Friend_Forever_9X
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
<----- Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum: Friend_Forever_9X !----->

 

 Kỹ Thuật Quân Sự

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:45 pm

Vũ khí của đặc công nước

Sự xuất hiện của đặc công nước thực sự là mối đe doạ đối với các căn cứ hải quân, trở thành động lực dẫn đến sự phát triển của vũ khí “người nhái chống người nhái”. Ở Liên Xô (cũ), đội người nhái bảo vệ được thành lập nhằm chống lại những kẻ đột kích. Ban đầu, người nhái chỉ được trang bị dao găm và các loại súng trường kiểu AK.

Súng trường APS có nguồn gốc từ khẩu AK-47. Liên Xô (cũ) bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước và đến năm 1975 thì trang bị cho lực lượng đặc nhiệm hải quân. Ở tầm bắn xa nhất dưới mặt nước, đạn súng APS vẫn có thể xuyên thủng lớp vải chống lạnh của mục tiêu di động hoặc mũ lặn bằng nhựa acrylic dày 5mm. Súng có thể bắn ở tư thế bất kỳ khi đang bơi, cũng như khi đang lơ lửng. Loại vũ khí này cũng được dùng để tự vệ khi lên cạn.

Để thử nghiệm cơ cấu hoạt động của súng trường dưới nước, người ta đã xây một bể chứa nước với mực nước có thể thay đổi nhằm nghiên cứu cơ chế chuyển động của súng và khí thuốc sinh ra khi thuốc cháy trong buồng đạn.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Khcndac-cong22.11
Người nhái tác chiến dưới nước với súng trường APS. Ảnh: Simonov.

Một trong những cải tiến quan trọng ở APS là một ống thông khí thuốc được gắn với tấm chắn đặc biệt nhằm chia nhỏ lượng bong bóng do khí thuốc thoát ra, làm tăng khả năng quan sát mục tiêu của xạ thủ khi bắn dưới nước, hạn chế tác động của nước.

Tuy là loại vũ khí hoàn hảo cho các chiến dịch dưới nước của người nhái Liên Xô, nhưng APS ít được lực lượng đặc nhiệm sử dụng trong tác chiến đa nhiệm biển - bộ. Ngoài ra, tuổi thọ của súng khi bắn trên cạn chỉ bằng 1/10 so với lúc bắn dưới nước. Vì thế, hầu hết lính đặc nhiệm chỉ mang súng trường AK-74 để chiến đấu trên bộ và súng ngắn SPP-1 để tự vệ dưới nước.

Súng
ngắn SPP-1 được phát triển từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Sau
khi được cải tiến, SPP-1 trở thành SPP-1M và vẫn được sử dụng trong lực lượng biệt hải của quân đội Nga đến bây giờ.

SPP-1M là loại vũ khí cá nhân của người nhái, không bắn được ở chế độ liên thanh, chỉ bắn ở chế độ phát một. Để hoạt động tốt dưới nước, súng sử dụng loại đạn chuyên dụng SPS: đầu đạn có chiều dài khác thường, chế tạo từ thép có hàm lượng các-bon thấp nhằm ổn định chuyển động dưới nước. Dưới nước, tầm bắn sát thương phụ thuộc vào độ sâu. Ở độ sâu 5m, tầm bắn sát thương là 17m, còn ở độ sâu 20 m, khoảng cách này chỉ tầm 11m.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:33 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:47 pm

Siêu súng máy Gatling

Gần đây có những thông tin về một loại súng mới của quân đội Mỹ - súng máy Dillon Aero M134D. Theo báo chí thì đây là một loại “siêu súng máy” có tốc độ bắn cực nhanh, khi đưa vào trang bị sẽ tăng cường đáng kể hoả lực của quân Mỹ, đặc biệt là trong các trận chiến “chống khủng bố” như tại Iraq, Afghanistan…

Vậy nguồn gốc của loại vũ khí này như thế nào? Uy lực của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Trước hết cần phải nói ngay rằng, đây là loại vũ khí không mới. Nó đã có lịch sử hàng trăm năm. Thậm chí, còn ra đời trước cả các loại súng máy thông thường.

Bằng sáng chế cho loại súng này được cấp vào năm 1862, tại Mỹ. Tác giả là Richard Jordan Gatling.

SÚNG GATLING CỔ ĐIỂN

Đó là thời kỳ nôïi chiến ở Mỹ. Cuộc nội chiến ác liệt kéo dài nhiều năm tại đất nước có nền công nghiệp tân tiến này đã làm xuất hiện hàng loạt những nhà chế tạo vũ khí xuất sắc như Colt, Maxim, Browning… những phát minh của họ đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lịch sử vũ khí bộ binh, đặt nền móng cho thời kỳ phát triển của vũ khí tự động kéo dài cho tới ngày nay.

Như chúng ta đã biết, sau khi tạo ra thuốc súng, người ta đã tìm cách sử dụng thuốc súng để làm ra súng, pháo dùng trong chiến tranh. Cho tới thế kỷ thứ 19 thì các loại súng, pháo đã tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là các loại súng bộ binh. Đạn súng đã được làm thành từng viên đạn gồm có đầu đạn, vỏ đạn. Trong vỏ đạn có thuốc súng và hạt lửa để tạo tia lửa đốt cháy thuốc súng. Súng bộ binh đã có đủ các bộ phận: nòng súng để tạo chuyển động cho đầu đạn, khoá nòng để giữ chặt phía sau nòng khi bắn và mở khoá khi rút bỏ vỏ đạn cũ, nạp viên đạn mới, bộ phận cò, hộp tiếp đạn, thước ngắm…Với cấu tạo như vậy, súng bộ binh đã trở thành loại vũ khí khá thuận tiện trong sử dụng, hiệu quả trong chiến đấu và được trang bị rộng khắp. Tuy nhiên, loại súng này khi bắn vẫn phải thao tác bằng tay, chỉ có thể bắn từng phát một, tốc độ bắn chiến đấu từ 5-10 phát một phút, không thoả mãn được các ý tưởng chiến thuật của các tướng lĩnh cầm quân bấy giờ. Vấn đề chế tạo loại súng liên thanh có tốc độ bắn cao được đặt ra cấp bách. Nhiều kiểu súng bắn loạt ra đời mà một trong những kiểu súng sớm nhất và thành công nhất là loại súng Gatling nêu trên.

Những kiểu súng bắn loạt thời kỳ đầu có nhiều nòng, có loại hàng trăm nòng, khi bắn lần lượt từng nòng phát hoả. Sau khi bắn hết đạn, lại phải dùng tay nạp đạn lại cho từng nòng. Vì vậy, thực chất đây chỉ là nhiều khẩu súng bắn phát một ghép lại với nhau một cách đơn giản, không phải là súng tự động đúng nghĩa. Súng bắn loạt của Gatling nhìn bên ngoài cũng có nhiều nòng (thường là sáu nòng) giống các loại súng ghép nhưng về hoạt động thì đây là một khẩu súng tự động, tức là có khả năng tự động bắn liên tục không cần sự tác động của người bắn.

Cấu tạo súng Gatling gồm cụm nòng có nhiều nòng ghép với nhau như bó đũa, ở giữa có một trục quay, phía sau cụm nòng là cụm khoá nòng có số khoá nòng tương ứng với số nòng, súng cũng có cơ cấu nạp đạn, cơ cấu phát hoả và cơ cấu truyền lực để tạo chuyển động cho súng. Cụm nòng và cụm khoá nòng có thể quay tương đối với nhau.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Sunggatling1865
Một loại súng gatling cổ điển

Khi hoạt động, cụm nòng quay quanh trục, khi nòng thứ nhất tới vị trí nạp đạn, một viên đạn sẽ được đưa vào nòng, cụm nòng tiếp tục quay, đưa nòng thứ nhất tới vị trí đóng khoá nòng, sau đó tới vị trí phát hoả để thực hiện phát bắn, tới vị trí mở khoá để hất vỏ đạn ra ngoài…như vậy, cứ hết một vòng quay thì nòng súng bắn được một viên đạn, tốc độ vòng quay càng lớn thì tốc độ bắn càng lớn. Mặt khác, cụm nòng gồm có nhiều nòng nên tốc độ bắn tỷ lệ với số nòng. Trong khi nòng thứ nhất đang bắn thì nòng thứ hai đóng khoá, nòng thứ ba nạp đạn, nòng thứ tư hất vỏ đạn…các nòng súng lần lượt được phát hoả một cách tuần hoàn. Giả sử mỗi giây quay được một vòng (60 vòng/phút) và súng có 6 nòng thì tốc độ bắn sẽ là 360 phát/phút. Để thực hiện bắn tự động với tốc độ lớn các cơ cấu của súng như khoá nòng, tiếp đạn, phát hoả…được liên kết với nhau thông qua các khâu truyền chuyển động đảm bảo sự làm việc liên tục, nhịp nhàng, đồng bộ. Có thể nói, về cấu tạo, súng Gatling đã tương đối hoàn chỉnh, tạo cơ sở cho nhiều loại súng tự động sau này.

Năng lượng cung cấp cho các cơ cấu của súng Gatling hoạt động là dùng sức người thông qua một tay quay. Vì vậy nhìn tổng thể khẩu súng Gatling giống như một cái cối xay thịt lớn nằm ngang, người bắn vừa rê nòng súng vừa quay tay quay. Tất nhiên, quay càng nhanh thì tốc độ bắn càng nhanh.

Súng Gatling được sử dụng khá phổ biến nhưng rồi nó cũng nhanh chóng bộc lộ những nhược điểm: cồng kềnh, nặng nề, độ chính xác bắn kém, thao tác phiền phức và nhất là tốc độ bắn không cao do phụ thuộc vào sức quay của xạ thủ, thường chỉ khoảng 200 -300 phát/phút. Gatling cũng đã tìm cách gắn động cơ điện cho súng thay cho sức người, nhưng điều kiện kỹ thuật bấy giờ không cho phép khắc phục triệt để những nhược điểm của súng. Người ta tìm tới những sơ đồ nguyên lý mới phù hợp hơn cho súng tự động. Súng Gatling dần dần đi vào quên lãng.

SÚNG GATLING HIỆN ĐẠI

Các loại súng bộ binh thế hệ sau tiếp tục phát triển vô cùng phong phú. Điểm khác biệt cơ bản của các loại súng này so với súng gatling là nguồn năng lượng cung cấp cho súng hoạt động. Nếu như ở súng gatling nguồn năng lượng cung cấp là sức người thông qua hệ thống tay quay thì các loại súng tự động sau này đều dùng nguồn năng lượng thuốc súng. Cách sử dụng năng lượng thuốc súng rất khác nhau, có thể là dùng sức giật lùi của nòng hay có thể là trích ra một lượng khí thuốc từ nòng súng...nhưng các loại súng tự động dùng năng lượng thuốc súng đều có ưu điểm chung là cấu tạo súng đơn giản, gọn nhẹ, đặc biệt là năng lượng của thuốc súng tạo ra nói chung rất lớn đủ cung cấp cho súng hoạt động liên tục, đạt tốc độ bắn cao tới vài trăm, thậm chí tới hàng ngàn phát/ phút. Với những đặc điểm nổi trội như vậy, súng tự động dùng năng lượng thuốc súng đã hoàn toàn chiếm ưu thế.

Tuy nhiên sự phát triển của kỹ thuật cũng không nằm ngoài quy luật biện chứng. Vấn đề vẫn chính là tốc độ bắn. Những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khoa học kỹ thuật quân sự phát triển mạnh mẽ, tính cơ động của các phương tiện chiến đấu như máy bay phản lực, tàu cao tốc, tên lửa hành trình…tăng gấp nhiều lần. Để tiêu diệt được các mục tiêu này, đòi hỏi các loại súng tự động phải có tốc độ bắn lớn, nhất là các loại súng hoả lực như súng phòng không, súng trên hạm tàu, trên xe thiết giáp... Sơ đồ súng tự động một nòng đã đạt tới giới hạn, không thể tăng tốc độ bắn lên mãi vì khi đó va chạm của các bộ phận quá lớn cũng như nhiệt độ của nòng súng khi bắn quá cao. Để tăng tốc độ bắn, người ta bắt đầu tính tới những hệ súng có nhiều nòng như súng…Gatling!

Những súng Gatling hiện đại xuất hiện, tuy vẫn giữ nguyên lý của súng cổ điển nhưng có uy lực lớn hơn nhiều. Thay vì dùng sức người quay tay thì người ta đã dùng động cơ điện. Với hệ thống động cơ điện mạnh, các súng Gatling hiện đại đạt nhịp bắn rất cao, tới 1000 phát/phút cho mỗi nòng, một khẩu gatling hiện đại có 4 hoặc 6 nòng có thể bắn với tốc độ 4-6 nghìn phát/ phút tức là 100 viên đạn trong một giây. Một số loại súng Gatling nổi tiếng như Vulcan M61 cỡ nòng 20 mm, Minigun M134 cỡ nòng 7,62 mm đều có tốc độ bắn tới 6000 phát/phút.

Súng Gatling hiện được dùng khá phổ biến, chủ yếu dùng lắp trên máy bay chiến đấu, máy bay lên thẳng, hạm tàu, pháo phòng không tự hành…súng được chế tạo với nhiều cỡ nòng khác nhau, cỡ lớn nhất hiện nay là 37 mm. Trong chiến tranh Việt nam súng gatling được dùng nhiều, chủ yếu là loại Minigun 7,62 mm, tiền thân của loại M134D đang được quảng cáo. Súng Minigun thường lắp trên máy bay lên thẳng. Về sau súng còn được đưa lên máy bay vận tải C-47 cùng với một số loại vũ khí khác tạo thành một loại “tàu chiến bay” có tên là Hỏa long AC-47 (Puff the Magic Dragon), hay còn có tên khác là Snoopy (con ma) - chuyên yểm trợ hoả lực cho bộ binh và sục sạo chống du kích. Với tốc độ bắn khủng khiếp, loại súng này mỗi khi phát hỏa là tạo thành một “núi lửa” nhỏ đúng như tên gọi (vulcan), còn du kích ta thì đặt cho chúng cái tên giản dị hơn là súng “bò rống” vì khi bắn tiếng súng nổ quá nhanh không tách rời mà rống lên từng tràng ò..ò như bò. Với khả năng huỷ diệt như vậy, súng Minigun xứng đáng được xếp vào hàng các loại vũ khí tàn bạo nhất trong chiến tranh Việt nam cùng với bom bi, bom na-pan, bom 7 tấn, pháo 175 mm “vua chiến trường”… Theo tài liệu của Mỹ: “ từ năm 1964 tới năm 1969 máy bay AC-47 đã tiến hành thành công 3926 phi vụ yểm trợ trên chiến trường Việt nam, bắn 97 triệu viên đạn, diệt 5300 quân đối phương”. Tuy nhiên, như nhiều vũ khí tân kỳ khác, AC-47 cũng không thoát khỏi sự đánh trả của quân giải phóng, 15 trên tổng số 53 chiếc đã bị hạ trong thời gian từ 11/1965 đến tháng 9/1969 (số liệu của Mỹ)


Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Helicopter-gatling

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Machine-gun-mil-8
Súng Gatling trên trực thăng


Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 MinigunC47Danang1968
Súng Gattling trên AC47

(Các bạn ở TP.HCM có thể xem một khẩu loại này gắn trên trực thăng tại bảo tàng chứng tích chiến tranh)

Như đã trình bày ở trên, đặc điểm của súng Gatling là dùng năng lượng của động cơ điện gắn ngoài, ngoài động cơ chính cho súng còn có thể có thêm một vài động cơ phụ để tải băng đạn. Vì vậy cấu tạo của súng phức tạp, nặng nề, chỉ thích hợp cho những nơi có nguồn điện như máy bay, tàu, xe chiến đấu. Tuy nhiên cũng do dùng động cơ gắn ngoài nên súng có nhiều ưu điểm như tốc độ bắn cao và có thể điều khiển được tốc độ linh hoạt từ vài trăm đến vài ngàn phát/ phút. Súng có thể hoạt động liên tục không gián đoạn vì nếu chẳng may có một viên đạn lép, một nòng không bắn được thì các nòng súng khác vẫn bắn bình thường và theo chu kỳ quay của súng, viên đạn lép sẽ được hất ra ngoài. Đây là lợi điểm rất quan trọng vì đối với các súng tự động một nòng thông thường, khi gặp viên đạn lép súng sẽ ngừng bắn và xạ thủ sẽ phải thao tác lên đạn lại. Điều này không những làm lỡ thời cơ chiến đấu mà không dễ thực hiện vì các loại súng trên các phương tiện chiến đấu thường đặt cách xa xạ thủ.

