Friend_Forever_9X
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
<----- Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum: Friend_Forever_9X !----->

 

 Các Quân_Binh Chủng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 10:12 pm

Lịch sử không quân Việt Nam


Các Quân_Binh Chủng Small_1177752530.nv

Lịch sử phát triển

Năm 1949: Ban nghiên cứu Không quân được thành lập. Ngày 3 tháng 3 năm 1955: thành lập Ban nghiên cứu sân bay. Ngày này được lấy làm ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam. Trưởng ban đầu tiên: Trần Quý Hai, Chính ủy đầu tiên: Hoàng Thế Thiện. Ngày 24 tháng 1 năm 1959: thành lập Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Cục trưởng: Đại tá Đặng Tính, Chính ủy: Thượng tá Hoàng Thế Thiện. Ngày 22 tháng 10 năm 1963: Cục Không quân chuyển thành Bộ Tư lệnh Không quân (gồm một số binh chủng) thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân. Ngày 16 tháng 5 năm 1977: thành lập Quân chủng Không quân. Quân chủng Không quân gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích-bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,... và tồn tại đến năm 1999. Từ ngày 3 tháng 3 năm 1999: trở lại là một thành phần (gồm một số binh chủng) trong Quân chủng Phòng không-Không quân.

Sự hình thành các trung đoàn không quân đầu tiên

Ngay từ tháng 3 năm 1956, các đoàn cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban nghiên cứu sân bay được cử đi nước ngoài học tập. Đoàn học lái máy bay tiêm kích có 50 người, do Phạm Dưng làm trưởng đoàn (sau này Đào Đình Luyện thay) được cử sang học tập tại Trung Quốc. Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đầu tiên được thành lập là Trung đoàn 921, mật danh là Đoàn Sao Đỏ, do Trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Đỗ Long làm Chính ủy, Thiếu tá Trần Mạnh làm Trung đoàn phó. Trung đoàn này được huấn luyện trên cao nguyên Vân Quý - Trung Quốc. Ngày 3 tháng 2 năm 1964, lễ thành lập Trung đoàn không quân đầu tiên được tổ chức tại Mông Tự, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ban đầu Trung đoàn có 32 chiếc máy bay chiến đấu kiểu MiG-17, 4 chiếc máy bay kiểu MiG-15, số phi công có 70 người, được đào tạo ở Trung Quốc trở về nước cùng với số máy bay MiG-17A được viện trợ. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21. Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân thứ 2 là Trung đoàn 923, mật danh Đoàn Yên Thế, được thành lập, gồm 2 đại đội 17 phi công MiG-17, do Nguyễn Phúc Trạch làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy. Không quân Việt Nam được trang bị thêm một số máy bay MiG-17F có bộ phận tăng lực. Đến cuối năm 1965, Không quân Việt Nam có thêm một số máy bay MiG-21 do Liên Xô viện trợ, tuy nhiên, mãi đến tháng 3 năm 1966, số máy bay này mới về đến Việt Nam. Từ năm 1979 Trung đoàn 923 trang bị máy bay tiêm kích-bom Su-22. Đến tháng 3 năm 1972, trung đoàn không quân thứ 3 thành lập, trung đoàn 927, mật danh Đoàn Lam Sơn.

Chỉ huy và lãnh đạo qua các thời kỳ:
Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Phùng Thế Tài (1963-1967), Thượng tướng Đặng Tính (1967-1969), kiêm Chính ủy, Đại tá Lê Văn Tri (1969-1977), Trung tướng Nguyễn Văn Thân (?-2007), Trung tướng Lê Hữu Đức (từ 2007), Thiếu tướng Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân Đặng Tính (1967-1969), Đại tá Hoàng Phương (1971-1977), Trung tướng Phương Minh Hòa, Thiếu tướng Tư lệnh Quân chủng Phòng không Hoàng Văn Khánh (1977-1982), Trung tướng Chính ủy Quân chủng Phòng không Nguyễn Xuân Mậu (1977-?), Trung tướng Chính ủy Quân chủng Không quân Phạm Tuân
Tư lệnh Quân chủng Không quân Đào Đình Luyện (1977-1986), kiêm Chính ủy Trần Hanh (1986-1989), Phạm Thanh Ngân (1989-1996), Nguyễn Văn Cốc (1996-1999)
, Chính ủy Quân chủng Không quân Đào Đình Luyện (1977-1986)


