên lý của súng, cũng như các phiên bản phát triển gần đây của họ súng phóng lựu chống tăng này.

Kỹ Thuật Quân Sự RPG-7

Súng phóng lựu chống tăng RPG-7 là một loại vũ khí rất uy lực, đơn giản và độ sát thương cao, cũng như công phá lớn. Đến nay, súng này vẫn là một loại vũ khí thông dụng, được biết đến rộng rãi. Không chỉ thế, nó còn được cải tiến nhưng có một đặc điểm nổi trội là dù được cải tiến vẫn có tính dùng chung cao, đem đến lợi thế lớn cho các lực lượng vẫn đang sử dụng chúng.

Những nguyên nhân dẫn đến thành công trong sử dụng tác chiến của RPG-7 không phải do khả năng xuyên giáp, độ chính xác hay tầm bắn ưu việt. Đặc tính chiến - kỹ thuật của RPG-7 rất bình thường xét trên tiêu chuẩn vũ khí chống tăng hiện nay, chẳng hạn, không mang đạn lõm kiểu ghép nối tiếp. Tuy nhiên, RPG-7 có những ưu thế mà trước hết phải kể đến là quan điểm thiết kế rất độc đáo, kế thừa mẫu súng chống tăng phản lực trên cỡ nòng Panzerfaust của phát-xít Đức, một vũ khí chống tăng tiêu biểu của chiến tranh thế giới lần thứ II, đó là đơn giản, rẻ tiền, tính năng tương đối và có sức sát thương lớn. Thêm vào đó, có thể sử dụng RPG-7 hiệu quả với thời gian huấn luyện tối thiểu và có thể trang bị gần như cho mọi người lính.

Kỹ Thuật Quân Sự VNB-41

Sự phát triển của súng RPG-7 như trên đã nói, bắt nguồn từ súng Panzerfaust của quân đội Quốc xã, nguyên bản là các mẫu RPG-2, RPG-3… và RPG-7 bắt đầu được Tổ hợp Basalt đưa vào thử nghiệm báo cáo cấp quốc gia vào năm 1961, chính thức được chấp thuận đưa vào sản xuất và trang bị cho quân đội Xô-viết vào năm 1962. Trên thực tế, các mẫu RPG-2, RPG-3 đã không thành công trong “thi cử”, mẫu cải tiến của chúng là RPG-4 thì đạt. Nhưng nó đã không được chấp thuận mà là RPG-7, với một số cải tiến về tầm bắn và khả năng xuyên giáp. Cho đến nay, loại vũ khí này cùng với người đồng hương – AK-47 được sử dụng trong quân đội khoảng 40 nước trên thế giới, đồng thời là vũ khí được ưa chuộng của các lực lượng phiến loạn, du kích quân, các lực lượng tham chiến trong các cuộc nội chiến và cả bọn khủng bố trên khắp thế giới.

Đây là loại vũ khí chống tăng sử dụng nhiều lần, vị trí tác xạ là ở trên vai xạ thủ, nạp đạn phía trước và không giật. Khi bắn, đầu lựu đạn được phóng đi được cân bằng hoá bằng những thanh cân bằng lắp phía sau. Đạn dùng cho nó là đạn trên cỡ nòng có sức công phá lớn (cỡ đạn 85mm với phiên bản PG-7, đạn 70mm với đạn PG-7M). Nòng súng nhẵn có đường kính 40mm, khối lượng toàn thể của súng nếu lắp kính ngắm quang học là 6,9 ki-lô-gam, rất dễ mang và hoàn toàn có thể chỉ cần một người để tác xạ. Tầm bắn hiệu quả của nó là 300 mét, trong tầm bắn hiệu quả tối đa là 500 mét với các mục tiêu cố định.