Trở lại với loại súng Gatling M134D nêu trên, một số thông số chính của súng là: Cỡ nòng 7,62 mm, có 6 nòng, chiều dài 0,8 m, thân súng nặng 13,5 kg, toàn bộ súng nặng 30 kg, động cơ dẫn động 28 vDC hoặc 125 vAC, tốc độ bắn 3000 -4000 phát/phút

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 M134-Gatling-Livermore3feb06e
Súng M134D

Từ các thông số trên ta thấy, mặc dù đã được cải tiến song tính năng của súng M134D cũng không thật vượt trội so với các loại trước đó. Đây vẫn là một loại súng có uy lực mạnh song cũng không phải là loại “siêu súng” chiến lược có thể gây ra những ảnh hưởng đặc biệt trên chiến trường hiện nay.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:40 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:49 pm

Lịch sử súng thần công tại Việt Nam

Người được xem là ông tổ của nghề đúc súng thần công ở Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Ông là nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng thời Hồ, quê ở Đại Lại, phủ Thanh Hoa (nay là Kim Mâu, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Súng mang tên "Thần công" được các thế hệ cha ông xưa coi đây là loại vũ khí có sức mạnh như "Thần".

Người được xem là ông tổ của nghề đúc súng thần công ở Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Ông là nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng thời Hồ, quê ở Đại Lại, phủ Thanh Hoa (nay là Kim Mâu, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá).

Ông là con trưởng của Hồ Quý Ly, từng làm quan tư đồ thời nhà Trần (1399). Khi Hồ Quý Ly làm vua, Hồ Nguyên Trừng nhường ngôi vị thái tử cho em là Hồ Hán Phương. Năm 1401, được phong là Tả tướng quốc trông coi việc chế tạo súng và đóng thuyền. Ông chế tạo thành công súng thần cơ, đóng thuyền lớn 2 tầng (tầng dưới để chèo thuyền, tầng trên để chiến đấu).

Năm 1405, khi nhà Minh chuẩn bị xâm lược Đại Việt, Hồ Nguyên Trừng thấy trước nguy cơ thất bại của nhà Hồ, ông đã nói với Hồ Quý Ly "Thần không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo". Năm 1407, quân Minh xâm lược, Hồ Nguyên Trừng chỉ huy chiến đấu ở cửa Giao Thuỷ - Nam Định và cửa Hàm Tử.

Tháng 6/1407, ông bị bắt ở cửa biển Kỳ La - Kỳ Anh - Hà Tĩnh, bị giải sang Kim Lăng (Nam Kinh - Trung Quốc). Nhà Minh phong cho ông chức Tả thị lang Bộ công, trông coi xưởng đúc súng nhưng ông luôn hướng về quê hương, viết sách "Nam ông mộng lục"....

Từ đầu thế kỷ XVIII, Nhà Nguyễn cho trưng bày súng thần công trước cung điện thể hiện sức mạnh của vương triều. Vào các buổi sáng, buổi chiều, nhà Nguyễn cho bắn súng lệnh, dân thường bị cấm không được đi ngang qua súng thần công, nếu đi ngang xa xa phải ngả mũ chào. Đối với các quan võ thời ấy khi được thăng quan tiến chức phải thờ thần công tạ lễ, một tháng hai lần cúng bái thần công.

Dưới triều Vua Gia Long (1802 - 18190) và Minh Mạng (1820 - 1840), là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của kỹ thuật đúc súng thần công của Việt Nam. Các vị vua này đã cho đúc 2.468 khẩu súng thần công các loại.


Năm 2006, tại đồi Bạch Dinh - Vũng Tàu, lễ hội bắn súng thần công được tái hiện theo nghi lễ truyền thống Việt Nam. Nơi đây xưa vốn là một pháo đài. Sử cũ ghi, từ đầu Trung Hưng năm 1788, Chúa Nguyễn đã xây dựng ở đây phong hoả đài. Pháo đài này sau đổi tên là thành Phước Thắng và đến năm 1839 được xây dựng với quy mô lớn (thời Minh Mạng). Vua Minh Mang cho đặt 2 cỗ súng thần công và 6 cỗ hồng y. Mùa xuân năm 1859, tại pháo đài Phước Thắng, súng thần công đã nã đạn vào quân Pháp và Tây Ban Nha, mở màn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ.

Lễ hội Festival Biển Vũng Tàu tái hiện lại lễ hội bắn súng thần công của nhà Nguyễn. Mở màn lễ hội là ba hồi trống trận.

Trước khi khai hoả, làm lễ dâng hương. Người Suất đội bước lên phía trước (theo ngạch quan chức nhà Nguyễn, chức võ quan chỉ huy một đội hoặc một liên đội), 20 pháo thủ trang phục quân lính thời Nguyễn vào vị trí chờ lệnh.

Cờ lệnh tả thuỷ và hữu thuỷ của Suất đội lần lượt phất lên, 8 loạt đạn thần công phát hoả llên trời lao ra biển...

Tái hiện lễ hội bắn súng thần công tại Vũng Tàu giúp chúng ta hiểu biết về cách bắn súng thần công của cha ông ta thủa trước và sẽ tận mắt thấy các loại súng thần công hiện đang trưng bày tại các bảo tàng.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:44 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:50 pm

Súng cối

Súng cối là loại pháo nòng trơn, bắn bằng đạn có cánh đuôi. Súng cối cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhỏ, góc bắn từ 45 đến 85. Súng cối dùng để sát thương sinh lực, hoả khí của địch bố trí ở địa hình trống trải trên mặt đất, trong chiến hào, công sự, hoặc phía sau các khối chắn lớn. Độ cong của đường đạn cối lớn nên rất dễ chọn trận địa. Ta có thể chọn trận địa cối ở những chỗ khuất để bắn qua các điểm cao, các vật chướng ngại như nhà cửa, làng mạc, rừng cậy, khiến quân địch khó phát hiện ra vị trí trận địa. Giá trị nhất của cối là ở chỗ trọng lượng nhẹ mà hiệu lực sát thương của đạn lớn

Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng khá nhiều súng cối do LX sản xuất nhưng cũng có 1 số lớn súng cối chiến lợi phẩm cuả Mỹ và VNCH. Các cỡ súng cối mà QDND Việt Nam hiện đang sử dụng là 60mm, 81mm, 82mm, 120mm, 160mm.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Súng cối M2 là loại cối nòng trơn bắn góc cao, nạp đạn ở đầu nòng do quân đội Mỹ sản xuất vào năm 1940.Được phát triển từ mẫu súng cối 81mm M1 , súng cối 60mm M2 được chế tạo để cung cấp vũ khí yểm trợ hoả lực cho cấp đại đội . Cối 60mm M2 đã khắc phục được những khuyết điểm của cối 81mm( nặng nề) và lựu đạn cầm tay (tầm ngắn) nhằm tạo ra 1 vũ khí yểm trợ có hoả lực mạnh, tầm bắn tương đối xa và quan trọng là có tính cơ động , gọn nhẹ . Súng được trang bị cho các trung đội hoả lực cuả đại đội trong quân đội Mỹ và trở thành 1 trong những loại súng cối thông dụng nhất thời bấy giờ.

Súng được cấu tạo gồm nòng súng trơn đặt trên 1 bàn đế hình chữ nhật, có 1 giá chống 2 chân, thiết bị điều chỉnh góc bắn và quay ngang súng, kim phát hoả được đặt ở cuối nòng súng, đạn được bắn tự động sau khi được thả vào nòng. Do súng có khối lượng gọn nhẹ nên rất cơ động khi mang vác, tốc độ bắn rất nhanh nên được sử dụng trợ chiến cho bộ binh rất hiệu quả.

Cối 60mm M2 được bộ binh Mỹ và TQLC Mỹ sử dụng rộng rãi trong WWII, CT Triều Tiên, CT Việt Nam. QDND Việt Nam thu được nhiều súng cối cuả Pháp (được Mỹ cung cấp) và trang bị đến cấp đại đội đến tiểu đoàn.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Cối 81mm M1 là súng cối chủ lực của quân đội Mỹ trong WWII. Được chế tạo dựa trên mẫu súng cối 81mm Brandt của Pháp. Được quân đôi Mỹ trang bị đến cấp tiểu đoàn và sử dụng suốt WWII, CT Triều Tiên, CT Việt Nam.

Trong Kháng chiến chống Pháp. QDND Việt Nam thu được khá nhiều loại cối 81mm cuả Pháp và trang bị đến cấp tiểu đoàn, trung đoàn.

Trong CT Việt Nam, mặc dù đến năm 1960, quân đội ta đã thống nhất tiêu chuẩn hoá cối 82mm thay cho cối 81mm nhưng do điều kiện viện trợ khó khăn và nhu cầu hoả lực trên chiến trường ,quân GP miền Nam và đặc công vẫn sử dụng khá rộng rãi loại cối 81mm thu được cuả Mỹ và VNCH trong chiến đấu, pháo kích căn cứ địch song song với cối 82mm được viện trợ từ miền Bắc.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Cối M29 là loai cối 81mm do Hoa Kỳ sản xuất thay thế loại cối 81mm M1 cũ và được sử dụng khoảng cuối những năm 1950. Cối M29 được cải tiến tầm bắn xa hơn , bàn đế súng hình tròn (thay vì hình chữ nhật như cối M1) giúp súng có thể xoay nhiều hướng bắn dễ dàng hơn. Cối M29 được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng phổ biến trong CT Việt Nam và quân GP miền Nam cũng sử dụng những khẩu cối chiến lợi phẩm lấy được để chiến đấu chống lại quân đội Mỹ và VNCH.

Những loại cối 81mm sau này đều được tồn kho do Quân đội ND Việt Nam tiêu chuẩn hoá cỡ nòng 82mm cuả Liên Xô.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Súng cối 82mm kiểu 1937 do LX sản xuất dựa trên súng cối 81mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, trang bị cho cấp tiểu đoàn, được Hồng Quân Liên Xô sử dụng trong WWII. Súng cối M1937 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước XHCN. Quân GPND Trung Hoa và quân đội Bắc Triều Tiên cũng sử dụng loại cối này trong chiến tranh Triều Tiên.

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ cối M1937, trang bị làm súng cối tiêu chuẩn trong các đại đoàn chủ lực. Trong kháng chiến chống Mỹ, cối 82mm là cối tiêu chuẩn của QDND Việt Nam. Với tầm bắn xa gần 3100m, cối 82mm là loại vũ khí pháo kích lý tưởng của du kích quân Việt Nam , nhưng do khối lượng khá nặng so với thể chất người Việt nên yêu cầu phải bắn nhanh và rút lui khỏi vị trí
nhanh chóng trước khi máy bay Mỹ tấn công vị trí pháo kích, khối lượng súng nặng khiến cho công việc này trở nên khá khó khăn. Chính vì vậy mà cối 82mm thường được quân GP bố trí ở vị trí an toàn đã xác định sẵn với lớp ngụy trang khéo để tránh máy bay phát hiện. Cối được cấu tạo gồm nòng súng trơn, 1 bàn đế hình tròn, giá đỡ 2 chân với hệ thống đinh vít điều chỉnh góc bắn.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Cối 120mm M1938 là loại cối 120mm do Liên Xô sản xuất dựa trên mẫu súng cối 120mm Brandt Modèle 1935 cuả Pháp, được biên chế cấp trung đoàn. Hồng quân Liên Xô sử dụng loại cối có nòng lớn như 1 đơn vị pháo binh nhằm tăng thêm hoả lực chống lại quân đội Đức trong WWII. Quân Đức rất ấn tượng với loại vũ khí này và họ cũng sử dụng lại những khẩu cối chiếm được cuả Hồng Quân, sau này họ nâng cấp nó lên thành 1 mẫu cải tiến. Loại cối 120mm M1938 được sử dụng rất lâu sau WWII và được bán cho các nước đồng minh của Liên Xô. Trong kháng chiến chống Pháp, QĐNDVN được TQ viện trợ một số súng cối M1938, trang bị cho các đại đội cối thuộc trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351.cối 120mm. M1938 được các đơn vị pháo binh chủ lực quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong các chiến dịch lớn như trận Điện biên Phủ, góp phần hỗ trợ hỏa lực song song với pháo 105mm.

Trong Kháng chiến chống Mỹ, cối 120mm vẫn tiếp tục được QđND Việt Nam sử dụng trong các đơn vị chủ lực. Cối 120mm được ưa chuộng do khung kéo pháo được thiết kế rất cơ động, dễ dàng di chuyển trong lúc hành quân chiến đấu. Nó là thứ vũ khí hạng nặng duy nhất bộ binh có thể tự dịch chuyển mà ko cần xe kéo. Cối 120mm là thứ vũ khí điển hình được triển khai cho các đơn vị yểm trợ hoả lực cho bộ binh.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Súng cối 160mm M1943 là loại cối nặng nhất cuả Hồng quân Liên Xô trong WWII. Hồng Quân đã sử dụng hơn 535 khẩu trong suốt Thế chiến. Ban đầu nó chỉ là phiên bản phóng lớn cuả cối 120mm , nhưng sau đó nó gặp nhiều vấn đề khi sử dụng: nòng súng quá to và dài (dài 3m) , vì vậy việc nạp quả đạn nặng tới 40kg qua đầu nòng quả là cực kỳ khó khăn với pháo thủ . Chính vì vậy nên nó đã được thiết kế lại thành 1 mẫu súng cối nạp đạn từ phía sau , được tăng cường thêm hệ thống hãm giật để giảm độ giật nẩy khi khai hoả . Nòng súng được gắn trên 1 thanh trượt nhằm ổn định đường bắn và giảm khả năng hư hại do giật nẩy. Vì súng quá nặng nên được tăng cường thêm 2 bánh xe để dễ dàng dịch chuyển và phải kéo bằng xe cơ giới.

Sau WWII, cối 160mm được các nước đồng minh cuả Liên Xô sử dụng.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:50 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:52 pm

Phân loại pháo

Có thể phân loại pháo theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhưng thông dụng nhất là phân loại theo các tiêu chuẩn sau:

- Cỡ nòng: Pháo 105 mm, 122 mm, 130 mm...
- Tầm bắn: Pháo tầm xa, tầm gần...
- Phương cách di chuyển: Pháo gắn trên máy bay, pháo gắn trên xe tăng, pháo cố định, pháo kéo bằng xe, pháo tự hành... Về mặt đặc điểm tác chiến người ta phân loại pháo theo cách bắn pháo (Theo hình thức quỹ đạo bắn của đầu đạn), gồm các loại sau: Sơn pháo, Lựu pháo, Súng cối và pháo phản lực.
Mục đích sử dụng: Pháo chống tăng, pháo phòng không,...

Một số loại pháo

Pháo không giật

Được Davis, người Mỹ, phát minh vào đầu thế kỷ 20, được sử dụng ngắn ngủi trên một vài máy bay của Anh trong thế chiến I, loại pháo này có hai nòng ngược nhau và một buồng ở giữa để nạp đẩy. Vào cuối những năm 30, các hãng Krupp và Rheinmetal của Đức đã chế tạo nhiều mẫu pháo không giật với cỡ 75 mm, mà một mẫu đã được thử nghiệm cùng với lính nhảy dù Đức ở Crète.