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:20 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:20 pm

Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam


Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Trước đó, Bộ Tư lệnh Phòng không được thành lập theo Nghị định 047/NĐ ngày 21 tháng 3 năm 1958 và Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập ngày 24 tháng 1 năm 1959. Ngày 21 tháng 3 năm 1958, thành lập Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Đến tháng 9 năm 1960 đổi thành Trung đoàn ra đa tình báo 300, từ tháng 5 năm 1961 mang tên Trung đoàn ra đa 291 (còn gọi là Đoàn Ba Bể). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 365. Ngày 22 tháng 6 năm 1958, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 230 (Đoàn Thống Nhất), trang bị pháo 57 mm đầu tiên của Quân đội. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367. Ngày 25 tháng 4 năm 1959, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 280 (Đoàn Hồng Lĩnh). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361. Ngày 1 tháng 5 năm 1959, thành lập Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên: Trung đoàn 919. Ngày 3 tháng 2 năm 1964, thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên số hiệu 921 (Đoàn Sao Đỏ) với 32 chiếc máy bay chiến đấu MiG-17, 4 chiếc máy bay MiG-15. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21. Ngày 7 tháng 1 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên: Trung đoàn 236 (Đoàn Sông Đà). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361. Ngày 3 tháng 4 năm 1965, Không quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu, bắn rơi 2 máy bay F-8 của Mỹ. Ngày 22 tháng 4 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa tầm trung 238 (Đoàn Hạ Long). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 363. Ngày 19 tháng 5 năm 1965, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 361) và Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 363). Ngày 4 tháng 8 năm 1965, thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 (đoàn Yên Thế), gồm 2 đại đội, 17 phi công, sử dụng máy bay MiG-17. Ngày 13 tháng 11 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa 257 (Đoàn Cờ Đỏ). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361. Ngày 20 tháng 4 năm 1966, thành lập Trung đoàn ra đa 293, thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không. Ngày 30 tháng 5 năm 1966, thành lập 3 trung đoàn tên lửa phòng không 261 (Đoàn Thành Loa), 263, 267, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367. Ngày 15 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4. Ngày 21 tháng 6 năm 1966, thành lập Sư đoàn phòng không 367. Tiền thân là trung đoàn pháo cao xạ 367, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953, chuyển thành Đại đoàn pháo cao xạ 367 ngày 21 tháng 9 năm 1954, trước đây thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, sau này tách ra đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không (1958). Ngày 23 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Bắc, đến 16 tháng 3 năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn phòng không 365. Ngày 23 tháng 3 năm 1967, thành lập các Binh chủng Ra-đa, Tên lửa Phòng không và Không quân. Tháng 1 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 375 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Ngày 27 tháng 5 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 377. Tháng 3 năm 1972, thành lập Trung đoàn không quân thứ 3, Trung đoàn 927 (đoàn Lam Sơn). Ngày 29 tháng 3 năm 1973, thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Trị-Thiên. Tách thành hai Quân chủng (1977-1999). Trong thời gian từ 16 tháng 5 năm 1977 đến 3 tháng 3 năm 1999, Quân chủng Phòng không-Không quân tách ra thành hai Quân chủng Phòng không và Không quân riêng biệt.