Sử dụng loại súng này hết sức đơn giản, nên bất kỳ một người nào có thể sử dụng nó để tiêu diệt các mục tiêu chuyển động ở cự ly 50 – 100 mét mà không cần bất kỳ một kỹ năng đặc biệt nào. Tất nhiên, để sử dụng nó hiệu quả ở cự ly lớn hơn cần phải được huấn luyện thêm trong… vài ngày. Ở tầm xa tối đa 920 mét (4,5 giây sau khi khai hoả), đạn của súng có khả năng tự phát nổ nên nó còn được liệt vào một dạng pháo binh. Trong chiến tranh Việt Nam, bộ đội Bắc Việt thường sử dụng nó để bắn cầu vồng vào các mục tiêu bị che khuất, khi không thể bắn thẳng và hiệu quả sát thương chống bộ binh là rất tốt. Với loại đạn chống bộ binh riêng, loại súng này có thể có được tầm bắn tối đa là 1100 mét.

Kỹ Thuật Quân Sự RPG-16

Trong cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan, một loại đạn chống bộ binh mới được phát triển. Kiểu cải tiến PG-7BR (loại dùng cho súng phiên bản RPG-7V1 là VR) được chế tạo để chống giáp phản ứng nổ: đầu đạn có hai lượng nổ, lượng đầu để kích nổ giáp phản ứng nổ còn lượng sau để xuyên giáp chính. Cũng trong thời gian này, Tổ hợp Basalt là nhà sản xuất chính – nguyên thuỷ loại súng này ở Liên Xô (cũ) phát triển loại súng cải tiến RPG-7V1 cỡ 40mm, nặng 6,3 ki-lô-gam. Nó có hai phiên bản - một loại không thể tháo rời nguyên là một cái ống dài tới 950mm, một loại có thể tháo rời thành hai khúc để đóng vào một bao hoặc hộp có kích thước dài 630mm cho các yêu cầu vận chuyển hoặc thả dù. RPG-7V1 có tốc độ bắn 4 đến 6 phát /phút, có thể bắn các loại đạn PG-7V (một lượng nổ), PG-7VR (hai lượng nổ). Trên thực tế thì tốc độ bắn đó là không đạt bởi vì xạ thủ thường phải sử dụng nó với chiến thuật du kích. Khi bắn, nó phát ra quầng lửa lớn cùng với khói, khí thì phụt ra phía sau làm lộ mục tiêu, nên xạ thủ thường phải di chuyển liên tục, sang vị trí mới cho phát bắn tiếp theo. Trong quá trình vận động xạ thủ có thể vừa di chuyển vừa nạp đạn, đến vị trí mới có thể khai hoả được luôn.

Kỹ Thuật Quân Sự RPG-7V1

Một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm là súng phóng lựu chống tăng của Nga như RPG-7 (thường được biết đến ở Việt Nam với tên súng B-41) có thể diệt được xe tăng M1A1/A2 của Mỹ không? Bởi vì trong trang bị của lục quân rất nhiều nước, RPG-7 vẫn được coi là vũ khí chống tăng cá nhân chủ yếu. Để trả lời câu hỏi này, có thể dựa vào những số liệu tổn thất tăng, thiết giáp trong các cuộc chiến tranh gần đây.

Theo những tài liệu chính thức gần đây của Mỹ, phần lớn tổn thất xe tăng M1A1/A2 và xe chiến đấu bộ binh M2/M3 tại chiến tranh Iraq 2003 đều do súng phóng lựu chống tăng RPG-7. Trong đó, 80 xe tăng M1A1/A2 đã bị RPG-7V tiêu diệt hoặc làm hư hỏng, 13 xe tăng M1A1/A2 phải chính thức đưa ra khỏi trang bị sau cuộc chiến và có ít nhất một xe tăng M1A1bị diệt do RPG-7V đánh trúng thành xe, xuyên qua giáp treo chống đạn. Cần lưu ý rằng, tại Tresnhia, tăng thiết giáp Nga cũng đã gặp tổn thất do súng phóng lựu chống tăng. Theo Đại tướng A. Galkin, nguyên chủ nhiệm Tổng cục Tăng - Thiết giáp và ô tô của Nga, cách tiến công hiệu quả nhất được quân phiến loạn Tresnhia áp dụng là bắn RPG-7V vào thành xe, đuôi xe, nóc khoang động lực và bộ truyền động. Một điểm đáng chú ý nữa là, tính đến cuối tháng 9/2003, trên 50% lính Mỹ bị tiêu diệt trong thời kỳ hậu chiến và hầu hết các xe thiết giáp bị tiêu diệt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố kết thúc hoạt động quân sự quy mô lớn tại Iraq (1/5/2003) là do RPG-7.