Pháo phản lực

Pháo phản lực là một trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (Sơn pháo, Lựu pháo, Súng cối, Pháo phản lực). Pháo phản lực thực chất là loại hoả tiễn (rocket) không điều khiển, loại nhỏ, phóng theo loạt. Các đầu đạn hoả tiễn được lắp trên các thanh dẫn hướng hoặc các ống phóng và điểm hoả bằng công tắc điện.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Cachiusa

Pháo phản lực có thể bắn thẳng (như sơn pháo) khi lắp trên trực thăng hoặc máy bay yểm trợ mặt đất, hoặc cũng có thể bắn cầu vồng (như lựu pháo) khi lắp trên xe hoặc đặt dàn trên mặt đất khi đó tầm bắn chỉ đạt khoảng 4-6 km.

Loại hình pháo phản lực này có 2 ưu điểm rất lớn đó là:

1. tốc độ bắn rất nhanh, trong một phút có thể bắn ra hàng trăm phát đạn,
2. kích thước rất nhỏ gọn có thể lắp gọn gàng trên xe ô tô hoặc trên máy bay và trực thăng vũ trang.

Mặt khác, pháo binh phản lực có một số hạn chế: vì là loại hoả tiễn nên sơ tốc đầu đạn bắn ra không cao, phần lớn khối lượng quả đạn là thuốc phóng đầu đạn do đó khối lượng thuốc nổ không lớn. Vì hai lý do trên nên loại pháo phản lực chỉ hiệu quả với việc chống bộ binh trên mặt đất, còn hiệu quả kém đối với các công sự kiên cố. Độ tản mát của đạn khá lớn khi bắn xa, phụ thuộc nhiều vào vận tốc và chiều của gió.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Rocketpod

Trong chiến tranh Việt Nam phía Mỹ sử dụng pháo phản lực chủ yếu lắp trên trực thăng vũ trang. Còn phía quân đội Miền Bắc hay dùng loại dàn phóng H12 gồm 12 ống phóng.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 H12_107mm_1
Sơn pháo

Sơn pháo là loại hoả pháo của pháo binh quân đội các quốc gia. Một trong bốn loại hoả pháo cơ bản (Sơn pháo, Lựu pháo, Súng cối, Pháo phản lực). Loại pháo này khi bắn quỹ đạo, đường đạn từ vị trí của pháo đến mục tiêu, là một đường thẳng, hoặc gần như thẳng, nên đôi khi sơn pháo còn được gọi là pháo bắn thẳng. Đặc điểm tác xạ của sơn pháo là khi bắn mắt của xạ thủ phải nhìn thấy mục tiêu cần bắn và đường thẳng nối mắt của xạ thủ với mục tiêu là đường trùng với trục của nòng pháo hoặc song song với nòng pháo.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Sonphao

Sơn pháo, vì đặc điểm tác xạ như trên, là loại pháo đánh gần (pháo tầm gần): xạ thủ nhắm bắn trực tiếp vào mục tiêu, xạ thủ của sơn pháo tác chiến trong điều kiện mặt đối mặt với đối phương. Chính vì đặc điểm này nên sơn pháo cần có một số tính năng đặc biệt: tính chính xác và tính bắn nhanh. Tính chính xác đòi hỏi phải tiêu diệt mục tiêu ngay từ quả đạn đầu không cho phép đối phương bắn trả. Tính bắn nhanh đòi hỏi phải bắn được phát đạn kế tiếp trong một thời gian ngắn nhất. Các loại pháo của xe tăng và pháo chống tăng là điển hình nhất của sơn pháo.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Pak38

Trong thế chiến thứ 2 xe tăng Tiger của Đức Quốc Xã được trang bị sơn pháo 88 mm có uy lực lớn bắn rất xa, dùng đạn xuyên thép để chống tăng và đạn nổ thường để chống lô cốt, bộ binh. Xe tăng Sherman của quân đội Đồng Minh Anh- Mỹ thì trang bị loại sơn pháo 75 mm có tính năng bắn chính xác và bắn nhanh rất tốt rất hiệu quả chống bộ binh nhưng kém uy lực khi đấu với xe tăng Đức (pháo 88 mm bắn xa hơn pháo 75 mm). Còn xe tăng T34-85 của Liên Xô trang bị loại sơn pháo 85 mm rất uy lực bắn cả đạn chống tăng và đạn nổ thường.

Về mặt cỡ nòng, sơn pháo nếu so sánh với một loại pháo cơ bản khác là lựu pháo thì có cỡ nòng nhỏ hơn. Thông thường cỡ nòng của sơn pháo từ 40mm đến loại to nhất là khoảng 100 mm trong khi đó hầu hết lựu pháo có cỡ nòng trên 100 mm.

Trong trang bị của quân đội những loại pháo sau được liệt vào hạng mục sơn pháo: pháo xe tăng, pháo chống tăng, pháo máy bay, pháo cao xạ, DKZ...

Súng cối

Súng cối, hay pháo cối, là một loại trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (sơn pháo, lựu pháo, súng cối, pháo phản lực )

Đặc điểm của súng cối là pháo nòng nhẵn không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 M224

Đạn súng cối là loại đạn có sơ tốc lực đẩy nhỏ không có cáp tút (tiếng
Pháp: cartouche). Chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ để tác chiến đánh gần và rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Và vì có khối lượng nhỏ nên nó cũng là loại pháo trợ chiến cho bộ binh rất thông dụng và hiệu quả.

Bộ binh thường mang súng cối đi theo đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Súng cối khác với các loại súng pháo khác là thường nạp đạn từ phía trước nòng điều này cho phép thao tác bắn rất đơn giản, bắn rất nhanh

Cấu tạo của súng cối rất đơn giản gồm ba phần chính:

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 M224part

Nòng súng: thông thường từ 60 mm đến 120 mm, nòng nhẵn (không có khương tuyến) và nòng thường ngắn cho phép xạ thủ nạp đạn từ miệng nòng, vì đạn không có cáp tút nên không có hệ thống quy lát ở phía cuối nòng. Đạn tự bị kích cháy bay đi xạ thủ không cần động tác phát hoả.

Bàn đế: Là bộ phận chịu lực giật lại của súng khi bắn. Đây là một mảng kim loại rất nặng thường hình tròn. Đối với các súng cối loại nhỏ trong chiến đấu khi bắn ứng dụng xạ thủ có thể dùng tay giữ nòng chống xuống đất bắn không cần bàn đế.

Giá chân: Thường là giá ba chân trên đó có các thiết bị điều chỉnh góc bắn và kính quang học để ngắm bắn. Khi chiến đấu bắn ứng dụng có thể không cần giá chân súng với súng loại nhỏ.

Người phát minh ra súng cối hiện đại là Stokes, người Anh, loại súng cối cỡ 81 mm đã được đưa vào sử dụng trong quân đội Anh từ năm 1917. E.Brandt, người Pháp, đã kết hợp với Stockes và cải tiến súng của ông.

Trong những năm 30, Brandt đã chế tạo ra một loại súng cối từ cỡ 45 mm tới cỡ 155 mm. Được hoàn thiện liên tục, súng cối Stokes-Brandt là xuất phát điểm của mọi súng cối hiện đại.

Lựu pháo

Lựu pháo là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, súng cối, pháo phản lực và lựu pháo). Đặc điểm của nó là khi bắn xạ thủ không hề nhìn thấy mục tiêu mình bắn vì ở khoảng cách rất xa và có thế bị khuất lấp bởi vật cản. Quỹ đạo của đầu đạn từ vị trí pháo đến mục tiêu là một quỹ đạo hình vòng cung (cầu vồng). Góc bắn của nòng pháo tạo với mặt phẳng mặt đất là dưới 45 độ (trên 45 độ thì là kiểu bắn của súng cối). Điều này cho phép bắn đến mục tiêu ở rất xa (đến vài chục km) và mục tiêu sau vật cản. Do đặc điểm này có thể nói lựu pháo là loại pháo bắn xa và là loại pháo cơ bản có số lượng lớn nhất trong binh chủng pháo binh. Vì không thể thấy mục tiêu nên lựu pháo bắn theo toạ độ bắn pháo được chỉ thị trên bản đồ hoặc theo sự hiệu chỉnh của trinh sát pháo binh. Dựa trên đặc điểm bắn của lựu pháo nên loại pháo này không thể tiêu diệt mục tiêu bằng một hoặc vài quả đạn mà uy lực của nó thể hiện ở mật độ đạn pháo rơi xuống khu vực mục tiêu. Do vậy các trận địa pháo thường có nhiều khẩu và bắn đồng loạt theo hiệu lệnh. Trong một trận đánh pháo binh nếu bên nào có số lượng khẩu pháo nhiều hơn thì bên đó dễ dàng áp đảo đối phương bằng mật độ bắn pháo cao hơn.

Trong Chiến tranh Việt Nam các bên sử dụng loại lựu pháo cơ bản rất nổi tiếng là pháo M-101/-102 105 mm của Mỹ. Phía Quân đội Nhân dân Việt Nam còn sử dụng loại lựu pháo M-30 122 mm và 130 mm rất hiệu quả do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 130mm
Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 105mm


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 4:58 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:55 pm

Pháo nòng dài

Pháo nòng dài dùng để tiêu diệt các mục tiêu thẳng đứng, mục tiêu có bọc thép và bắn cự ly xa. Đặc điểm của pháo nòng dài là: nòng dài, sơ tốc đạn lớn từ 650 – 1000 m/s, đường đạn thẳng căng, tốc độ bắn nhanh. Pháo nòng dài vượt tất cả các kiểu khác cùng cỡ về tầm bắn. Nhưng nó cũng có nhược điểm là khác nặng nề, lực giật lùi lớn, khi bắn đòi hỏi phải có những bệ pháo vững chắc để chống lại lực giật lùi lớn nên pháo khá đồ sộ.

[You must be registered and logged in to see this link.]

[You must be registered and logged in to see this link.]

Pháo M-46 là loại pháo mặt đất nòng dài dùng yểm trợ cấp chiến dịch do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng năm 1954, cũng như các loại pháo xe keó khác, nó được gắn trên 1 khung có 2 bánh xe bọc cao su , có thể kéo đi bằng xe tải hay xe thiết giáp. Hệ thống hãm giật 2 xilanh được đặt trên và dưới nòng pháo, pháo có 1 khiên chữ V bảo vệ tổ pháo , tuy nhiên khả năng bảo vệ cuả khiên này khá hạn chế và tổ đội dễ bị tổn thương trước đạn đối phương. M-46 là loại pháo nòng dài ,nòng súng dài và mỏng , bắn góc thấp, cho phép tầm bắn xa (có thể tới 27,5 km) , sơ tốc đạn lớn nên khả năng bắn gián tiếp cuả súng rất tốt , chính vì khả năng này nên súng được trang bị trong các trung doàn pháo binh ở tuyến đầu hay làm pháo yểm trợ tầm xa cấp chiến dịch, ngoài khả năng yểm trợ bộ binh, súng còn được sử dụng để đấu pháo rất lợi hại. Súng cũng có khả năng chống tăng cực kỳ lợi hại với khả năng xuyên giáp đáng kinh ngạc. Súng được trang bị hệ thống hồng ngoại nhìn đêm để hỗ trợ khả năng bắn trực tiếp.

Sau này pháo M-46 được thay thế bởi các loại pháo hiện đại hơn cuả LX nhưng nó vẫn được hơn 25 quốc gia sử dụng. Trung Quốc cũng chế tạo lại pháo M46 với phiên bản Type 59. Pháo M-46 130mm được LX và TQ trang bị cho Quân đội NDVN trong những năm kháng chiến chống Mỹ và được biên chế làm Pháo yểm trợ tầm xa cấp chiến dịch, tham gia hầu hết các chiến dịch lớn trong chiến tranh Việt Nam như Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Quảng Trị, Chiến dịch Hồ Chí Minh.... Pháo 130mm M-46 đã tạo cho Quân đội NDVN một ưu thế vượt trội về pháo binh so với quân đội VNCH , với tầm bắn xa hơn, pháo M46 luôn chiếm ưu thế so với các loại pháo cuả Mỹ cung cấp cho quân lực VNCH trong các cuộc đấu pháo (pháo 155mm cuả Mỹ tầm bắn chỉ có 13km so với 27km cuả M-46, còn Vua chiến trường tầm bắn cũng cỡ 30km nhưng tốc độ nạp đạn lại chậm hơn và khả năng bắn gián tiếp cũng ko bằng M-46). Hiện nay pháo M-46 130mm vẫn là 1 trong những loại pháo chủ lực cấp chiến dịch cuả Quân đội NDVN.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Pháo chống tăng ZIS-2 là loại pháo chống tăng cỡ 57mm được Hồng Quân Liên Xô sử dụng suốt thế chiến thứ 2. Nó được ra đời từ nhu cầu cuả Bộ Tư lệnh pháo binh Liên Xô cần 1 loại pháo chống tăng mạnh để đáp trả loại xe tăng hạng nặng nhiều tháp pháo mà phe Đức tuyên truyền sẽ cho ra đời để chống lại các xe tănG KV-1 cuả LiêN Xô. Sau khi nghiên cứu ,thử nghiệm trên xe tăng hạng nặng KV-1, ý tưởng được đưa ra là loại pháo có cỡ nòng 57mm , trên lý thuyết thì đạn chống tăng 57mm với trọng lượng và tốc độ cuả nó có thể xuyên thủng giáp xe tăng dày đến 90mm mà vẫn giữ cho trọng lượng pháo nhẹ, cơ động, dễ kéo.

Cuối cùng pháo được đưa vào sản xuất vào năm 1941, nhưng đến tháng 12 thì ngưng lại do trên thử nghiệm thực tế thì đạn pháo ZIS-2 xuyên giáp xe tăng Đức và gây ra thiệt hại cho đối phương rất thấp, hầu như ko gây hư hại nặng bên trong xe tăng, thế là việc sản xuất chuyển sang ZIS-3, loại pháo 76mm cấp sư đoàn, bên cạnh đó Hồng quân sử dụng lại loại pháo chống tăng 45mm rẻ tiền hơn.Và pháo ZIS-3 tỏ ra ưu thế trước mọi loại xe tăng Đức cho đến cuối năm 1942, khi các chiến xa mới cuả Đức như Tiger, Panther ra đời thì cán cân sức mạnh nghiêng hẳn về quâN Đức, pháo 45mm chỉ có thể xuyên được giáp hông cuả Panther, ZIS -3 thì chỉ xuyên được giáp hông cuả Tiger ở khoảng cách gần chỉ 300m, còn pháo 45mm thì hoàn toàn bất lực trước giáp cuả Tiger.Do yêu cầu cuả chiến trường nên ZIS-2 được tái sản xuất và đưa vào chiến đấu.

Pháo ZIS-2 có khoá nòng bán tự động, có thể đóng mở tự động để pháo thủ nạp đạn nên ưu điểm cuả nó là tốc độ bắn khá nhanh(có thể tới 25 phát 1 phút) ZiS-2 sử dụng khung giống loại khung cuả ZIS-3 và có thể kéo bằng xe tải với tốc độ cao(50km/h),do pháo khá nhẹ nên có thể kéo bằng 6 ngưạ. Càng về sau , khi giáp các xe tăng càng được cải tiến bảo vệ tốt hơn thì giá trị chống tăng cuả ZIS-2 ngày càng giảm và nó bị thay thế bởi loại pháo 100mm uy lực hơn.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Pháo mặt đất ZIS-3 là loại pháo mặt đất cấp sư đoàn được LiêN Xô sản xuất phục vụ thế chiến thứ 2. Nó được các chuyên gia pháo binh đánh giá là 1 trong những loại pháo hiệu quả và đáng sợ nhất trong thế chiến thứ 2 cùng với pháo Flak 88 cuả Đức Quốc Xã.

Pháo ZIS-3 phối hợp 2 ưu điểm : khung súng gọn nhẹ cuả pháo ZIS-2 , rất cơ động và dễ kéo , hoả lực mạnh cuả cỡ nòng 76,2mm. Súng được tăng cường thêm bộ phận giảm giật ở đầu nòng để cho phép súng làm việc tốt mà ko bị hư hại do độ nẩy giật khi bắn.