Chỉ huy và lãnh đạo qua các thời kỳ:
Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Phùng Thế Tài (1963-1967), Thượng tướng Đặng Tính (1967-1969), kiêm Chính ủy, Đại tá Lê Văn Tri (1969-1977), Trung tướng Nguyễn Văn Thân (?-2007), Trung tướng Lê Hữu Đức (từ 2007), Thiếu tướng Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân Đặng Tính (1967-1969), Đại tá Hoàng Phương (1971-1977), Trung tướng Phương Minh Hòa, Thiếu tướng Tư lệnh Quân chủng Phòng không Hoàng Văn Khánh (1977-1982), Trung tướng Chính ủy Quân chủng Phòng không Nguyễn Xuân Mậu (1977-?), Trung tướng Chính ủy Quân chủng Không quân Phạm Tuân Tư lệnh Quân chủng Không quân Đào Đình Luyện (1977-1986), kiêm Chính ủy Trần Hanh (1986-1989), Phạm Thanh Ngân (1989-1996), Nguyễn Văn Cốc (1996-1999), Chính ủy Quân chủng Không quân Đào Đình Luyện (1977-1986)


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:31 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:21 pm

Một số trận không chiến tiêu biểu


Các Quân_Binh Chủng Small_1177753226.nv

Chiến công đầu tiên của Không quân Việt Nam do Trung đoàn không quân vận tải 919 lập. Đêm 15 tháng 2 năm 1965, chiếc máy bay T28 (thu được do một phi công phản chiến hạ cánh xuống san bay Bạch Mai) do Nguyễn Văn Ba làm lái chính, Lê Tiến Phước làm lái phụ bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay C123 của Mỹ gần biên giới Việt-Lào. Nguyễn Văn Ba đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 8 năm 1995. Trận không chiến đầu tiên của MiG-17 là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, tại trận đánh bảo vệ cầu Đò Lèn, Thanh Hóa với phi đội 4 chiếc MiG-17 đã tấn công vào đội hình máy bay A4D và F8 mang bom của Hải quân Hoa Kỳ. Hai chiếc F-8 Crusaders đã bị bắn trúng nhưng không rơi tại chỗ mà cố chạy được ra biển. Ba chiếc MiG-17 về hạ cách an toàn, một chiếc của phi đội trưởng Phạm Ngọc Lan hết dầu phải hạ cánh xuống bãi sông Đuống. Trận đánh tiếp theo diễn ra ngay hôm sau với 3 phi đội cất cách, trong đó có 2 phi đội nghi binh và bảo vệ, một phi đội công kích thẳng vào tốp F-105 mang bom tấn công cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa do Thiếu tá Frank Bennett làm dẫn đầu. Phía Mỹ có 2 chiếc F-105 bị MiG-17 bắn trúng. Chiếc do Đại úy James Magnusson lái rơi trên đường thoát ra biển, chiếc do Thiếu tá Frank Bennett rơi khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Cả hai phi công đều chết. Phía Không quân Việt Nam mất 3 chiếc MiG. Một chiếc do Lê Minh Huân lái rơi gần bờ biển Sầm Sơn, gần xác chiếc F-105 do chính anh bắn hạ. Hai chiếc còn lại, do Phạm Giấy và Trần Nguyên Năm lái, bị rơi ở gần khu vực cầu Hàm Rồng. Cả 3 chiếc đều không có ghi nhận nào bị bắn rơi từ phía Mỹ, có khả năng bị chính súng phòng không của Việt Nam bắn rơi. Một chiếc duy nhất còn lại, do phi đội trưởng Trần Hanh lái và cũng là chiếc đã bắn hạ Thiếu tá Frank Bennett, hết dầu và hỏng la bàn nên phải hạ cánh xuống lòng một con suối cạn thuộc bản Ké Tằm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Chiến công đầu tiên của MiG-21 là bắn rơi máy bay do thám không ngưòi lái Ryan Firebee của phi công Nguyễn Hồng Nhị vào ngày 4 tháng 3 năm 1966. Không quân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công pháo đài bay B-52 và họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do Phạm Tuân bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào cảm tử (chỗ này chưa thống nhất, có sách báo viết rằng do bắn B-52 ở cự ly quá gần nên máy bay của Vũ Xuân Thiều cũng bị "vạ lây"). Trận không chiến cuối cùng giữa Không quân Việt Nam và Không quân Mỹ diễn ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Phía Việt Nam công bố, chiếc máy bay MiG-21 do phi công Trần Việt điều khiển đã bắn hạ 3 chiếc F-4. Phía Mỹ chỉ công nhận rơi 2 chiếc. Tuy nhiên, đây cũng là hiệu suất rất cao, vì MiG-21 chỉ mang theo được 4 quả tên lửa.