Kỹ Thuật Quân Sự M1A1Destroyed

Mặc dù đã được sản xuất từ năm 1962, song RPG-7 vẫn được đánh giá là một vũ khí chống tăng mang vác tầm gần rất hiệu quả. Các phiên bản tiếp theo của RPG-7 là RPG-7V; RPG-7V1 và RPG-7D6. Rất nhiều quốc gia đã sản xuất theo licence súng phóng lựu chống tăng RPG-7 như Bun-ga-ri (RPG-7V); Ru-ma-ni (AG-7S); Trung Quốc (Type 69, Type 69-1)… trong đó Bun-ga-ri đã sản xuất được đạn lựu PG-7LT có khả năng xuyên 550mm giáp đồng nhất. Thổ Nhĩ Kỳ đã mua tới 4.997 súng phóng lựu RPG-7 với 197.000 quả đạn lựu để đưa vào trang bị.

Phải khẳng định rằng. đầu đạn đơn khối của RPG-7 có sức xuyên lớn nhất 300mm, không cho phép đánh trực diện vào xe tăng chủ lực thế hệ mới. Song, nếu dùng đạn lựu thế hệ mới như PG-7VR và PG-7LT trên súng phóng lựu RPG-7 cũ, thì sức xuyên giáp lại hoàn toàn khác. Đây là hai phiên bản đạn lựu chống tăng thế hệ mới mang hai lượng nổ nối tiếp, do tổ hợp Basalt của Nga phát triển gần đây, có thể diệt được xe tăng hiện đại mang giáp phản ứng nổ. PG-7LT đã được sản xuất ở Bun-ga-ri.

Đạn PG-7VR có khối lượng tổng cộng 4,5 ki-lô-gam, tầm bắn hiệu dụng 200 mét. Lượng nổ tạo hình phía trước dùng để kích nổ giáp phản ứng, lượng nổ tạo hình phía sau, có đường kính tới 105mm, để xuyên giáp chính của xe tăng. Đạn PG-7VR có sức xuyên tới 750mm, giáp đồng nhất sau khi phá giáp phản ứng nổ. Nó cũng có thể xuyên 1,5 mét bê-tông kiên cố. Đạn PG-7LT nặng 2,9 ki-lô-gam, dài 1,13 mét, tầm bắn hiệu dụng 300 mét, sơ tốc 100 m/s. Lượng nổ phía sau có đường kính 93mm. PG-7LT có sức xuyên 550mm giáp sau khi phá giáp phản ứng nổ hay 1,4 mét bê-tông. Với loại bê-tông vữa cát thường thì nó có thể xuyên tới 3,7 mét.

Cũng phải kể đến đạn nhiệt áp TBG-7V và đạn nổ mảnh OG-7V do Basalt phát triển. Đạn nhiệt áp VTBG-7 có sức công phá tương đương đạn pháo hoặc súng cối 120mm. TBG-7 được chế tạo theo nguyên lý nổ tăng cường, khi nổ tạo trường áp suất cao tức thì và sóng xung kích cực mạnh. Ngoài ra, nó còn tạo mảnh có sơ tốc cao hơn từ 1,5 đến 1,7 lần so với đạn truyền thống. Đạn nổ mảnh OG-7V có độ chính xác và uy lực cao, bảo đảm diệt hoả điểm ngay từ phát đầu ở cự ly 300 mét, vì thế đặc biệt hiệu quả khi tác chiến ở vùng đông dân cư, khu công nghiệp và trên địa hình trống trải.

Kỹ Thuật Quân Sự CacLoaiDan

Như vậy, để tận dụng súng phóng lựu đang có, phương án hiệu quả nhất cho các quân đội “theo hệ thống Xô-viết” là mua đạn mới, có khả năng xuyên giáp phản ứng nổ, như PG-7VR và PG-LT. Một phương án khác là mua súng phóng lựu chống tăng mới như RPG-26 và RPG-27.