Ban đầu các xe tăng Đức có vỏ thép khá mỏng và các loại súng 76mm cuả LX ( lúc đó pháo 76mm cuả LX chủ yếu là loại F-22 UVS ) có thể dễ dàng knock out bất cứ loại xe tăng nào. Nhưng trong chiến đấu , rất nhiều loại pháo 76mm bị rơi vào tay quân Đức và quân Đức sử dụng lại chúng gắn trên pháo tự hành để chống lại chính quân LiêN Xô. Do đó yêu cầu đặt ra cần có 1 loại pháo 76mm mới tốt hơn F-22UVS, và sau nhiều cuộc tranh cãi, thử nghiệm , loại pháo ZIS-3 đã chính thức được chấp nhận đưa vào SX và chiến đấu, chính Stalin đã công nhận:"ZIS-3 là 1 kiệt tác cuả lĩnh vực chế tạo Pháo binh"! Pháo ZIS 3 đã được chế tạo với số lượng lớn tới 103 000 khẩu cho đến cuối WWII!

Pháo ZIS-3 được các binh sĩ pháo binh Hồng quân rất ưu chuộng do nó có thể hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt, độ chính xác cao và đan1g tin cậy. Khung pháo nhẹ cho phép nó có thể được kéo bởi xe tải loại thường hoặc xe jeef hạng nặng thậm chí có thể kéo bằng người.

Pháo ZIS-3 ra đời và ko có đối thủ cho tới tận cuối năm 1942 , nó có thể dễ dàng xuyên giáp bất cứ loại xe tăng hạng nhẹ tới hạng trung nào cuả Đức Quốc Xã chỉ bằng đạn xuyên giáp thông thường(AP). Nhưng đến khi các loại xe tăng mới như Tiger, panther ra đời thì các pháo thủ LX gặp rất nhiều khó khăn, Panther thì có thể bị tiêu diệt nếu bắn trúng sườn, nhưng giáp cuả Tiger thì quá tốt trước các loại đạn pháo chống tăng 76mm , chỉ có nguỵ trang tốt và bắn ngang sườn ở khoảng cách rất gần mới có thể hạ được Tiger, các phaó thủ LX thường bắn vào dưới nòng pháo cuả xe tăng hay xích xe vì giáp các nơi này khá mỏng. Sau này pháo ZIS-3 bị thay thế bởi pháo D-44 85mm uy lực hơn nhưng nó vẫn được các nước Đồng minh LX sử dụng rộng rãi. VN được chi viện pháo ZIS-3 trong kháng chiến chống Mỹ và trở thành 1 trong những loại pháo chính yếu quan trọng nhất cuả quân đội trong các chiến dịch, do giá trị chống tăng ko còn cao nên nó chủ yếu được sử dụng để yểm trợ bộ binh khi chiến đấu chiếm đầu cầu với chức năng pháo mặt đất cấp sư đoàn.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Pháo mặt đất 85mm là loại pháo mặt đất cuả Liên Xô sản xuất để thay thế loại pháo cũ ZIS-3 76,2mm . Khi các loại xe tăng Tiger, Panther cuả Đức quốc xã ra đời với giáp bảo vệ cực tốt, pháo 76,2mm cuả LX đã tỏ ra yếu thế so với các xe tăng Đức, các xe tăng T34 cuả Hồng Quân với pháo 76mm đã thua sút so với các xe tăng mới cuả Đức về tầm bắn và khả năng xuyên giáp , do đó Hồng quân LX đã cho ra đời 1 loại phaó mới uy lực hơn là D-44 85mm , loại pháo mới này có tầm bắn xa tới 15km và khả năng xuyên giáp dày tới 5 inch ở khoảng cách 1000m , sau đó các phiên bản pháo 85mm được trang bị cho xe tăng T-34 và từ đó T-34 trở nên ưu thế hơn so với các loại xe tăng Đức về hoả lực.

Pháo D-44 được trang bị cho các đơn vị pháo bắn thẳng và pháo cấp sư đoàn cuả quân đội ND VN trong kháng chiến chống Mỹ song song với pháo ZIS-3 76mm nhưng số lượng ít hơn.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:05 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:56 pm

Lưụ pháo nòng dài

Lựu pháo nòng dài là một loại hỗn hợp có cả tính chất nòng dài và tính chất lựu, có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ của pháo lựu và pháo nòng dài. Lựu pháo nòng dài thay đổi được nhiều liều, có thể bắn với góc 65 độ mang tính chất của pháo lựu. Nhưng ở các liều lớn, sơ tốc đạn có thể đạt tới 700 m/s, tầm bắn xa, lúc này nó lại mang tính chất của pháo nòng dài

[You must be registered and logged in to see this link.]

Lựu pháo 122mm D-30 là loại lựu pháo nòng dài được Liên Xô phát triển vào những năm 1960 để thay thế loại lưụ pháo cũ M-30 122mm. Nó được lắp đặt trên 1 khung pháo đặc biệt có 3 chân chống , cho phép súng có thể quay 360 độ, đó là 1 cải tiến đan1g kể cuả loại pháo này,khi kéo, nó được kéo bằng chính mũi súng , các chân chống đặt song song nằm dưới nòng súng.Khi vào vị trí bắn, các pháo thủ hạ các chân chống(giá đỡ) xuống, nâng bánh xe pháo lên cao khỏi chân giá đỡ và mở các chân chống ra 120 độ mỗi bên.

Súng có 1 khiên hình hộp bảo vệ hệ thống thu hồi nhiệt năng phiá trên nòng súng và 1 khiên bảo vệ nhỏ giưã 2 bánh xe. Mũi súng có bộ phận hãm phanh giảm giật có các lỗ thoát khí thuốc liều phóng ở 2 bên. (các mẫu sau cải tiến chỉ còn 2 lỗ) . Pháo D-30 với nòng dài hơn M-30 nên tầm bắn cũng xa và chính xác hơn, có thể lên tới 15,3km . Pháo D-30 còn có khả năng chống lại xe tăng rất hiệu quả khi xài đạn HEAT ở chế độ bắn trực tiếp mục tiêu do có thể xoay 360 độ và có thể đặt góc bắn cao hay thấp tuỳ ý,đạn HEAT có thể xuyên thép dày tới 460 mm nên D-30 thường được trang bị để hỗ trợ cho các trung đoàn bộ binh cơ giới và các đơn vị thiết giáp! D-30 còn dùng để yểm trợ bộ binh khi dùng đạn HE phá mảnh ( FRAG-HE) .D-30 còn được trang bị đèn IR hoặc thiết bị nhìn đêm hồng ngoại khi bắn gián tiếp.

Pháo D-30 được hơn 50 quốc gia sử dụng ,trong đó có các nước trong khối Warsaw và các quốc gia khác như Ai Cập,Iraq, Trung Quốc, Việt Nam ...

[You must be registered and logged in to see this link.]

Lựu pháo 152mm được Liên Xô chế tạo sau chiến tranh thế giới lần 2 và ra mắt trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1955. Pháo 152mm D-20 được chế tạo để thay thế loại pháo 152mm ML-20 cũ nặng nề và kém uy lực hơn .Nó trở thành pháo 152mm chính yếu cuả Hồng quân Liên Xô và Khối Hiệp ước Warsaw , được phiên chế thành pháo cấp chiến dịch và tăng cường cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn, các lữ đoàn bộ binh tăng thiết giáp hỗn hợp. Nó có phiên bản Pháo tự hành 2S2 được trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới và tăng thiết giáp.

Pháo 152mm D-20 khá nặng nề và khó kéo theo trên trận địa, nhưng bù lại cho khuyêt1 điểm đó là tầm bắn cuả nó có thể đạt tới 17,4 km. Pháo D-20 sử dụng chung 1 khung với loại pháo mặt đất nòng dài D-74, được tăng cường 2 bánh xe nhỏ sau chân giá đỡ để có thể di chuyển cơ động hơn và xoay ngang súng dễ dàng hơn. Súng cũng có 1 khiên bảo vệ cho tổ pháo. Nòng pháo ngắn hơn D-74, đường kính lớn hơn , cỡ nòng 152mm và có 1 đầu giảm giật(muzzle brake) 2 lỗ thoát khí thuốc liều phóng. Pháo D-20 cũng có hệ thống hãm giật 2 xi-lanh phiá trên nòng pháo như D-74 và cả 2 loại pháo này đều sử dụng khoá nòng xoắn bán tự động. Pháo được trang bị hệ thống ngắm khi bắn trực tiếp cả ban ngày lẫn ban đêm cung cấp cho pháo khả năng chống xe tăng đáng kể.

Pháo bắn đạn FRAG-HE, OF-540 với tốc độ bắn có thể đạt tới 5,6 phát 1 phút. Pháo có thể kéo bằng xe bọc thép hay xe tải hạng nặng.

Pháo D-20 được TQ chế tạo lại với phiên bản Type 66 và viện trợ cho quân đội Nhân dân Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ , loại pháo này trở thành pháo cấp chiến dịch cuả quân đội nhân dân Việt nam, góp phần làm nên nhiều chiến thắng trong các chiến dịch lớn.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:08 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 6:59 pm

Lựu pháo

Lựu pháo dùng để phá hoại các công trình phòng ngự và diệt các mục tiêu che khuất. Lựu pháo có đường đạn cầu vòng, sơ tốc không lớn lắm (400-600 m/s). Nòng lựu pháo ngắn, cỡ lớn, đạn nặng, góc bắn lớn nhất đến 75 độ. Liều thuốc phóng của pháo lựu có thể thay đổi được trị số. Lựu pháo 122 mm có 7 liều, do đó cho phép ta thay đổi độ cong của đường đạn. Cùng 1 cỡ nòng thì trọng lượng của lựu pháo nhẹ hơn pháo nòng dài 2-3 lần. Lựu pháo kém pháo nòng dài cùng cỡ về tầm bắn và tốc độ bắn. Do phải chuẩn bị liều cho nên khi bắn phải nạp trá phá trước, nạp vỏ đạn có chứa liều thuốc phóng sau.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Pháo M30 là loại lưụ pháo 122mm do Liên Xô sản xuất vào những năm 1930 nhằm phát triển 1 loại pháo mới thay thế cho các loại pháo đã lỗi thời từ Thế chiến thứ 1. Về cấu trúc, pháo M-30 cũng khá giống như các loại pháo trước kia, với nòng pháo, vỏ nòng và khoá nòng.Khoá nòng sử dụng khoá nòng ren cắt được cấu trúc như 1 nắp ngăn có xoắn vít , tạo lực hút vỏ đạn ra khỏi nòng sau khi bắn. Hệ thống hãm giật cuả súng được trang bị thêm bộ phận đệm giảm giật và bộ phận thu nhiệt năng. Hệ thống ngắm tổng quát được sử dụng cho cả bắn trực tiếp(tiêu diệt mục tiêu xác định) và bắn gián tiếp(uy hiếp bộ binh).

Khung pháo là loại khung tháo rời với bánh xe sắt bọc cao su, cung cấp khả năng cơ động cao , có thể kéo với tốc độ từ 35-50 km/h, việc lắp ráp pháo để chuẩn bị chiến đấu mất khoảng 1 phút.

Pháo M-30 được phục vụ suốt thế chiến thứ 2, là loại pháo chủ lực cấp sư đoàn cuả Hồng quân Liên Xô và cuả các nước trong khối Warsaw sau này.

Pháo M-30 chủ yếu được sử dụng bắn gián tiếp để uy hiếp bộ binh, tiêu diệt sinh lực địch, yểm trợ tấn công và cũng được dùng để chống lại các công sự phòng thủ cuả đối phương, dọn bãi mìn, phá vỡ các hàng rào kẽm gai...Pháo bắn đạn mảnh cũng có thể xuyên được giáp xe dày tới 20mm, đủ để phá huỷ các phương tiện cơ giới hạng nhẹ và làm hư hại buồng máy, kính ngắm cuả các phương tiện cơ giới nặng.

Để bảo vệ trước xe tăng địch, sau này pháo M-30 còn được trang bị đạn HEAT và được các pháo thủ LX sử dụng chống lại xe tăng địch rất thành công, kể cả Tiger cũng bị hạ bởi Pháo tự hành tấn công SU-122 cuả LX sử dụng đạn HEAT.

Pháo M-30 được trang bị cho 1 số quốc gia thuộc khối Warsaw và các nước đồng minh cuả LX như Bắc Triều tiên, Trung Quốc. Việt nam được viện trợ M-30 trong những năm kháng chiến chống Mỹ M-30 là Pháo xe kéo chủ lực cấp sư đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Lưụ pháo 105mm M101 là loại pháo mặt đất hạng nhẹ tiêu chuẩn cuả quân đội Mỹ trong suốt Thế chiến thứ 2, được sản xuất vào năm 1941 và đưa vào phục vụ chiến đấu chống lại quân đội Nhật, pháo 105mm M101 được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi khắp các chiến trường châu Âu và Thái bình Dương, với độ chính xác cao và hoả lực mạnh, bắn loại đạn HE( Hight Explosive) bán hỗn hợp, tầm bắn xa 11,2km, nó thích hợp được sử dụng để yểm trợ bộ binh. Pháo có thể bắn theo chế độ bắn trực tiếp hay gián tiếp. Với những tính chất chính xác, hoả lực mạnh, cơ động, loại pháo này được sử dụng rộng rãi bởi các quốc gia trên thế giới (chủ yếu là các nước đồng minh cuả Mỹ). Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, nó còn phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.Trong chiến tranh Đông Dương, Mỹ chi viện loại pháo này cho quân đội Pháp và quân đội Quốc gia Việt Nam, nó trở thành loại pháo mặt đất chủ yếu cuả quân đội Pháp ở Đông Dương, đặc biệt hơn nó cũng là loại pháo chủ lực cuả Việt Minh , ban đầu là do Việt minh chiếm được từ tay Pháp, sau đó Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã chi viện loại pháo này cho Việt Minh (lấy từ tay quân Tưởng và trong chiến tranh Triều Tiên) và nó được Việt Minh sử dụng rất hiệu quả, đặc biệt là trong trận Điện Biên Phủ, chính loại pháo này đã góp phần rất lớn cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc Pháp rút khỏi Đông Dương.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Sau này khi quân đội Mỹ xâm lược Việt Nam, pháo 105mm được sử dụng làm pháo mặt đất chính cuả quân đội Mỹ và quân đội VNCH trong các cuộc hành quân, do tính gọn nhẹ, cơ động, loại pháo này có thể được tải đến chiến trường rất nhanh bằng trực thăng Chinook và nó là loại pháo rất quan trọng trong các chiến dịch Tìm diệt, trực thăng vận...

Sau chiến tranh, pháo 105mm M101 được tịch thu cộng với số pháo sẵn có, trở thành 1 trong những loại pháo chủ lực chính yếu cuả Quân đội nhân dân Việt Nam, sau này nó còn phục vụ trong chiến tranh Biên giới tây nam và biên giới phiá Bắc. Hiện nay pháo 105mm M101 là loại pháo chủ lực cấp sư đoàn cùng với pháo 122mm M-30 cuả quân đội nhân dân Việt Nam.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Lựu pháo M114 là loại lưụ pháo nòng 155mm do Hoa Kỳ sản xuất và được sử dụng rộng rãi như loại pháo hạng trung cuả quân đội Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần 2, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.

Đây là loại pháo xe kéo khá cơ động, có thể tác chiến trên các điạ hình khó khăn như rừng rậm, đất bùn lầy . Tầm bắn cuả pháo xa cỡ 14000 m. Pháo được quân đội Hoa Kỳ và đồng minh là quân đội VNCH sử dụng khá rộng rãi trong chiến tranh việt Nam, dùng để yểm trợ các cuộc hành quân càn quét, thường được bắn từ các cứ điểm hoả lực gần khu vực tác chiến. Pháo 155mm thường có mặt trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Cedar Fall, Juinction City, Lam Sơn 719, Quảng trị....