Các phi công nổi tiếng:
Nguyễn Văn Cốc, "Át", bắn rơi 9 máy bay Phạm Thanh Ngân, "Át", bắn rơi 8 máy bay Nguyễn Hồng Nhị, "Át", bắn rơi 8 máy bay Mai Văn Cường, "Át", bắn rơi 8 máy bay Nguyễn Văn Bảy, "Át", bắn rơi 7 máy bay Đặng Ngọc Ngự, "Át", bắn rơi 7 máy bay Nguyễn Đức Soát "Át", bắn rơi 6 máy bay Nguyễn Ngọc Độ "Át", bắn rơi 6 máy bay Nguyễn Nhật Chiêu "Át", bắn rơi 6 máy bay Vũ Ngọc Đỉnh "Át", bắn rơi 6 máy bay Lê Thanh Đạo "Át", bắn rơi 6 máy bay Nguyễn Tiến Sâm "Át", bắn rơi 6 máy bay Lê Hải Mig-17 "Át", bắn rơi 6 máy bay Lưu Huy Chao "Át", bắn rơi 6 máy bay Nguyễn Phi Hùng, Mig-17 "Át", bắn rơi 5 máy bay Nguyễn Văn Hùng "Át", bắn rơi 6 máy bay Lâm Văn Lích, Đồng Văn Đe, Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều, Hồ Duy Hùng, Nguyễn Thành Trung


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:37 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:23 pm

Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam

Hải quân Nhân dân Việt Nam lấy ngày 7 tháng 5 năm 1955, ngày thành lập Cục Phòng thủ bờ biển thuộc Bộ Quốc phòng làm ngày thành lập Hải quân. Còn ngày truyền thống là ngày 5 tháng 8 năm 1964, ngày đánh đuổi tàu Mađốc (Maddox) và cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên quá trình phôi thai hình thành Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có từ năm 1946. Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Duyên hải tại Hải Phòng đã tổ chức Ủy ban Hải quân Việt Nam. Lực lượng Hải quân lúc này có gần 200 người, một tàu nhỏ mang tên Bạch Đằng và 3 ca nô làm nhiệm vụ tuần tiễu, bảo vệ cảng Hải Phòng và vùng ven biển lân cận. Tại Đà Nẵng, Việt Minh cũng tổ chức Thủy quân miền Nam Trung Bộ gồm gần 400 người.

Tàu USS Maddox, đối thủ đầu tiên của HQNDVN.

Ngày 19 tháng 7 năm 1946, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng đã ký Quyết định thành lập Hải quân Việt Nam. Tiếp đó, ngày 10 tháng 9 năm đó, Chủ tịch Quân sự Ủy viên Hội Võ Nguyên Giáp ký Nghị định đặt cơ quan chỉ huy Hải quân là Hải đoàn do một Hải đoàn trưởng phụ trách. Tuy nhiên đến đầu năm 1947, xét thấy không thể duy trì lực lượng Hải quân, Việt Minh đã tháo gỡ máy móc, vũ khí, thiết bị và đánh đắm tàu để không lọt vào tay quân Pháp. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, thành lập Ban nghiên cứu thủy quân thuộc Bộ tổng Tham mưu. Ban này vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu vừa làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Khoảng 100 người tổ chức thành đội 71 được cử sang đảo Hải Nam (TRung Quốc) huấn luyện về thủy quân trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên ban bị giải thể năm 1951. Ngày 24 tháng 8 năm 1954, thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng. Tháng 4 năm 1955, Bộ Quốc phòng thành lập Trường huấn luyện bờ biển và ngay tháng sau thành lập Cục Phòng thủ bờ biển, đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Cục Phòng thủ bờ biển chuyển đổi thành Cục Hải quân và đến ngày 3 tháng 1 năm 1964, Bộ Tư lệnh Hải quân được thành lập. Ngày 18 tháng 5 năm 1959, thành lập Đoàn 135 (sau này đổi thành 140), đơn vị tàu tuần tiễu. Ngày 13 tháng 9 năm 1975, tổ chức các đơn vị phòng thủ đảo. Ngày 31 tháng 8 năm 1998, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm lễ ra mắt.