Kỹ Thuật Quân Sự RPG-27

Súng phóng lựu RPG-26 và RPG-27 là những vũ khí cá nhân có khả năng diệt xe tăng, thiết giáp, lô cốt và phá huỷ các công trình bê-tông kiên cố. Kỹ thuật tác xạ RPG-26 và RPG-27 tương đối đơn giản. Nhờ khá nhỏ, nhẹ (cỡ nòng 73mm, dài 750mm và nặng 2,9 ki-lô-gam) RPG-26 rất phù hợp với các binh chủng đặc biệt tinh nhuệ: lính đổ bộ đường không, đường biển, đặc công… Đạn RPG-26 có thể xuyên 500mm vỏ thép đồng nhất. RPG-27 là bước phát triển tiếp theo của RPG-26 và sử dụng đầu đạn nối tiếp đường kính 105mm. Đặc biệt RPG-27 có thể phóng đạn PG-7VR và như vậy là có thể dùng chung đạn PG-7VR cho cả súng RPG-7V1 cũ và RPG-27 mới.

Loại súng chống tăng RPG mới nhất hiện tại là RPG-29 được quân đội Xô viết sử dụng vào năm 1989. Đây là loại súng được cho là có thể phá hủy được tất cả các loại tăng thiết giáp hiện có (kể cả mang giáp ERA) từ khoảng cách 500 m. Nó có thể xuyên thủng lô cốt có 1,5 m tường bê tông và tiêu diệt hoàn toàn bộ binh nấp bên trong lô cố đó. Đầu đạn tương tự như loại PG-7VR nhưng mạnh hơn rất nhiều. RPG-29 có nhược điểm là khá nặng – 12 kg và 18,8 kg nếu lắp đạn. Tuy nhiên đó không phải là điểm yếu quan trọng. RPG-29 thực sự là mối nguy hiểm của tất cả các loại tăng thiết giáp hiện nay

Kỹ Thuật Quân Sự RPG-29

Như vậy, có thể khẳng định rằng, mặc dù đã tăng khả năng bảo vệ bằng giáp phản ứng nổ, xe tăng M1A1/A2 vẫn có thể bị tiêu diệt bằng những vũ khí đơn giản, như súng phóng lựu chống tăng RPG-7. Nếu vẫn sử dụng đầu đạn kiểu cũ thì trong tác chiến phải dùng các chiến thuật đánh vào các điểm yếu của xe, như nơi tiếp giáp tháp pháo – thân xe; giáp treo bảo vệ xích xe hoặc khoang động lực (bắn từ phía sau hoặc phía trên). Còn nếu bộ binh được trang bị đầu đạn kiểu mới – hai lượng nổ nối tiếp như PG-7VR cho súng cũ RPG-7V1, hiệu quả xuyên giáp sẽ tăng lên đáng kể (tới 750mm), và đủ khả năng tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới nhất như M1A1/A2.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:21 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:42 pm

Súng phóng lựu chống tăng B-40 (RPG-2)

Súng chống tăng B-40 hay súng phóng lựu chống tăng B-40 là loại ống phóng rocket (rốc két) chống tăng cá nhân xách tay đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi Liên Xô với tên RPG-2 (tiếng Nga: РПГ-2 Ручной Противотанковый Гранатомёт-2: Súng phóng lựu chống tăng xách tay phiên bản 2) bắn đầu đạn rocket PG-2 theonguyên tắc đầu đạn phản lực.

Ưu điểm nổi bật của loại súng phóng lựu chống tăng này là rất đơn giản tiện dụng, dễ thao tác, bền, "nồi đồng cối đá" không cần kỹ thuật bảo dưỡng gì phức tạp, dễ chế tạo, rẻ... nhưng hiệu quả chiến đấu rất cao, uy lực lớn. Trong các năm 1960-1970 ngoài Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các đồng minh khác của khối Cộng sản như Bắc Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Ai Cập, Iraq, Syria đặc biệt là Trung Quốc cũng sản xuất loại súng chống tăng này với số lượng rất lớn, tại Việt nam nó được nổi tiếng với tên B-40 phần nhiều do Trung Quốc cung cấp và được sử dụng rất rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam và được đánh giá là loại hoả lực đa năng đánh gần rất hiệu quả của bộ binh.