Tuy có cỡ nòng lớn hơn và hoả lực mạnh hơn loại pháo M-46 130mm cuả quân đội ND Việt Nam nhưng nó lại có tốc độ bắn chậm hơn và tầm bắn kém hơn, chính vì vậy trong các cuộc đấu pháo, yểm trợ, pháo 155mm thường bị thua thiệt. Sau chiến tranh Quân đội ND Việt Nam tịch thu khá nhiều loại pháo này và còn sử dụng trong Chiến tranh biên giới tây Nam.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:13 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:00 pm

Nâng độ chính xác bắn của pháo binh

Trong chiến tranh hiện đại, yêu cầu nâng cao độ chính xác bắn cho pháo binh luôn gắn liền với việc phát triển các hệ thống vũ khí pháo binh thế hệ mới.var widget_id =13323; var widget_width= "468"; var widget_height= "100";document.write('');

Khi thiết kế, chế tạo, nâng cấp các hệ thống pháo binh tiên tiến, bên cạnh yêu cầu bảo đảm tính năng cơ động, tăng hiệu quả chi viện hỏa lực, chế áp, phong tỏa đối phương, thì độ chính xác bắn còn nhằm không gây tổn hại cho các đối tượng ngoài mục tiêu, giảm bớt mật độ và số phát bắn. Các biện pháp công nghệ để nâng cao độ chính xác bắn cho pháo binh là tăng chiều dài cỡ nòng, thiết kế chế tạo các loại đạn pháo mới và phát triển các loại khí tài, trang bị điều khiển, hiện đại.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 2s19_msta_s
Pháo tự hành 2S19 MSTA của Nga.

Phương án tăng chiều dài nòng pháo đặt ra cho các nhà thiết kế phải giải quyết những bài toán khó khăn về sức cơ động và các yếu tố chiến thuật, bí mật tác chiến. Các hệ thống pháo tiên tiến như pháo tự hành Paladin M09A6, pháo lựu 155mm và pháo lựu tự hành Crusader của Mỹ đều phát triển theo hướng nâng cao độ chính xác bắn, chúng có chiều dài nòng tăng đáng kể. Tăng chiều dài nòng pháo còn bảo đảm nâng cao tầm bắn, nên rất nhiều hệ thống pháo binh thế hệ mới đều tăng chiều dài nòng lên tới 52 hoặc 54 lần cỡ, tầm bắn đạt từ 40 đến 50km. Tuy nhiên, khi tăng chiều dài nòng, trọng lượng của pháo nặng hơn, công kềnh và khả năng cơ động bị ảnh hưởng đáng kể.

Phát triển đạn pháo là hướng ưu tiên trong lĩnh vực hiện đại hóa hỏa lực pháo binh ngày nay. Các nước có trình độ khoa học-công nghệ quân sự cao chú trọng thiết kế, chế tạo đạn để sử dụng cho các hệ thống hiện có, nhưng tầm bắn và độ chính xác tăng hơn nhiều lần. Mỹ, các nước Tây Âu và Nga đã thành công với các loại đạn pháo có điều khiển. Nga đã phát triển đạn pháo có điều khiển mới nhất 155mm Krasnapol với độ chính xác bắn đạt rất cao. Lục quân Mỹ phát triển loại đạn pháo có điều khiển 155mm Excalibur có độ chính xác bắn đến 5m. Một số nước như I-xra-en, Pháp đã ứng dụng kỹ thuật tự dẫn của tên lửa hàng không cho đạn pháo binh, không chỉ làm tăng độ chính xác mà còn nâng cao uy lực sát thương mục tiêu của đạn. Các nước Mỹ và phương Tây còn phát triển đạn pháo có điều khiển sử dụng đầu tìm ra-đa thụ động để phá hủy các mục tiêu sở chỉ huy, trạm truyền tin của đối phương. Quân đội các nước NATO và một số nước khác đã phát triển thành công đạn pháo chống tăng ứng dụng kỹ thuật xen-xơ để tự tìm mục tiêu, hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”, có xác suất trúng đích rất cao. Đạn xen-xơ SADARM bắn từ pháo lựu 203mm của Mỹ chứa 3 đạn con xuyên giáp, có khả năng tiêu diệt xe tăng ở cự ly 30km. Đã có nhiều loại đạn pháo có điều khiển tiên tiến, ứng dụng công nghệ dẫn đường từ vệ tinh. Đạn pháo siêu chính xác Excalibur Block M982 của Mỹ sử dụng hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh, có độ chính xác cao khi bắn từ các loại pháo hiện nay với cỡ nòng 155mm, dùng để tiến công “giải phẫu” các mục tiêu trong thành phố có nhiều người qua lại với cự ly hơn 30km.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Excalibur
Đạn pháo Excalibur của Mỹ

Hệ thống khí tài trang bị đồng bộ cho pháo binh hiện đại nhằm nâng cao độ chính xác bắn hiện đang phát triển đa dạng. Quân đội các nước Mỹ, Nga, NATO, I-xra-en đã trang bị các hệ thống thu định vị vệ tinh (GPS), máy tính tốc độ cao để tính toán phần tử bắn. Các khí tài trinh sát, phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực pháo ngày càng được nâng cấp, hiện đại hóa. Quân đội các nước Pháp, Đức, Anh đã được trang bị khí tài ra-đa trinh sát, hiệu chỉnh bắn hiện đại COBRA đồng bộ cho pháo binh. Hệ thống ra-đa COBRA liên kết với các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, điều khiển và tình báo nhằm nhận dạng và tiêu diệt chính xác mục tiêu. Lực lượng pháo binh Nga đã trang bị hệ thống trinh sát, phát hiện mục tiêu và điều khiển bắn Zoopark-1 có khả năng phát hiện, tiêu diệt mục tiêu ngay từ quả đạn đầu tiên. Tập đoàn NORINCO (Trung Quốc) phát triển hệ thống khí tài chỉ thị mục tiêu với độ chính xác cao ở cự ly 60km cho pháo phản lực. Hãng Ê-rích-xơn (Thụy Điển) cũng phát triển hệ thống ra-đa Arthur, ăng-ten mạng pha, có khả năng phát hiện 100 mục tiêu và nhận dạng chính xác mục tiêu trong vòng một phút để điều khiển pháo bắn chính xác. Tự động hóa quá trình bắn pháo và nâng cao khả năng nạp đạn cho pháo đã được Nga và Mỹ ứng dụng cho các hệ thống pháo phản lực bắn loạt.

Ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học-công nghệ để nâng cao độ chính xác bắn cho pháo binh thực sự trở thành hướng ưu tiên của quân đội các nước, mở ra kỷ nguyên tác chiến mới của pháo binh hiện đại trong thế kỷ 21.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:16 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:02 pm

Hiện đại hóa pháo tự hành

Nhờ khả năng cơ động cao, linh hoạt, bất ngờ, hỏa lực mạnh, nên pháo tự hành phát huy hiệu quả chiến đấu cao trên chiến trường. Từ khi ra đời đến nay, pháo tự hành ngày càng được quân đội các nước chú ý phát triển, hoàn thiện, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu, khẳng định vai trò là vũ khí hàng đầu của hỏa lực pháo binh.

Sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật tự động hóa, điều khiển ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ để phát triển, cải tiến pháo tự hành hiện đại. Hầu hết các loại pháo tự hành mới đều được lắp đặt các hệ thống đồng bộ và số hóa thiết bị điều khiển hỏa lực, thông tin, định vị dẫn đường tiên tiến, liên kết với các hệ thống chỉ huy, tình báo và điều khiển hiện đại. Lục quân Mỹ đã cải tiến toàn diện pháo tự hành 155mm M-109A để tạo ra loại pháo tự hành tiên tiến nhất hiện nay là M-109A6 Paladin. Đây là thế hệ pháo tự hành sử dụng triệt để công nghệ số hóa và kỹ thuật điều khiển, tự động hóa tiên tiến nhất. Trên pháo tự hành M-109A6 Paladin lắp các hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực, định vị dẫn đường, thiết bị ngắm chuẩn tự động, các khí tài thông tin mới... Nhờ vậy, pháo có khả năng định vị, định hướng, tính toán phần tử bắn và ngắm bắn hoàn toàn tự động, có khả năng tác chiến độc lập, tốc độ phản ứng nhanh, triển khai nhiệm vụ bắn chỉ trong khoảng 60 giây, chuẩn bị bắn ngay trong khi cơ động.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 1sl
M-109A6 Paladin

Quân đội Nga hiện cũng đặc biệt chú trọng cải tiến pháo tự hành theo hướng số hóa. Nhiều loại pháo tự hành có trong biên chế của lục quân Nga đã trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động 1K123 Vivary, đồng thời lắp các thiết bị thông tin, trinh sát mục tiêu phối hợp với máy bay không người lái Pchela-1. Pháo tự hành 2S19 MSTA-C trang bị hệ thống 1K123 Vivary cho phép rút ngắn thời gian chuyển trạng thái chiến đấu, giảm số người trong kíp chiến đấu, các khâu thu nhận thông tin mục tiêu, tính toán phần tử bắn, số liệu đường đạn đều được thực hiện tự động hóa nhờ hệ thống máy tính tốc độ cao. So với trước đây, pháo tự hành 2S19 MSTA-C đã nâng cao độ chính xác bắn thêm từ 20% đến 30%, thời gian chuẩn bị bắn rút ngắn từ 1/4 đến 1/6 lần, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tăng 40%, mức độ an toàn trên chiến trường tăng gấp 3 lần. Từ kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường, lực lượng pháo binh quân đội Nga đã nghiên cứu vận hành phương án sử dụng kết hợp khí tài trinh sát, điều khiển hỏa lực của pháo tự hành với máy bay trinh sát không người lái Pchela-1. Sự kết hợp pháo tự hành-máy bay cho phép rút ngắn thời gian từ khi phát hiện mục tiêu tới khi phá hủy chúng chỉ còn trong khoảng từ 2 đến 3 phút, bằng từ 1/5 đến 1/6 thời gian so với trước đây, lượng đạn tiêu hao cũng giảm chỉ còn 30%, hiệu quả tác chiến nâng lên từ 30% đến 40%. Quân đội một số nước thuộc khối NATO, quân đội Nam Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc... cũng tích cực hiện đại hóa các hệ thống pháo tự hành.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 2s19_msta_s
Pháo tự hành 2S19 của Nga

Pháo phản lực bắn loạt ngày càng được các nước chú ý cải tiến để nâng cao khả năng tự hành và hiệu quả chiến đấu. Nga và Mỹ là hai cường quốc đi đầu về phát triển, cải tiến và nâng cấp pháo phản lực bắn loạt. Hiện nay, các hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch, BM-27 Uragan, BM-21 Grad đang được Nga cải tiến toàn diện, không chỉ nâng cao cự ly bắn, khả năng nạp đạn, mà còn trang bị các hệ thống máy tính điều khiển, tính toán đường đạn hiện đại. Cũng như pháo tự hành 2S19 MSTA-C, các pháo phản lực bắn loạt cũng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và tự động hóa 1K123 Vivary để rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn, nâng cao độ chính xác bắn và hiệu suất tiêu diệt mục tiêu. Lục quân Mỹ đã lắp thêm hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến IFCS cho pháo phản lực bắn loạt M-270A1. Hệ thống IFCS sử dụng kỹ thuật điện tử, công nghệ số hóa, liên kết với hệ thống định vị toàn cầu và hệ thống dẫn đường quán tính, nhờ đó giúp pháo tăng độ chính xác bắn lên từ 30% đến 40%, thời gian nạp đạn từ 15 phút giảm xuống còn 5 đến 10 phút, thời gian ngắm bắn từ 90 giây giảm còn 16 giây.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Smerch1
Hệ thống pháo phản lực PM-30 Smerch

Bên cạnh việc lắp các hệ thống điều khiển hỏa lực số hóa, các thiết bị trinh sát, truyền tin hiện đại, pháo tự hành còn phát triển dựa trên cơ sở nâng cao khả năng cơ động của xe, khung gầm cơ sở. Điển hình như pháo tự hành AMX-30 AUF-1TA mới dựa trên khung gầm xe Kaisa, cấu hình 6x6 bánh, có khả năng cơ động cao. Lục quân Mỹ sử dụng kỹ thuật khung gầm xe chiến đấu Bradley, kỹ thuật điện của pháo ngắm bắn gián tiếp, kỹ thuật nạp đạn tự động để ứng dụng cải tiến pháo tự hành M-109A6 Paladin. Với những kỹ thuật, công nghệ mới, pháo tự hành ngày càng phát huy ưu thế hỏa lực, tạo hiệu quả chiến đấu toàn diện trên chiến trường.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:20 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:03 pm

'Thanh kiếm sắc bén' của Lục quân Triều Tiên

Sức mạnh của Triều Tiên không chỉ ở những tên lửa tầm xa hay vũ khí hạt nhân đang trong giai đoạn thử nghiệm, mà còn ở lực lượng pháo binh đáng sợ của nước này. var widget_id =13326; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Cho đến nay, loại pháo 155 mm K9 hiện đại, đáng tự hào của nước láng giềng Hàn Quốc cũng chỉ có khả năng thể hiện sức mạnh trước các loại pháo cỡ nòng tương đương hoặc bé hơn của Triều Tiên như: 2S3 Akatsiya 152mm hay M-1977 122mm, còn đối với loại pháo tự hành 170 mm Koksan hay pháo phản lực M-1985/M-1991 240 mm của nước này thì pháo binh Hàn Quốc hoàn toàn lép vế.

1. Pháo tự hành 170 mm M-1978/M-1989 Koksan

Loại pháo tự hành 170 mm M-1978 Koksan hay phiên bản nâng cấp hiện đại hơn của nó M-1985 là loại pháo tự hành do CHDCND Triều Tiên hoàn toàn tự nghiên cứu thiết kế và sản xuất. Tên Koksan của loại pháo này lấy tên thành phố nơi đã chế tạo ra chúng.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 KHCN-K-01
Pháo tự hành 170 mm M-1978 Koksan.

Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự phương Tây, pháo chính của Koksan là loại pháo phòng vệ bờ biển cũ của Liên Xô chuyển giao, còn thân xe của M-1978 được lấy từ xe tăng T-54 của Liên Xô, hay Type-59 của Trung Quốc. Riêng thân xe M-1989 được Triều Tiên độc lập nghiên cứu, có khả năng mang theo đến 12 viên đạn, tiện lợi hơn rất nhiều so với M-1978 phải sử dụng xe tiếp đạn độc lập.

Loại pháo 170 mm gắn trên Koksan có tầm bắn lên tới 40 km với loại đạn thường và 60 km đối với đạn pháo có hỗ trợ động cơ tên lửa. Với tầm bắn này, Koksan có thể bắn qua cả Seoul và hoàn toàn vượt trội loại pháo tự hành K-9 mới nhất của Hàn Quốc (chỉ có tầm bắn tối đa 30km với đạn thường và 40km đối với đạn hỗ trợ động cơ tên lửa).

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 KHCN-K-02

Một khẩu pháo M-1978 Koksan của Iran bị Iraq chiếm được, sau đó bị quân Mỹ phá hủy trong chiến tranh vùng Vịnh

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 KHCN-K-04
Pháo M-1989 phô diễn sức mạnh

Mặc dù, tốc độ bắn của Koksan chậm hơn nhiều so với K-9, chỉ đạt hai phát đạn trong 5 phút, nhưng nếu hàng trăm khẩu Koksan nổ súng trước ở khoảng cách xa hơn thì loại pháo của Hàn Quốc hầu như không có cơ hội trả lời.

Ngoài ra, Koksan còn có thể tự di chuyển với tốc độ 40 km mỗi giờ trong tầm hoạt động 300 km, hoàn toàn thỏa mãn chiến thuật bắn và chạy, khắc phục nhược điểm bắn chậm của mình.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 KHCN-K-03
Pháo tự hành M-1989 trong một cuộc diễu binh của Triều Tiên

Trong chiến tranh vùng Vịnh, Triều Tiên đã viện trợ cho Iran 36 khẩu pháo phản lực loại M-1989; những khẩu pháo này thể hiện rõ sức mạnh khi chúng được đặt ở bán đảo Al Faw và pháo kích mãnh liệt vào các giếng dầu tận Kuwait cách đó 35 km.

Trong quân đội Triều Tiên, Koksan được bố trí thành các trung đoàn pháo binh với cơ số 36 khẩu một trung đoàn.