Các Quân_Binh Chủng TauChien

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ
Cục trưởng Cục Phòng thủ bờ biển: Tạ Xuân Thu, Cục phó: Nguyễn Bá Phát, Tham mưu trưởng: Đoàn Bá Khánh
Cục trưởng Cục Hải quân: Nguyễn Bá Phát
Tư lệnh
Tạ Xuân Thu (1964), Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Hải quân, Thiếu tướng (1961) Nguyễn Bá Phát (1964-1976), Thiếu tướng Hải quân (1974) Giáp Văn Cương (1977-1980), Thiếu tướng (1974) Đoàn Bá Khánh, (1981-1983), Thiếu tướng Giáp Văn Cương (1984-1990), Đô đốc Hải quân (1988) Mai Xuân Vĩnh, Phó Đô đốc Hải quân Đỗ Xuân Công (2001-2004), Phó Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến (từ 2004), Phó Đô đốc Hải quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính ủy Tạ Xuân Thu (1965-1971), Chính ủy đầu tiên Hoàng Trà (1971-1974 và 1975-1979), Thiếu tướng Hải quân (1974) Nguyễn Văn Tình (hiện nay), Phó Đô đốc Hải quân


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:38 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:40 pm

Lịch sử Binh chủng Tăng - Thiết giáp


Các Quân_Binh Chủng 1177755959.nv

Ngày 5 tháng 10 năm 1959, trung đoàn xe tăng đầu tiên, Trung đoàn 202, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, được thành lập. Ngày này nay đã trở thành ngày truyền thống của Binh chủng Tăng - Thiết giáp.

Ngày 22 tháng 6 năm 1965, Bộ Tư lệnh Thiết giáp được thành lập, đánh dấu sự ra đời của một binh chủng mới trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời thành lập trung đoàn xe tăng 203. Quyền Tư lệnh đầu tiên: Đào Huy Vũ (1965-1970), Chính ủy đầu tiên: Lê Ngọc Quang. Ngày 18 tháng 11 năm 1971, thành lập trung đoàn xe tăng 201.

Từ năm 1973 trở đi, thành lập các trung đoàn, lữ đoàn xe tăng trực thuộc các quân đoàn, quân khu. Trang thiết bị Binh chủng Tăng - Thiết giáp được trang bị các loại xe chiến đấu sau :
Xe tăng chủ lực (MBT) T-54/55, T-62 của Liên Xô; T-59 (Type-59) của Trung Quốc. Đang đặt mua 120 T-72. Xe tăng lội nước PT-76 của Nga; PT-85 hay K-63-85 (Type-63) của Trung Quốc. Xe thiết giáp chiến đấu của bộ binh BMP-1/2 của Nga. Xe thiết giáp trinh sát BRDM-1/2 của Nga. Xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152 của Nga; M-113, M114 của Mỹ; K-63 (Type-63) của Trung Quốc.

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ:
Tư lệnh binh chủng
1965-1970: Đào Huy Vũ, Quyền Tư lệnh, đại tá
1970-1974: Nguyễn Thế Lâm, thiếu tướng (1974)
1974-1980: Đào Huy Vũ, thiếu tướng (1979)
...
1993-2002: Đoàn Sinh Hưởng, đại tá (1988), trung tướng tư lệnh quân khu
2002- : Lê Xuân Tấu, thiếu tướng (2003)
...
đến nay: Vũ Bá Đăng, thiếu tướng


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:39 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:46 pm