Kỹ Thuật Quân Sự B-40-1

Súng chống tăng B-40, cũng như B-41 là phiên bản cải tiến của nó sau này có thể được thao tác bắn dễ dàng chỉ bằng một xạ thủ, và là vũ khí hoả lực cấp tiểu đội trong Quân đội Xô Viết, nhưng trong thực tế chiến đấu trên chiến trường Việt Nam nó thường được sử dụng như vũ khí nhóm của tổ ba người một xạ thủ mang súng phóng lựu với giỏ 3 quả đạn, hai chiến sỹ yểm hộ và dự bị mang tiểu liên và mang lượng đầu đạn dự bị khoảng 5-10 quả.

Phát triển Súng phóng lựu B-40 có phiên bản tiền thân của nó là RPG-1 là ống phóng chống tăng Panzerfaust của Đức Quốc xã được triển khai năm 1944 trong thế chiến II và đã phát huy tác dụng rất tốt hạ được rất nhiều xe tăng của Liên Xô trong trận đánh chiếm Berlin của quân đội Xô viết tháng 4 năm 1945. Nhưng khác với Panzerfaust là loại theo nguyên tắc súng không giật (nhiều người hiểu chưa đúng là loại rocket phản lực) còn RPG-2 (B-40) thực sự là ống phóng rocket trên nguyên tắc phản lực và là loại ống phóng lựu phản lực cá nhân đầu tiên trên thế giới. Nó được sản xuất hàng loạt năm 1947 và vũ trang cho các lực lượng vũ trang Xô viết vào năm 1949.

Kỹ Thuật Quân Sự Panzerfaust

Năm 1961 Liên Xô chấm dứt sản xuất và thay thế loại RPG-2 này bằng RPG-7 trong các lực lượng vũ trang Xô viết, loại cải tiến này được biết đến ở Việt nam với cái tên B-41. Nhưng B-40 vẫn được sản xuất ở các nước khác nhất là Trung Quốc tiếp tục sản xuất B-40 với số lượng lớn và cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho nhu cầu chiến tranh và Liên Xô cung cấp cho Việt Nam số B-40 tồn kho của mình. Trên chiến trường Việt nam dùng lẫn lộn cả B-40 và B-41 chỉ đến năm 1973 thì tại chiến trường Việt Nam B-40 mới bị B-41 thay thế hoàn toàn. Và có lẽ chiến trường Việt Nam là nơi sử dụng nhiều nhất loại vũ khí này và là nơi B-40 thể hiện toàn diện được các phẩm chất và nhược điểm của mình để cải tiến cho các thế hệ súng phóng lựu chống tăng đời sau.

Kỹ Thuật Quân Sự B-41-1

Cấu tạo B-40 có kết cấu rất đơn giản là một ống thép 40 mm để phóng đầu đạn rocket 82 mm PG-2. Phần trung tâm của súng có ốp gỗ để cách nhiệt cho vai xạ thủ. Chiều dài cả súng đã lắp đạn là 120 mm và nặng 4,48 kg. Súng B-40 không trang bị kính ngắm quang học chỉ có khe ngắm gập được bằng khung sắt rất thô sơ và độ chính xác chưa cao: để bắn mục tiêu cố định tầm bắn chính xác của nó là 150 m và đối với mục tiêu di động tầm chính xác là đến 100 m.

Đầu đạn chống tăng B-40 Loại súng này chỉ bắn một loại đầu đạn chống tăng PG-2 (loại B-41 bắn nhiều loại đầu đạn) liều thuốc phóng là thuốc cháy đen được nén trong ống bìa được xạ thủ lắp vào quả đạn ngay trước khi bắn, khi đó quả đạn có ống đuôi dài và đuôi đó được đút vào nòng súng từ phía trước với phần đầu đạn ở bên ngoài.

Đầu đạn chống tăng có sức công phá lớn theo nguyên tắc đầu đạn lõm chuyển động bằng phản lực nhờ liều thuốc cháy đằng đuôi. Khi bay có cánh đuôi được mở ra để định hướng. Vì là loại rocket có tốc độ và xung lực không cao độ chính xác của B-40 và cả B-41 phụ thuộc nhiều vào sức gió và kinh nghiệm của xạ thủ.