2. Pháo phản lực 240 mm M-1985/M-1991

Pháo phản lực 240 mm M-1985 (loại 12 nòng), hay M-1991 (loại 22 nòng) được Triều Tiên tự nghiên cứu và phát triển và được phương Tây đặt tên theo năm, mà chúng xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 KHCN-K-07
Pháo phản lực Fadjr-3 của Iran, thiết kế dựa theo M-1985 của Triều Tiên

M-1985 được đặt trên khung xe tải 6x6 Isuzu của Nhật Bản, còn M-1991 được đặt trên khung xe 6x6 do Triều Tiên tự sản xuất; cho phép chúng có thể di chuyển linh hoạt với tốc độ lên tới 60 km mỗi giờ.

Loại đạn rocket được sử dụng cho loại pháo phản lực trên là đạn cỡ 240mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Cả hai loại pháo phản lực này đều có khả năng bắn hết tất cả số đạn của mình trong vòng 48 giây tới các mục tiêu cách xa tới 43 km, bao gồm cả thành phố Seoul của Hàn Quốc nếu chúng được đặt gần biên giới.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 KHCN-K-08
Pháo phản lực M-1991.

Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự Hàn Quốc, với 500 pháo phản lực 240mm hiện có, Triều Tiên có thể dội tới 4.400 viên đạn mỗi một loạt bắn lên thành phố Seoul khi chiến tranh xảy ra.

Pháo phản lực 240mm M-1985 cũng đã được chuyển giao công nghệ sản xuất cho Iran. Từ đó, Iran đã chế tạo ra loại pháo phản lực 240mm của riêng mình với tên là Fadjr-3. Ước tính hiện nay, Iran có 9 hệ thống pháo phản lực loại này. Riêng loại M-1991 vẫn nằm trong vòng bí mật và chưa được xuất khẩu cho bất cứ quốc gia nào.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 KHCN-K-09
Pháo phản lực M-1991 trong một cuộc diễu binh.

Cùng với hai át chủ bài trên, Triều Tiên còn hàng chục ngàn pháo cỡ nòng nhỏ hơn, sẵn sàng dội bão lửa hủy diệt tới các mục tiêu tại các nước láng giềng. Do đó, trước một nguy cơ chiến tranh lớn, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng đồng minh Mỹ luôn phải cân nhắc thật kỹ thiệt hơn trước khi đưa ra quyết định quan trọng.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:24 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:04 pm

Hiện đại hóa pháo phòng không trên tàu chiến

Pháo phòng không là một trong những hỏa lực chủ yếu lắp trên tàu hải quân để bảo vệ tàu, tiêu diệt các mục tiêu trên không tầm thấp và tầm trung. var widget_id =13424; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Pháo phòng không trên tàu được thiết kế với những tính năng linh hoạt, không chỉ dùng để chống máy bay, tên lửa hành trình, mà còn sử dụng trong tác chiến chống các mục tiêu trên biển, ven bờ và các tàu chiến đấu hạng nhẹ... Pháo phòng không trên tàu phát triển đa dạng và ngày càng hiện đại, sử dụng kết hợp với các loại vũ khí phòng không khác như tên lửa, máy bay, tạo nên hệ thống phòng không đa tầng, nhiều lớp, đạt hiệu quả tiêu diệt mục tiêu ngày càng cao.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 240709Huongabc33
Bộ đội Hải đội 4, Vùng A hải quân bảo quản pháo phòng không trên tàu. Ảnh:Xuân Hiếu

Tùy theo chức năng từng loại tàu chiến đấu, tuần tra và tàu bảo đảm mà các nhà thiết kế bố trí trên tàu một bệ hay nhiều bệ pháo phòng không với số nòng và cỡ nòng khác nhau. Phần lớn các loại pháo phòng không được lắp ở phần mũi, phần lái của tàu và hai bên mạn tàu. Các tàu chiến hiện đại trang bị pháo phòng không với hệ thống ra-đa trinh sát, bắt bám mục tiêu và điều khiển hỏa lực tiên tiến, cho phép phản ứng nhanh với nhiều loại mục tiêu trên không. Hệ thống pháo phòng không trên tàu AK-725 hai nòng, cỡ 57mm của Nga sử dụng ra-đa điều khiển hỏa lực MR-103, cự ly bắn lớn nhất tới 13,2km, tầm hiệu quả 9km, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao đến 6km. Nga còn thiết kế lắp trên tàu chiến đấu và tuần tra các loại pháo hạm phòng không tiên tiến AK-726, AK-230, AK-176/176M, AK-100, AK-130, AK-306... có cỡ nòng từ 30mm đến 100mm, sử dụng ra-đa điều khiển hỏa lực, có tầm bắn xa. Gần đây, Nga đang triển khai đóng tàu chiến đấu lớp Yastrev thuộc Dự án 1154, có lượng giãn nước 4.400 tấn, trang bị pháo phòng không 100mm sử dụng ra-đa ba chiều MR-760, tầm bắn hiệu quả 20km.

Hải quân các nước đặc biệt chú trọng đến hệ thống pháo phòng không khi triển khai các dự án đóng tàu mới bởi tính hiệu quả của chúng trong tác chiến chống tên lửa hành trình. Ma-lai-xi-a mới trang bị cho hải quân các tàu chiến đấu lớp Lekiu-F2000, lắp các loại pháo phòng không 57mm MK-3 Oto Melara và pháo phòng không hai nòng 30mm MSI-DS30; tàu Meko-A100 trang bị một pháo 100mm và hai pháo 30mm. Hãng đóng tàu DCN (Pháp) đã xuất khẩu sang nhiều nước thế hệ tàu chiến đấu cao tốc hiện đại, trong đó có tàu frigat lớp La Fayette. Tàu trang bị hệ thống pháo phòng không 76mm cùng với tên lửaphòng không Aster-15/30 tiên tiến. Hãng chế tạo vũ khí Bô-pho (Thụy Điển) đã thiết kế chế tạo các kiểu loại pháo phòng không trên tàu tiên tiến các cỡ nòng 30mm, 57mm, 76mm và 100mm để lắp cho các tàu chiến hiện đại của Thụy Điển, hải quân các nước thuộc khối NATO và các nước khác. Pháo phòng không 57mm Mark-III của Hãng Bô-pho trang bị cho tàu chiến đấu tàng hình Visby của Thụy Điển, không chỉ đáp ứng yêu cầu phòng không mà còn bảo đảm khả năng chống sự phát hiện bởi các phương tiện quan sát, trinh sát của đối phương.

Nâng cao tốc độ bắn của pháo phòng không trên tàu được các nhà thiết kế, chế tạo vũ khí rất chú trọng. Cũng giống như các hệ thống pháo phòng không mặt đất, tốc độ bắn là một trong những yếu tố quyết định tiêu diệt mục tiêu, bảo đảm hiệu quả tác chiến phòng không. Pháo tàu có thiết kế cấu tạo khác biệt với cơ cấu ổn định bắn và chống rung lắc do sóng và sự cơ động của tàu. Điều đó khiến việc nâng cao tốc độ bắn cho pháo không phải dễ dàng. Nga là nước dẫn đầu về thiết kế, nâng cao tốc độ bắn của pháo tàu. Từ hệ thống pháo AK-230 hai nòng, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không cự ly 4km, có tốc độ bắn 2.100 phát/phút, đến hệ thống pháo AK-630/630M và AK-630M1-2 có 6 nòng, tốc độ bắn tới 5.000 phát/phút. Pháo hạm AK-630 đã trang bị cho tàu khu trục Sovremenny. Mỹ phát triển pháo hạm 6 nòng MK-15 cỡ nòng 20mm Bulkan-Phalanx, tốc độ bắn 4.200 phát/phút. Các pháo phòng không trên hạm cỡ nòng lớn cũng đang được phát triển với tốc độ bắn ngày càng lớn hơn. Hãng Bô-pho đã phát triển pháo tàu 57mm MK-110 và MK-295, có tốc độ bắn 220 phát/phút. Pháo AK-176, cỡ nòng 76mm đạt tốc độ bắn từ 120 đến 130 phát/phút. Các loại pháo tàu cỡ nòng 100mm trở lên của Nga như AK-100, AK-190E, AK-130 có tốc độ bắn từ 30 đến 80 phát/phút, cự ly tiêu diệt mục tiêu tới 20km.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 PhaoHamNga

Kết hợp những ưu điểm của pháo phòng không mặt đất, các nhà thiết kế vũ khí đã nghiên cứu ứng dụng để lắp lên tàu chiến đấu. Hải quân nhiều nước đã cải tiến các loại pháo cao xạ 37mm, 57mm để trang bị cho tàu chiến, trong đó có tính toán hiệu chỉnh lượng bắn, các bài toán bắn và thiết kế hệ thống ổn định cho pháo trên tàu. Để phát huy hiệu quả phòng không, pháo tàu được sử dụng kết hợp với tên lửa và các loại vũ khí trên hạm khác. Hải quân Hà Lan đã ứng dụng hệ thống vũ khí Goalkeeper sử dụng pháo 76mm Oto melara và tên lửa phòng không MICA lắp trên tàu chiến Sigma 10531. Tàu chiến đấu Formidable của Hải quân Pháp sử dụng pháo 76mm Oto Melara kết hợp tên lửa phòng không Aster-15/30. Tàu chiến đấu Yastrev của Nga kết hợp pháo tàu với các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần 9M-311, 9M-330 tạo nên các tầng hỏa lực mạnh, đủ sức tiêu diệt các mục tiêu bay trong phạm vi 50km. Sự kết hợp các hệ thống hỏa lực trên tàu không chỉ bảo đảm khả năng phòng không hiệu quả mà còn bảo vệ an toàn tàu từ mọi hướng, tạo điều kiện cho lực lượng hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ tác chiến trên biển.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:29 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:26 pm

Sự ra đời hệ thống tên lửa chống tên lửa


Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Small_1179071639.nv

Tháng 2-1956, Liên Xô bắt đầu xây dựng hệ thống phòng chống tên lửa mang mật danh A. Hệ thống A bao gồm: một trạm đài ra-đa cảnh giới tầm xa; 3 trạm đài ra-đa dẫn đường RTN-1, RTN-2, RTN-3; các tên lửa chống tên lửa V-1000; một trạm đài ra-đa quan trắc tên lửa chống tên lửa V-1000 và trung tâm chỉ huy máy tính. Các ra-đa dẫn đường đặt cách xa nhau 150km, tạo thành 3 đỉnh của một tam giác đều. Toàn bộ hệ thống phòng chống tên lửa A được liên lạc với nhau qua các trạm tiếp sức và điện thoại. Ngày 4-3-1961, từ trường bắn nghiên cứu thử nghiệm số 10 trên sa mạc Bét-pac Đan ở Ca-dắc-xtan, Binh chủng tên lửa của quân đội Liên Xô lần đầu tiên sử dụng tên lửa chống tên lửa V-1000 của hệ thống phòng chống tên lửa A đã bắn cháy tên lửa đạn đạo R-12 đang bay ở độ cao 25km, vận tốc 2.500m/s (tức là 9.000km/h). Như vậy, Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới có hệ thống phòng chống tên lửa quốc gia. Sau các vụ phóng thử nghiệm thành công tên lửa chống tên lửa V-1000 của hệ thống phòng chống tên lửa A, Liên Xô tiếp tục xây dựng các hệ thống phòng chống tên lửa khác để bảo vệ Mát-xcơ-va và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng chiến lược. Ngoài ra, Liên Xô còn sử dụng hệ thống phòng chống tên lửa A để bám sát, dẫn đường các vệ tinh nhân tạo và quan sát, theo dõi các vụ thử hạt nhân. Hiện nay, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa chiến lược chủ yếu của Liên Xô trước đây được LB Nga tiếp quản và đang từng bước hiện đại hóa, bảo đảm khả năng phòng thủ quốc gia trước các đòn tập kích đường không của đối phương.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:30 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:28 pm

Tên lửa siêu thanh chống tàu 3M80 “Moskit”


Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Small_1193154599.nv

Tên lửa 3M80 “Moskit” được sử dụng để tiêu diệt các loại tàu thuyền, các phương tiện vận tải đường thủy có trọng tải lên tới 20 nghìn tấn. Ngoài ra, Moskit cũng hoạt động tốt trong bất kỳ điều kiện môi trường nào. Tổ hợp tên lửa Moskit được chế tạo tại công ty Raduga, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư trưởng I.S.Selezniov vào khoảng giữa thập niên 70 – đầu những năm 80. Hệ thống điều khiển của Moskit lại do công ty Altair chế tạo. Theo kế hoạch, 3M80 được sản xuất để thay thế cho tên lửa có cánh P-15. Phương Tây gọi 3M80 là SS-N-22 «Sunburn (ASM-MSS). Vào đầu những năm 80, tổ hợp tên lửa chống tàu 3M80 “Moskit” được trang bị cho tàu khu trục Sovremenny. Ngoài ra, Moskit còn được sử dụng trên tàu Admiral Lobov, tàu tuần tra chế tạo theo dự án 1241.9 và nhiều loại tàu khác của Hải quân Nga. Bên cạnh đó, Moskit còn được trang bị cho các loại máy bay chiến đấu thuộc các đơn vị phòng vệ bờ biển và hàng không mẫu hạm như: Su-33, Su-27, Su-32FN. Đối với loại máy bay như Su-27K (hoặc Su-33) có thể đặt một tên lửa 2M80 ở dưới thân. Sau này, 3M80 đã được nâng cấp về tốc độ thành loại tên lủa 3M80E.

Các thông số kỹ thuật của 3M80 “Moskit”:
Bay xa: 10 – 90 km (nếu được
phóng từ tàu); 250 km (nếu được phóng từ máy bay)
Tốc độ bay tối đa: 2,8 M (M = vận tốc thực/vận tốc âm thanh)
Tốc độ trung bình: 2,35 M
Bay cao: 7 – 20 m
Phóng cao tối đa: 12 km
Góc bay: ± 60 độ
Chiều dài tên lửa: 9385 mm
Đường kính lớn nhất của thân: 760 mm
Sải cánh: 1300/2100 mm
Nhiệt độ sử dụng: ± 60 độ C
Thời hạn sử dụng trong tình trạng sẵn sàng phóng: 1,5 năm
Trọng lượng xuất phát: 3950 kg


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:35 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:29 pm

Bí ẩn trong tên lửa "tàng hình" của Iskander

Vừa qua, một sự kiện gây nhiều tranh cãi ở Phương Tây và Trung Đông: Nga đưa vào trang bị cho quân đội của họ và xuất khẩu sang một số nước kiểu tên lửa đạn đạo độc nhất vô nhị trên thế giới - không chỉ “tàng hình” mà còn có thể “bay lượn như chim”. Đó là tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander. Khác với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, đặc điểm chủ yếu của Iskander là được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình”, hoàn toàn khác với công nghệ “tàng hình” của người Mỹ.

Bí quyết của công nghệ này ẩn chứa ở một loại máy phát tạo ra một loại bức xạ đặc biệt, có tên là plazma. Đó là trạng thái thứ 4 của vật chất, một môi trường chất khí hỗn hợp gồm các điện tích dương và điện tích âm, nhưng tổng thể là trung hoà về điện.

Một khi loại bức xạ này bao phủ xung quanh một vật thể nào đó cần che dấu thì vật thể đó hoàn toàn “tàng hình” trước “con mắt thần” theo dõi của các đài rađa hiện đại nhất.

Ngay cả các loại máy bay rẻ nhất, cũ nhất, nhưng được lắp máy phát plazma sẽ có khả năng “tàng hình” không kém gì các máy bay chiến đấu siêu hiện đại của Mỹ F-117 và B-2 được quảng cáo rùm beng trên thế giới.

Theo ông Coroteev, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Keldysh, có thể hình dung sự khác nhau căn bản giữa công nghệ “tàng hình” của người Mỹ và người Nga qua một thí dụ minh họa đơn giản. Nếu ném một quả bóng bàn vào bức tường, nó sẽ va chạm và bật trở lại ngay.