Binh chủng Đặc công

Trong kháng chiến chống Pháp, từ sau cuộc tiến công lên Việt Bắc bị thất bại, địch xây dựng hàng loạt đồn bót. Trước tình hình mới, bộ đội ta không thể dừng lại ở những trận tập kích, phục kích tiêu hao, quấy rối địch, mà phải tiến lên tiêu diệt các cứ điểm nhỏ này. Nhưng để đánh được cứ điểm thì phải dùng cách đánh bất ngờ (kỳ tập). Nếu địch phòng thủ mạnh phải có pháo hạng nặng (cường tập), mà ta thì pháo quá ít, đạn pháo khan hiếm. Cuối cùng 1 cách đánh mới được đề xuất : tranh thủ đánh bất ngờ, nếu bị lộ thì chuyển sang đánh bằng hỏa lực mạnh. Với cách đánh kỳ tập kết hợp với cường tập, từ Thu Đông 1948 đến đầu 1950, trên chiến trường Bắc Bộ, bộ đội ta đã tiêu diệt hàng loạt đồn bốt, cứ điểm địch. Ở chiến trường Nam Bộ, Pháp tăng quân, xây dựng hệ thống bót “Đờ-la-tua” là sản phẩm của tướng Delatour Desmer, tư quân viễn chinh Pháp ở Nam Bộ. Hàng loạt đồn bót dựng lên xung quanh thị xã, thành phố và trên các đường giao thông quan trọng, nhằm bao vây, chia cắt, ngăn chặn lực lượng vũ trang ta. Phong trào du kích phát triển khắp nông thôn, thành thị, nhưng ta gặp khó khăn do chưa có chiến thuật hữu hiệu và loại vũ khí có đủ sức công phá tường dày của tháp canh. Qua nhiều lần thử nghiệm thắng lợi, đặc biệt là trận đánh đêm 18 rạng 19-03-1948 tiêu diệt đồn cầu Bà Kiên, đã mở ra 1 khả năng mới đánh địch trong vị trí cố thủ vũng chắc. Từ thực tế đánh tháp canh, ta đúc kết được kinh nghiệm thực tiễn, làm tiền đề cho chiến thuật đặc công ra đời

Sự hình thành Đặc công nước :

Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước càng đặc biệt, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đặc công nước (còn gọi là đặc công thủy ra đời do yêu cầu đánh vào đối tượng hải quân của địch và những mục tiêu vùng sông nước, do đó xuât1 hiện gần như song song với đặc công bộ. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các hoạt động trên sông nước của địch chiếm 1 phần quan trọng trên chiến trường. Lợi dụngình nước ta có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, có vùng sông ngòi chằng chịt như miền Tây Nam Bộ, quân Pháp đã bố trí 1 lực lượng hải quân khá mạnh. Hải quân địch tập trung vào 3 hoạt động chủ yếu :

- Dùng tàu thuyền chiến đấu hỗ trợ cho bộ binh đi càn quét
- Đánh phá căn cứ, ngăn chặn tiếp tế, vận chuyển của ta
- Dùng đường thủy để tiếp hậu cần cho chúng trên đất liền

Vì thế việc đánh địch trên mặt trận sông biển có ‎ý‎ nghĩa chiến lược quan trọng. Ở miền Bắc, các vùng ven sông, ven biển khẩn trương xây dựng các đội săn tàu địch, sẵn sàng đánh chúng trên mặt trận sông nước. Trong chiến dịch Hà-Nam-Ninh (06-1951), tổ đặc công nước do Nguyễn Quang Vinh (thuộc trung đoàn 36, Đại đoàn 308) chỉ huy dùng thuyền nan chở 300 kg thuốc nổ đánh chìm tàu LCD chở vũ khí của quân Pháp. Đây là trận mở đầu cho cách đánh tàu chiến địch tên chiến trường Bắc Bộ, tạo tiền đề cho việc nghiện cứu sử dụng đặc công đánh các mục tiêu tên sông, biển. Ở miền Nam, đầu năm 1949, đội săn tàu Long Châu Sa dùng thủy lôi tự tạo đánh chìm tàu Glyxin trên sông Sài Thượng, diệt hàng trăm tên địch. Ở vùng Rừng Sác, tháng 9-1950, các đội đặc công được hình thành từ Trung đoàn 300, hoạt động ở vùng Nhà Bè, Thủ Thiêm xuống Cần Giờ, Soài Rạp. Các chiến sỹ chiến đấu rất dũng cảm, táo bạo, được đồng bào gọi là “quân cảm tử”, diệt nhiều tên chỉ huy Pháp, Việt gian, đầu sỏ. Như vậy trong giai đoạn đầu kháng chiến, cùng với cách đánh của đặc công bộ, cách đánh của đặc công thủy cũng bắt đầu phát triển. Dựa trên những tiến bộ của quá trình nghiên cứu cải tiến vũ khí, các địa phương ở Bắc Bộ và Nam Bộ đã tổ chức được 1 lực lượng chuyên, tinh để đánh tàu, thuyền của địch bằng cách đánh đặc công.