Một điểm yếu lớn của B-40 là tiếng rít phóng đầu đạn rất to có tần số cao có thể làm chảy máu tai xạ thủ, trong Quân đội Xô viết xạ thủ được trang bị mũ bảo vệ tai như của lính xe tăng, nhưng trong các điều kiện chiến đấu nhất là của các cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh nổi dậy thì xạ thủ thường không có mũ chụp tai. Theo lời các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, nếu bắn trên ba quả đạn trong khoảng thời gian ngắn xạ thủ có thể bị điếc.

Kỹ Thuật Quân Sự DaudanB40

Lưới B-40 Trong chiến tranh Việt Nam để chống lại hoả lực B-40, B-41 của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam phía Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt nam Cộng hoà thường dùng lưới chống B-40 làm hàng rào để bảo vệ cho các mục tiêu cố định như chân cầu, trại lính, bồn nhiên liệu. Đó là lưới thép "mắt cáo" có thể cuộn lại được, kích thước các mắt khoảng 40-50 mm rào xung quanh mục tiêu. Đầu đạn B-40, B-41 là loại phản lực nên có vận tốc thấp, xung lực yếu không thể xuyên qua hàng rào bị mắc lại ở các "mắt cáo" lưới thép đàn hồi làm đạn không thể nổ khi va chạm và nếu có nổ cũng không gây hại cho mục tiêu, đạn khi bị mắc vào lưới cháy hết thuốc phóng và nằm lại đây. Hiện nay (2006) loại lưới này vẫn đang có nhu cầu sử dụng rất rộng rãi tại Việt nam để làm hàng rào các công trình xây dựng và để quây các bãi đất trống và vẫn được gọi theo tên cũ là "hàng rào B-40" hay "lưới B-40".

Các phiên bản B-40
• RPG-2: phiên bản của Liên Xô.
• Loại 56: phiên bản copy của Trung Quốc.
• PG-7: Phiên bản Ai Cập.
• B-40: Phiên bản Việt Nam.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:26 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:44 pm

TOP 5 loại súng bộ binh công nghệ cao

Nhiều nước trên thế giới đang tập trung phát triển các loại súng bộ binh vừa tăng cường khả năng tác chiến, vừa đảm bảo gọn, nhẹ. Sau đây là 5 loại súng điển hình sử dụng công nghệ cao. var widget_id =13424; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

SCAR

Kỹ Thuật Quân Sự Image001
Súng Scar - Light 5,56mm

SCAR có độ chính xác và tin cậy hơn M-16 và M4, bao gồm hai phiên bản: SCAR-Light 5,56 mm và SCAR-Heavy 7,62 mm. Hai phiên bản có tới 99% chi tiết giống nhau nên công tác sửa chữa và bảo đảm sẽ rất thuận lợi. Súng đáp ứng yêu cầu của SOCOM (Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt Mỹ - Special Operations Command - SOCOM) về khả năng thay nòng nhanh

SCAR-Light có thể sử dụng nhiều loại nòng khác nhau: nòng tiêu chuẩn dài 14 inch, nòng bắn chính xác 18 inch và nòng ngắn 10 inch dùng để tác chiến trong môi trường đô thị. Dự kiến loại súng này đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 2006, tuy nhiên, đến cuối năm 2007 mới có một lô nhỏ loại súng này được sản xuất.

XM-25

Kỹ Thuật Quân Sự Image002
Súng phóng lựu XM-25 25mm

Khi chương trình vũ khí cá nhân module tiên tiến (Objective Individual Combat Weapon - OICW) lâm vào bế tắc, thành phần có tính cách mạng nhất của OICW là đạn tạo mảnh gắn microchip có thể phát nổ trên không ở cự ly chính xác để sát thương sinh lực đối phương ẩn nấp trong công sự hoặc sau vật cản đã được tiếp tục phát triển ở chương trình súng phóng lựu XM-25 25 mm.