Cũng tương tự như vậy, khi tín hiệu rađa chiếu vào máy bay, nó bị phản xạ từ máy bay và quay trở về với ăngten thu sóng vô tuyến của rađa. Lúc đó, máy bay sẽ bị lộ nguyên hình trên màn hình rađa. Nhưng nếu bức tường gồ ghề, có nhiều góc cạnh hướng về các phía khác nhau thì quả bóng sau khi va chạm sẽ bật trở lại đi đâu tuỳ ý nhưng không thể quay trở lại chỗ cũ.

Lúc đó ta nói tín hiệu bị mất liên lạc. Công nghệ “tàng hình” của Mỹ dựa trên chính nguyên tắc này. Chính vì thế, các máy bay “tàng hình” của Mỹ có hình dáng rất lạ. Còn nếu phủ lên bức tường một tấm lưới mềm thì khi quả bóng bàn ném vào đó nó sẽ không bị bật trở lại mà bị mất năng lượng chuyển động và rơi xuống ngay dưới chân tường.

Công nghệ tàng hình của người Nga dựa trên nguyên lý đơn giản này. Hiện chưa có một nước nào trên thế giới làm chủ được công nghệ “tàng hình” tương tự của người Nga. Cuối những năm 1990, người Mỹ mới bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu theo hướng này, nhưng xem ra họ chưa đuổi kịp người Nga.

Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên có thể cơ động rất linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi “bay lượn như chim”, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần.

Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow gần đây, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng, tên lửa Iskander sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2010.

Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.

Các chuyên gia quân sự của Mỹ nhận xét rằng, họ không thể phát hiện được bất kỳ thành phần nào trong toàn bộ tổ hợp tên lửa, từ dàn phóng cơ động, đến xe vận tải làm nhiệm vụ lắp đạn và chỉ huy cũng như trạm cơ động thu thập thông tin.

Để xác địnhmục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi so sánh lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào. Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có các nước Trung Đông. Vì thế, các cơ quan tình báo Mỹ đang lo sợ biết đâu trong số đó có các nước mà người Mỹ coi là “bất trị”.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Ss-26
Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Iskander


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:38 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:30 pm

Tên lửa Babur của Pakistan


Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 1197636528.nv

Các kênh truyền hình Pakista dẫn từ các nguồn tin quân sự cho biết, thứ 3 (11/12) Pakistan đã thử nghiệm thành công tên lửa có cánh Babur (Hatf VII). Theo tin đã đưa, Babur là loại tên lửa có cánh do Pakistan sản xuất. Nó có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa gần 700 km và có khả năng mang các loại đầu đạn khác nhau trong đó có đầu đạn hạt nhân.

Các cuộc thử nghiệm tên lửa có cánh Babur bắt đầu từ năm 2005. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, tầm phóng và độ chính xác của tên lửa đã được tăng lên theo thời gian.

Dưới đây là một số thông tin cụ thể về tên lửa này:

Tên lửa Babur được sản xuất tại Pakistan; tên Babur được đặt để tưởng nhớ đến người sáng lập ra triều đại của người Mông Cổ Vĩ đại Zahir Ad-Dyn Muhammed Babur;tên lửa này có khả năng phóng từ tàu ngầm, tàu nổi trên mặt nước và các thiết bị di động trên mặt đất;

Babur có khả năng mang đầu đạn thường cũng như đầu đạn hạt nhân;Babur được trang bị hệ thống dẫn đường cho phép thực hiện chuyến bay ở độ cao thấp; nó có khả năng cơ động chống lại sự tìm kiếm của hệ thống phòng không.

Đặc điểm kỹ thuật

Chiều dài – 6,25 m
Đường kính – 0,25m
Độ sải cánh – 2,67m
Trọng lượng – 1,44 tấn
Vận tốc – 800km/h

Babur sẽ trở thành tên lửa có cánh chủ lực trang bị cho quân đội Pakistan.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:40 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:32 pm

Tên lửa chống ra-đa thế hệ thứ ba


Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 1199885555.nv

Kể từ khi ra đời đến nay, tên lửa chống ra-đa đã phát triển đến thế hệ thứ ba. Điển hình là tên lửa HARM của Mỹ đưa vào trang bị năm 1983, chủ yếu lắp trên các loại máy bay chiến đấu và ném bom hiện đại, vận tốc bay đạt trên 2Mach. Các tên lửa HARM có diện tích phản xạ ra-đa hiệu dụng 0,05m2, giành ưu thế tiến công trước đối phương nhờ lắp thiết bị hỗ trợ điện tử cho đầu tự dẫn, bảo đảm cho tên lửa có cự ly dò tìm bức xạ điện từ xa hơn so với ra-đa. Nhờ thiết kế mới, tên lửa HARM có khả năng bắt và khóa mục tiêu tự động, thời gian từ khi bắt tín hiệu đến lúc định vị, phóng tên lửa chỉ hết khoảng 10 giây, trong khi đó thời gian của tên lửa chống ra-đa thế hệ trước mất tới 15 giây.

Tuy nhiên, các loại tên lửa chống ra-đa nói chung, của tên lửa thế hệ thứ ba nói riêng đã bộc lộ những điểm yếu mà đối phương có thể khai thác, phòng chống hiệu quả. Trước khi phóng tên lửa, bên sử dụng phải tiến hành trinh sát trước, nên dễ bộc lộ ý đồ tác chiến, khiến đối phương có thời gian chuẩn bị để đối phó. Tên lửa chống ra-đa lệ thuộc nhiều vào nguồn bức xạ từ mục tiêu và lộ rõ những đặc trưng khi vận động trong không gian. Lợi dụng đặc tính này, các trạm ra-đa mặt đất thường tắt máy khiến tên lửa không thể tiến công hoặc làm giảm độ chính xác và hiệu quả sát thương của tên lửa. Tuy đã có nhiều cải tiến, nhưng tên lửa chống ra-đa thường chỉ có bán kính sát thương khoảng 10m, nên hạn chế về uy lực sát thương khiến tên lửa không thể tiêu diệt ra-đa trong phạm vi rộng.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:42 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:33 pm

Tên lửa chống tăng có điều khiển

Ngày nay, các loại tên lửa chống tăng có điều khiển đã trở thành “cơn ác mộng” đối với xe tăng và các phương tiện chiến đấu trên chiến trường. Với ưu thế về tầm bắn xa, độ chính xác và khả năng xuyên giáp, tên lửa chống tăng phần nào làm giảm uy lực của “quả đấm thép” trên chiến trường. Xe tăng có khả năng đột kích mạnh trên chiến trường nhờ được trang bị pháo lớn và có khả năng sống sót cao. Do vậy, việc trang bị tên lửa chống tăng trên các xe tăng hiện đại là yêu cầu tất yếu. Pháo chính của xe tăng hiện đại, ngoài khả năng bắn các loại đạn thông thường, còn có thể phóng trực tiếp các tên lửa chống tăng, góp phần nâng cao đáng kể uy lực của xe tăng trên chiến trường với mục tiêu “thấy trước, bắn trước, tiêu diệt đối phương trước”.

Tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo chính của xe tăng thường bị giới hạn bởi cỡ nòng của xe tăng như các cỡ nòng 105mm, 120mm và 125mm. Nhưng chúng cũng có lợi thế là có gia tốc xuất phát khi được phóng qua nòng pháo, nên tầm hoạt động khoảng từ 6 đến 8km, tương đương với các tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai hoặc gắn trên các phương tiện khác.

Tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo chính sử dụng các đầu nổ lõm, có khả năng xuyên qua lớp giáp bảo vệ chắc chắn của xe tăng đối phương. Tên lửa AT-11 Sni-pơ của Nga có khả năng xuyên qua lớp thép dày 750mm.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 050609son2
Tên lửa AT-11

Giống như các tên lửa chống tăng khác, hệ thống dẫn đường của các tên lửa chống tăng cũng là các hệ thống dẫn đường ứng dụng công nghệ la-de, tầm nhiệt bán chủ động, ảnh nhiệt và điều khiển qua dây dẫn. Các hệ thống này được tích hợp trực tiếp vào hệ thống điều khiển bắn của xe tăng.

Các tổ hợp tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo chủ yếu được biết tới hiện nay là tên lửa AT-11 Sni-pơ trang bị trên xe tăng T-90, T-80 của Nga; tên lửa MGM-51 Si-le-lac trên xe tăng M551, M60 và tên lửa LAHAT trang bị cho xe tăng A-ri-un của Ấn Độ, xe tăng Le-ô-pat 2 của Đức.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 ORD_ATGM_Spike_Components_lg
Một hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM)

Bên cạnh hiệu quả tiêu diệt xe tăng, xe chiến đấu, các tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo thường có sơ tốc thấp, dễ bị các hệ thống phòng thủ chủ động, thụ động của xe tăng đối phương ngăn chặn, vô hiệu hóa.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:44 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:34 pm

Xu hướng phát triển bom, đạn có điều khiển

Trong các cuộc chiến tranh hiện đại và diễn tập, thử nghiệm vũ khí mới diễn ra gần đây, bom, đạn có điều khiển được sử dụng với số lượng lớn và ngày càng đạt độ tinh vi, chính xác cao. Nhờ tiến bộ khoa học-công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật điều khiển, tự động hóa đã khiến các loại bom đạn tiên tiến không chỉ dựa vào các loại khí tài chuyên dụng, mà còn tự dẫn, hiệu chỉnh đường bay đến mục tiêu và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.

Bom có điều khiển đang là xu hướng phát triển của không quân nhiều nước nhằm nâng cao độ chính xác và khả năng tìm diệt mục tiêu. Không quân Mỹ đang triển khai chương trình chế tạo bom điều khiển thế hệ mới để tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động trên mặt đất ở cự ly khoảng 100km. Điển hình là kiểu loại bom có điều khiển GBU-39B, GBU-40B trang bị cho máy bay chiến đấu hiện đại F-35, F-22 đều lắp hệ thống thiết bị điều khiển quán tính có hiệu chỉnh theo các dữ liệu của hệ thống định vị vệ tinh NAVSTAR. Các loại bom trên nặng 225kg, trên thân lắp thiết bị chuyển hướng trên đường bay và đầu tự dẫn để tìm bám và tiêu diệt mục tiêu di động. Không quân Mỹ còn phát triển thành công loại ngòi nổ lập trình FMU-152 lắp cho bom có điều khiển hiện đại. Để chủ động tiêu diệt mục tiêu, Mỹ đã phát triển các loại bom có khả năng tự dẫn và hoạt động theo nguyên lý của tên lửa, như bom có điều khiển JDAM và bom tăng tầm JDAM-ER. Gần đây, Mỹ đã thử nghiệm bom có điều khiển bom GBU-54 với thiết bị tự dẫn-điều khiển LJDAM, cho phép tiến công tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển với tốc độ tới 110 km/giờ. Không quân I-xra-en đang cải tiến các loại bom có điều khiển Paveway dẫn bằng quang-điện tử, bảo đảm hoạt động tốt trong điều kiện ban đêm, thời tiết xấu. I-xra-en đã phát triển thành công các loại bom có điều khiển theo nguyên lý truyền hình số, điển hình là bom Spice-1000 và Spice-2000. I-ran đã phát triển bom có điều khiển Ghased, nặng 900kg, ứng dụng công nghệ la-de, bảo đảm tiến công mục tiêu chính xác. Không quân Nga, bên cạnh các loại bom có điều khiển quang-điện tử, đã phát triển và nâng cấp các loại bom có điều khiển, tự dẫn bằng truyền hình KAB-1500KR và KAB-500KR. Những loại bom này đã trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ mới, hiện đại như Su-35, Su-30MK, MIG-35, MIG-29K...

Kỹ thuật điều khiển, dẫn đường phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong công nghệ chế tạo đạn pháo “tinh khôn” và các loại đạn dược khác. Đạn pháo dẫn bằng la-de bán chủ động Krasnopol của Nga đang được đánh giá cao và có uy lực lớn. Quân đội các nước NATO và một số nước khác đã phát triển thành công đạn pháo chống tăng ứng dụng kỹ thuật xen-xơ để tự tìm mục tiêu, hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”, có xác suất trúng đích rất cao. Đạn xen-xơ SADARM bắn từ pháo lựu 203mm của Mỹ chứa 3 đạn con xuyên giáp, có khả năng tiêu diệt xe tăng ở cự ly 30km. Đã có nhiều loại đạn pháo có điều khiển tiên tiến, ứng dụng công nghệ dẫn đường từ vệ tinh. Đạn pháo siêu chính xác Excalibur Block M982 của Mỹ sử dụng hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh, có độ chính xác cao khi bắn từ các loại pháo hiện nay với cỡ nòng 155mm, dùng để tiến công “giải phẫu” các mục tiêu trong thành phố có nhiều người qua lại với cự ly hơn 30km. Thụy Điển đưa vào trang bị hệ thống đạn pháo có điều khiển APS-2000, nặng 47kg, mang hơn 55 đạn con, được dẫn bằng GPS và ra-đa sóng mm. Công ty OTO Mê-la-ra (I-ta-li-a) nghiên cứu phát triển loại ngòi nổ đa năng, được lập trình tự điều khiển, có khả năng kháng nhiễu cao để lắp cho đạn pháo hạm. Đây là bước phát triển đột phá về đạn pháo có điều khiển để trang bị cho tàu hải quân, khả năng ứng dụng lớn để phát triển vũ khí chống hạm thế hệ mới.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Sadanim
Nguyên lý hoạt động của đạn SADARM

Sự phát triển mạnh mẽ bom, đạn có điều khiển tạo nên sự thay đổi lớn trong nghệ thuật tác chiến, nhất là trong các đòn tiến công phủ đầu và tiêu diệt các mục tiêu chiến lược. Bom, đạn có điều khiển tạo được ưu thế, uy lực trên chiến trường bằng các đòn tiến công chính xác, song chúng có những nhược điểm khó khắc phục đó là giá thành cao, bảo đảm kỹ thuật phức tạp và dễ bị vô hiệu hóa trước sự gây nhiễu điện tử và khả năng ngụy trang của đối phương.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Jdam
Bom có điều khiển JDAM


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:49 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:36 pm

Tên lửa

Theo thống kê, hiện trên thế giới có gần 600 loại tên lửa có tính năng, công dụng khác nhau. Dựa trên sự khác nhau của căn cứ phóng tên lửa và vị trí mục tiêu tấn công, có thể chia tên lửa thành mấy loại như sau:

Trong tiếng Anh, người ta phân biệt hai loại tên lửa. Loại thứ nhất gọi là rocket (đôi khi được phiên sang tiếng Việt là rốc-két), dùng nhiên liệu rắn và thường không có điều khiển, do đó được gọi là tên lửa (không có điều khiển). Loại thứ hai gọi là missile, có thể dùng nhiên liệu rắn hoặc lỏng và có hệ điều khiển, do đó được gọi là tên lửa có điều khiển. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ áp dụng đối với trường hợp các vũ khí chứ không áp dụng đối với các tên lửa dân sự hoặc tên lửa dùng để phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo.Có rất nhiều loại tên lửa và có nhiều kích cỡ khác nhau, từ loại rất nhỏ đến các loại tên lửa cực lớn như các tên lửa dùng để phóng các tàu vũ trụ.

Phân loại tên lửa

Tên lửa có thể phân loại theo nhiều tiêu chuẩn phân loại:

• Theo công dụng: có tên lửa chiến đấu, tên lửa huấn luyện, tên lửa nghiên cứu khoa học, tên lửa vũ trụ để du hành vũ trụ (còn gọi là tên lửa mang, tên lửa đẩy hay tên lửa chuyển tải)

• Theo tính chất có hay không có hệ thống điều khiển:

Tên lửa có điều khiển: quỹ đạo bay hoặc các tham số khác được hiệu chỉnh trong quá trình bay có thể được điều khiển theo nhiều phương thức: theo chương trình cài đặt sẵn (tự lập), điều khiển từ xa, tự dẫn...

Tên lửa không điều khiển: không có tác động nào hiệu chỉnh quỹ đạo và các tham số khi bay.

• Theo số tầng: tên lửa một tầng, tên lửa nhiều tầng

• Theo đầu đạn: tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn thông thường.