Sự hình thành Đặc công biệt động :

Do tính chất cuả cuộc kháng chiến lâu dài và để phù hợp với phương châm, phương thức hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh các lực lượng vũ trang đô thị như Tự vệ thành, Thanh niên xung phong, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong … các tổ chức quân sự chuyên trách lần lượt ra đời. Ở Sài Gòn, 10 ban công tác thành hoạt động mạnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu trưởng Nguyễn Bình. Ở nhiều thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, huế, Đà Nẵng, các đội công tác đặc biệt và biệt động cũng khẩn trương thành lập làm nhiệm vụ trừng trị bọn đầu sỏ thực dân, việt gian, phản động, phá hoại cơ sở kinh tế của địch. Các tổ, đội vũ trang biệt động hoạt động ngay trong lòng địch, từ đánh nhỏ, lẻ, tiến lên đánh biệt động đặc công táo bạo, linh hoạt trừng trị địch. Nổi lên trong các hoạt động tại Sài Gòn là nữ sinh trường Quân chính Nguyễn Thị Lan (Lan Mê Linh) 17 tuổi đã dùng súng ngắn ám sát tên Hiền Sỹ chủ bút báo “Phục Hưng” tháng 03-1946. Đặc biệt ngày 08-06-1946 ban cong tác thanh đánh kho đạn của Pháp, thiêu hủy 400 tấn đạn dược, thuốc nổ, làm chết 40 lính Pháp. Đạn nổ liên lục 3 ngày đêm. Đầu năm 1947, lực lượng biệt động Hải Phòng phối hợp với bộ đội địa phương tập kích sân bay Cát Bi, diệt 1 trung đội lính Âu Phi
Năm 1948, biệt động Đà Nẵng cùng với bộ đội địa phương, công an xung phong đột nhập Thanh Qu‎t, tiêu diệt nhiều tên đầu sỏ, trấn áp bọn phản động. Tại Hà Nội, đêm 18-01-1950, biệt động phối hợp với Tiểu đoàn 108 tập kích sân bay Bạch Mai, phá hủy 25 xe các loại, thiêu hủy 1.270.000 lít xăng dầu, tiêu diệt nhiều sỹ quan và binh lính địch.. Không chỉ ở những thành phố lớn, đặc công biệt động phát triển ở hầu hết thành phố, thị xã, vùng địch kiểm soát, trở thành 1 lực lượng đe doạ trực tiếp thường xuyên ngay tại hang ổ kẻ thù và phối hợp với hoạt động chính trị gây cho địch nhiều hoang mang khiếp sợ
Thành tích của bộ đội đặc công trong kháng chiến chống Mỹ :
Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội đặc công trên các chiến trường đã đánh hàng chục nghìn trận.
- Loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch (gồm cả Mỹ và chư hầu)
- Tiêu diệt và đánh thiệt hại hàng trăm sở chỉ huy các cấp.
- Phá hủy, phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại.
- Phá hủy 1600 khẩu pháo
- Phá hủy 30 giàn tên lửa
- Phá hủy 9000 xe quân sự
- Phá hủy 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu
- Đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng chiến đấu.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, bộ đội đặc công đã đánh đồng loạt vào những mục tiêu hiểm yếu, quan trọng của địch ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam, góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại ‎chí xâm lược của Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định của chiến tranh. (Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, lực lượng biệt động Sài Gòn bị tổn thất khá nặng nề : Thứ nhất, là mất gần hết lực lượng “gạo cội”, vốn là các cán bộ có trình độ am hiểu chiến trường và có bản lĩnh chiến đấu. Số chiến sỹ hy sinh, bị bắt ở các mũi tiến công khá lớn. Tổn thất thứ 2 là các cơ sở trung kiên nằm tại chỗ, mà nhiều năm trước ta đã chắt chiu xây dựng đã bị bể hàng loạt).
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, bộ đội đặc công biệt động đánh chiếm, giữ vững nhiều cầu và căn cứ quan trọng, bảo đảm cho các binh đoàn chủ lực tiến công thần tốc, giành thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn.