XM-25 được tích hợp hệ thống ngắm với máy tính đường đạn và máy đo xa laser nên xạ thủ có thể ngắm và xác định nhanh cự ly phát nổ. Loại đạn điều khiển chính xác này có hiệu quả cao trong tác chiến đô thị vì có thể cài đặt để đạn nổ trên không hoặc khi vừa bay qua góc nhà, trong cửa sổ hay trên đầu tốp lính đối phương núp sau tường bê tông. Alliance Techsystems (Mỹ), hãng đang phát triển XM-25, cho rằng, loại đạn nổ trên không này có uy lực sát thương cao gấp 5 lần súng phóng lựu M203 hiện nay nhờ các mảnh đạn có xác suất văng chụp xuống đầu đối phương cao hơn.

SAR 21

Kỹ Thuật Quân Sự Image003
Súng trường tấn công SAR 21 của Singapore

Trong khi Mỹ chật vật và thất bại với ý tưởng thay thế M-16, từ năm 1999, Singapore đã đưa vào sử dụng loại súng trường tiến công mới SAR 21 5,56 mm, thay thế cho biến thể M-16 do Singapore. SAR 21 do Singapore Technologies Kinetics phát triển, được các chuyên gia vũ khí coi là một trong những súng trường tiến công sử dụng thiết kế kiểu “bullpup” (cái tẩu) tốt nhất trên thị trường. Súng có chiều dài toàn bộ ngắn hơn M-16, nhưng vẫn duy trì được độ dài của nòng và hạn chế đáng kể được lực giật hậu. Súng được trang bị thiết bị ngắm laser hồng ngoại hoạt động ở dải sóng khả kiến và kính ngắm quang học có độ khuếch đại 1,5x; sử dụng hộp đạn trong mờ.

SAR-21 đặc biệt hiệu quả trong tác chiến đô thị nhờ kích thước nhỏ gọn, tạo điều kiện cho xạ thủ cơ động cận chiến trong không gian chật hẹp với chế độ bắn tự động. SAR 21 là một trong số ít súng trường tiến công trên thế giới được tích hợp thiết bị ngắm laser.

Súng phóng lựu Corner Shot Launcher

Kỹ Thuật Quân Sự Image004
Súng phóng lựu Corner Shot Launcher

Súng Corner Shot do hãng Corner Shot (Israel) và Dynamit Nobel Defence (Đức) thiết kế để tác chiến trong môi trường đô thị. Súng có thiết kế rất lạ với thân súng có khớp gập, 1 camera gắn dưới nòng và 1 màn hình video nhỏ, cho phép xạ thủ bắn từ sau góc tường. Súng hiện có 3 biến thể: súng ngắn, súng trường tiến công cỡ nhỏ và súng phóng lựu 40 mm. Các kiểu súng này có thể bắn khi súng gập 60 độ.

Súng phóng lựu Corner Shot Launcher 60 mm được tiết lộ năm 2004 dựa trên thiết kế tương tự, gồm thân súng gập được gắn với 1 súng phóng lựu chứa 1 quả đạn 60 mm, cũng cho phép xạ thủ ngắm bắn bằng 1 camera tích hợp và màn hình video, nhưng bắn đạn cỡ 60 mm nên có thể tác chiến chống xe cộ, lô cốt của đối phương và có thể bắn khi súng gập 90 độ.

Súng tiểu liên gập FMG9

Kỹ Thuật Quân Sự Image005
Súng tiểu liên FMG9 của Mỹ

Ý tưởng chế tạo súng tiểu liên gập được đã có ít nhất 2 thập kỷ. Tháng 3/2008, hãng Magpul Industries (Mỹ) đã đưa ra mẫu chế thử bán tự động của loại súng như thế có tên FMG9 (Folding Machine Gun) cỡ 9 mm với hình dáng như một hộp dụng cụ gắn đèn pin bên trên để làm loá mắt đối phương. Khi cần chỉ bấm một nút bấm là cơ cấu lò xo sẽ đưa FMG9 từ dạng hộp thành súng ở tư thế chiến đấu với hộp đạn Glock 18 chứa 31 viên đạn sẵn sàng bắn. FMG9 là vũ khí thích hợp cho các cuộc tấn công chớp nhoáng, bất ngờ. Súng được tích hợp thiết bị ngắm laser và có thể không cần lắp tay xách và đèn pin để dễ mang giấu hơn.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:30 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Sponsored content





Kỹ Thuật Quân Sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Kỹ Thuật Quân Sự
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Friend_Forever_9X :: Tin Tức ::  -
Chuyển đến