• Theo tầm hoạt động: tên lửa tầm gần, tên lửa tầm trung, tên lửa tầm xa, tên lửa vượt đại châu (còn gọi là tên lửa liên lục địa có thể bắn đến mọi điểm trên Trái Đất)

• Theo quy mô nhiệm vụ:

Tên lửa chiến lược: là loại tên lửa đạn đạo loại lớn mang đầu đạn hạt nhân sức huỷ diệt cực lớn dùng để huỷ diệt các thành phố, cơ sở hạ tầng... của đối phương, quy mô huỷ diệt của nó có vai trò quyết định kết cục chiến tranh. Đương lượng nổ của đầu đạn tên lửa chiến lược phải tính bằng megaton.

Tên lửa chiến thuật: mang đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt các lực lượng quân sự của đối phương trong một khoảng chiến trường nhỏ hẹp, đương lượng nổ chỉ tính bằng kiloton.

• Theo đặc tính quỹ đạo và đặc điểm cấu tạo:

Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn): là loại tên lửa có quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc và thâm nhập vũ trụ như một tên lửa vũ trụ.

Tên lửa hành trình còn gọi là tên lửa crudơ, tên lửa cruidơ, tên lửa có cánh hay tên lửa tuần kích: là loại tên lửa có độ cao thấp chỉ bay trong tầng khí quyển thấp, bay theo cao độ địa hình. Thực chất đây là một loại máy bay không người lái mang đầu đạn, loại này dùng động cơ phản lực của máy bay.

• Theo nơi phóng và vị trí mục tiêu: tên lửa đất đối đất, tên lửa đất đối không, tên lửa đất đối hải, tên lửa hàng không (gồm 3 loại: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải), tên lửa hải đối không
• Theo đối tượng tác chiến: tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, tên lửa chống ra-đa, tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống ngầm (còn gọi là tên lửa - ngư lôi)

1. Tên lửa không đối không: là loại tên lửa được gắn trên máy bay tiêm kích, tiêm kích ném bom và máy bay trực thăng vũ trang, dùng để tấn công các mục tiêu bay. Người ta phân loại tên lửa theo tầm bắn gồm tên lửa ngăn chặn ở cự ly xa (100 - 200 km) , tên lửa ngăn chặn ở cự ly trung bình (40 -100 km), tên lửa đánh chặn ở cự ly gần (8 – 30 km), tên lửa tấn công hạng nhẹ (5 – 10 km)… Phương thức dẫn đường của các loại tên lửa này thường là sử dụng tia hồng ngoại, radar bán tự động, radar tự động hoàn toàn…, xác suất bắn trúng thường đạt trên 80%.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 2008-05-14_R27

2.Tên lửa không đối đất và tên lửa không đối hạm: Là loại vũ khí trang bị cho máy bay, được trang bị trên các máy bay tác chiến hiện đại, như máy bay ném bom, máy bay tiêm kích ném bom, máy bay cường kích, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tuần tra chống ngầm. Loại này được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên mặt biển hoặc tàu ngầm chạy dưới nước.

Bộ phận đầu nổ của các loại tên lửa này đa phần sử dụng thuốc nổ thường, một số ít cũng sử dụng đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, tầm bắn từ 6 đến 60 km, lớn nhất có thể đạt tới 450 km. Phương thức dẫn đường của tên lửa không đối đất khá phong phú, ví dụ như: sử dụng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang, vô tuyến truyền hình, radar sóng milimét và ảnh hồng ngoại.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 2008-05-14_AGM-65

3. Tên lửa đất đối dất, tên lửa đất đối hạm, tên lửa hạm đối hạm: Tên
lửa đất đối đất được phóng đi từ đất liền, như nơi đóng quân, đoàn xe
bọc thép, sở chỉ huy mặt đất, trận địa phòng không, sân bay, kho tàng, nhất là xe tăng… Căn cứ theo tầm bắn, tên lửa được phân loại thành loại tầm xa (từ 100 km trở lên), tầm trung (30 - 100km), tầm gần (4 – 30 km), sử dụng nhiều phương thức dẫn hướng như bằng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang và radar bán tự động…

Tên lửa hạm đối hạm được phân loại theo tầm bắn gồm tầm xa (200 – 500 km), tầm trung (40 – 200 km), tầm gần (dưới 40 km). Tên lửa hạm đối hạm áp dụng hai phương thức là dẫn bằng radar tự động và radar bán tự động. Chúng thường bay với tốc độ dưới âm thanh, một số ít có tốc độ siêu âm.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 2008-05-14_SCUD

4. Tên lửa đối không (bao gồm tên lửa đất đối không và tên lửa hạm đối không) có thể đánh chặn máy bay và địch tập kích, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất, tên lửa đất đối đất trên đường bay. Tầm bắn của chúng cũng được chia thành 3 loại bao gồm: tầm xa (từ 100 km trở lên), tầm trung (30 – 100 km), tầm thấp, rất thấp (4 – 30 km). Phương thức dẫn của loại tên lửa này phần lớn là sử dụng radar bán tự động, vô tuyến điện, tia hồng ngoại và tia lade…

Nhìn chung, tên lửa loại nào có ưu điểm của loại đó, phát huy được bản lĩnh riêng trên các chiến trường khác nhau.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 5:58 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:37 pm

Mổ xẻ 'lá chắn biển' Bastion

Hệ thống tên lửa Bastion là giải pháp chống đỡ bất đối xứng giúp các quốc gia duyên hải bảo vệ tốt lãnh hải của mình. var widget_id =13424; var widget_width= "420"; var widget_height= "100";document.write('');

Hệ thống Bastion, NATO đặt tên là SSC-X-5, là hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối hải hiện đại của Nga được nhiều quốc gia để mắt và đặt mua. Đây là "vũ khí" giúp hầu hết các quốc gia có bờ biển dài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào biển nhưng không có khả năng tài chính, trình độ khoa học để xây dựng một hạm đội mạnh cho riêng mình.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Yahont22
Tổng quan về hệ thống Bastion.

Trái tim của hệ thống tên lửa đất đối hải này chính là tên lửa đối hải P-800 Yakhont (NATO đặt tên SS-N-26). Loại tên lửa này được thiết kế vào năm 1985, tại cục thiết kế NPO Mashinostroyeniye, là một trong những thế hệ tên lửa đối hạm hiện đại phát triển từ các thiết kế cũ hơn như P-120 Malakhit, P-270 Moskit và P-700 Granit.

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,71 m, với tổng khối lượng 3.000 kg. Nó được thiết kế bốn cánh delta ở giữa thân và bốn cánh nhỏ hơn ở đuôi để kiểm soát đường bay.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Brahmos

Brahmos là phiên bản của tên lửa Yakhont, kết quả sự hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ

Khi mới ra mắt năm 1993, Yakhont lập tức thỏa mãn tất cả những yêu cầu đề ra của quân đội Nga về một loại tên lửa chống hạm mới: tấn công chính xác, có tốc độ siêu âm ở mọi trạng thái hành trình, có thể phóng từ hầu hết bệ phóng: từ máy bay, tầu, tầu ngầm, xe phóng trên đất liền...

Đặc biệt, đây là loại tên lửa có trí tuệ, người dùng chỉ cần “bắn rồi quên”, nghĩa là sau khi bấm nút khởi động, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt.

Sau khi được phóng từ bệ phóng, ở khoảng cách từ 60 đến 80 km, Yakhont sẽ bật radar của nó để tìm kiếm mục tiêu. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái bị động. Lúc này, một tên lửa trong cả nhóm Yakhont được phóng đi (thường là ba tên lửa) sẽ bay lên cao và bật radar của mình dẫn đường cho các tên lửa bay thấp còn lại tấn công mục tiêu.

Được thiết kế với một động cơ ramjet nhiên liệu lỏng cực mạnh cùng với một tầng đẩy phụ trội hoạt động bằng nhiên liệu rắn, Yakhont có thể tăng tốc lên đến 2,6 lần tốc độ âm thanh (3.200 km mỗi giờ). Cùng với tốc độ cao, khả năng bay thấp (cách mặt biển từ 5 m đến 15 m), không một loại radar hay hệ thống phòng thủ nào của tầu chiến hiện nay có thể chặn được Yakhont.

Không những thế, Yakhont còn được làm bằng vật liệu hấp thụ sóng radar, giảm tối đa bị phát hiện bởi radar tầu chiến; thậm chí nó còn được trang bị hệ thống cảnh báo radar cùng với máy tính cực mạnh có thể giúp tên lửa tự “ứng phó” với hệ thống phòng không.

Cuối cùng, với đầu đạn 200 kg, Yakhont có thể vô hiệu hóa hầu hết tầu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một phát bắn.

Trong hệ thống Bastion, tên lửa Yakhont được phóng trên hệ thống phóng K340P SPU là loại xe dựa trên khung xe tải MZKT-7930. Mỗi xe K340P có trọng tải 41 tấn và có thể mang theo hai tên lửa.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Yahont11
Bệ phóng Yakhont rất linh hoạt.

Tên lửa sẽ được phóng thẳng đứng với thời gian ngắn nhất giữa hai lần phóng là 2,5 giây. Xe tiếp đạn K342 TZM cũng dựa trên khung xe trên, được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P.

Ngoài ra, toàn bộ hệ thống còn kèm theo một xe chỉ huy K380 MBU trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273 có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút. Toàn bộ hệ thống Bastion có thể hoạt động kết hợp với radar từ tàu biển hoặc từ máy bay trực thăng trinh sát.

Hiện nay có nhiều nước đã đăng ký mua hệ thống phòng thủ này của Nga, trong đó, riêng Ấn Độ đã hợp tác với Nga để sản xuất phiên bản Yakhont riêng của mình với tên Brahmos.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Jul 04, 2010 6:01 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 7:38 pm

Tên lửa đất đối đất ứng dụng công nghệ mới

Liên tục trong thời gian gần đây, I-ran và CHDCND Triều Tiên đã tiến hành phóng thử hàng loạt tên lửa đất đối đất thế hệ mới cả ở tầm ngắn và tầm xa. Tên lửa đất đối đất còn được sử dụng trong các cuộc tập trận, trong đó cuộc tập trận “Đại giáo đồ-4” của I-ran đã có một số lượng lớn tên lửa đất đối đất được phóng đi. Tham gia vào các cuộc thử nghiệm tên lửa đất đối đất thế hệ mới còn có Nga, Ấn Độ, Pa-ki-xtan... Đáng chú ý, các loại tên lửa mới đều ứng dụng mạnh công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nhiên liệu, khả năng cơ động và dẫn đường.

Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 241009hha25
Tên lửa Sahab-III rời bệ phóng.

I-ran có bước phát triển nổi bật trong lĩnh vực thuốc phóng của tên lửa đất đối đất hiện đại. So với ba năm trước, phần lớn các tên lửa của I-ran sử dụng thuốc phóng lỏng, thì hiện nay, các tên lửa tầm xa Sahab-III và Sejil sử dụng thuốc phóng rắn, giúp tên lửa bay với tốc độ cao hơn, tiêu diệt mục tiêu chính xác và nâng cao khả năng tránh được sự đánh chặn của tên lửa đối phương. Theo những tiết lộ về công nghệ, tên lửa Sahab-III kết cấu 3 tầng thuốc phóng, cự ly tiêu diệt mục tiêu đến 2.000km. Tên lửa Sejil của I-ran đã phát triển đến thế hệ 2, kết cấu hai tầng, sử dụng thuốc phóng rắn, năng lượng cao, cự ly tiêu diệt mục tiêu cũng đạt tới 2.000km. Các cường quốc về tên lửa đường đạn như Nga, Mỹ, Anh, Pháp đã sử dụng thuốc phóng rắn cho tên lửa từ lâu, nhưng với I-ran, việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành công thuốc phóng rắn cho các tên lửa đường đạn của mình là sự tiến bộ vượt bậc. Ấn Độ cũng đang phát triển và ứng dụng mạnh mẽ nhiên liệu rắn dùng cho các loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn và tầm trung, trong đó có tên lửa Prithvi-II thế hệ mới.

Khả năng cơ động cho tên lửa đất đối đất được các nước rất chú trọng. LB Nga trước đây, bố trí nhiều tên lửa đường đạn phóng từ các bệ phóng cố định, đặt trong các hầm phóng. Từ năm 2006, Nga đã khiến giới quân sự Mỹ và phương Tây tập trung chú ý khi đưa vào biên chế tên lửa đất đối đất tối tân nhất Topol-M phóng từ xe chuyên dụng, khả năng cơ động rất cao. Tên lửa Topol-M dài 22,7m, đường kính 1,95m, nặng 47,2 tấn, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, 3 tầng đẩy, tầm bắn 11.000km. Tên lửa có tốc độ bay cực lớn lên không trung, có khả năng vô hiệu hóa các loại tên lửa đánh chặn tiên tiến. Ngoài ra, tên lửa Topol-M còn được lắp các thiết bị có khả năng chống được các loại vũ khí bằng la-de và thiết bị chuyên dụng, giúp tên lửa vận hành dễ dàng khi quay trở lại khí quyển trái đất. Với các hệ thống thiết bị tiên tiến cho phép tên lửa Topol-M vượt qua khả năng đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hơn nữa, tên lửa Topol-M còn có những đặc điểm rất ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài.

Các nước như Ấn Độ, I-ran, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc... cũng đang rất nỗ lực phát triển công nghệ phù hợp, bảo đảm khả năng cơ động cho tên lửa đất đối đất. Tên lửa Sahab-III và Sejil thế hệ mới của I-ran đều có thiết kế trên xe phóng cơ động. Ấn Độ cũng phát triển các tên lửa đường đạn Prithvi-II và Agni đặt trên xe phóng. Triều Tiên đã cải tiến hàng loạt tên lửa đất đối đất tầm xa Nodong-1, Nodong-X và các tên lửa đất đối đất tầm ngắn KN-02 đặt trên xe cơ động. Các tên lửa đất đối đất đặt trên xe phóng cơ động vừa bảo đảm khả năng chiến đấu linh hoạt vừa phòng tránh và chống lại hiệu quả các đòn tiến công của đối phương bằng vũ khí chính xác.

Phát triển đầu đạn-phần chiến đấu quan trọng nhất của tên lửa đã có những tiến bộ đáng kể. Sự răn đe lớn nhất của tên lửa đất đối đất là các thế hệ đầu đạn hạt nhân. Song, việc nghiên cứu phát triển, phổ biến vũ khí hạt nhân đang bị cộng đồng thế giới lên án, do đó, tên lửa đất đối đất chuyển sang dùng các loại đầu đạn thông thường, nhưng có sức cộng phá lớn. Mỗi tên lửa được thiết kế mang theo nhiều đầu đạn, hoặc một đạn “mẹ” mang theo nhiều đạn “con”. Tên lửa Topol-M lắp trên xe cơ động của Nga và tên lửa RS-24 mang được từ 6 đến 10 đầu đạn thông thường. Đặc biệt, để chống hệ thống phòng thủ tên lửa, Nga đã thiết kế, chế tạo thành công đạn tự dẫn độc lập mang nhiều đạn con MIRV cho tên lửa đất đối đất. Đạn MIRV hoạt động theo 4 giai đoạn, tung rải hàng chục đạn “con” thật và giả để đánh lừa, vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng đạn tự dẫn, công nghệ dẫn đường cũng có bước phát triển mới. Các cường quốc như Mỹ, Nga, Pháp, Anh đã ứng dụng công nghệ vệ tinh-vũ trụ vào dẫn đường cho tên lửa rất thuận lợi. Riêng I-ran lại hướng tập trung phát triển công nghệ dẫn đường tên lửa bằng ra-đa. Các phương thức dẫn đường cho tên lửa đất đối đất mới nhằm dẫn đường chính xác, bảo đảm độ an toàn cao cho tên lửa, tiêu diệt mục tiêu hiệu quả... đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước có tên lửa đường đạn.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Sponsored content





Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỹ Thuật Quân Sự   Kỹ Thuật Quân Sự - Page 2 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Kỹ Thuật Quân Sự
Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Friend_Forever_9X :: Tin Tức ::  -
Chuyển đến