Là Đơn vị Anh hùng LLVTND
Ngày thành lập (Ngày truyền thống binh chủng : 19-03-1967
Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập :
- 9 tiểu đoàn đặc công
- Trường bổ túc cán bộ
- 3 cơ quan.
Tư lệnh qua các thời kỳ :
- Nguyễn Chí Điềm (1967-1976)
- Nguyễn Chi (1980-1982)
- Nguyễn Anh Đệ (1983-1985)
- Nguyễn Tư Cường (1985-1992)
- Nguyễn Mai Năng (1993-1996)
- Trần Thanh Phương (Từ 1997…)
Truyền thống : “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn".


Được sửa bởi Admin ngày Thu Aug 05, 2010 2:39 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 291
Join date : 23/06/2010

Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 3:02 pm

Binh chủng Công binh

Binh chủng Công binh là một binh chủng kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến.

Lịch sử: Binh chủng Công binh hình thành tháng 9 năm 1945 từ các tổ, đội phá hoại đường sá, ngăn chặn bước tiến của quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Ngày truyền thống của Binh chủng Công binh là ngày 25 tháng 3 năm 1946, ngày Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34-SL về việc thành lập Công chính Giao thông Cục thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đến ngày 2 tháng 12 năm 1946, Công chính Giao thông Cục đổi tên thành Giao thông Công binh Cục và ngày 5 tháng 2 năm 1949 mang tên mới là Cục Công binh. Ngày 1 tháng 1 năm 1951, thành lập Trung đoàn Công binh 151 trên cơ sở Cục Công binh và một số đơn vị công binh trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 17 tháng 8 năm 1951, thành lập Phòng Công binh Bộ Tổng Tham mưu, đến ngày 3 tháng 11 năm 1955 phát triển thành Cục Công binh (tái lập). Năm 1952 được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ "Mở đường thắng lợi". Bộ Tư lệnh Công binh được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1965 theo Quyết định 102/QP của Bộ Quốc phòng. Binh chủng đã được Nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân" năm 1976. Trụ sở Bộ tư lệnh: Phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Các Cơ quan và Đơn vị Bộ tham mưu và các cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật Công ty xây dựng Lũng Lô Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom mìn (BOMICEN). Thành lập tháng 9 năm 1996. Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2005).Trường Sĩ quan Công binh, đóng ở Bình Dương. Ngày truyền thống: 26 tháng 12.

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ

1946: Nguyễn Văn Tính, Cục trưởng đầu tiên của Công chính Giao thông Cục.
1947-1951: Lê Khắc, Cục trưởng Giao thông Công binh Cục và sau là Cục Công binh
1955-1965: Phạm Hoàng, Cục phó rồi Cục trưởng Cục Công binh
1965-1970: Phạm Hoàng, Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Công binh, đại tá (1973): Nguyễn Hữu Yên, Thiếu tướng
Về Đầu Trang Go down
https://kynhanvodanh007pro.forumvi.com
Sponsored content





Các Quân_Binh Chủng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Quân_Binh Chủng   Các Quân_Binh Chủng I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Các Quân_Binh Chủng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Friend_Forever_9X :: Tin Tức ::  -
Chuyển đến